Nước Mỹ, miền đất đậu xe miễn phí

26 6 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Nước Mỹ, miền đất đậu xe miễn phí

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

America, Land of the Free Parking

 

Nước Mỹ, miền đất đậu xe miễn phí

 

 


 

“Paved Paradise,” by Henry Grabar, examines the country’s obsession with parking, from its effects on urban sprawl to the violence it sometimes provokes.

 

Cuốn “Paved Paradise” (“Thiên đường bến đỗ”) của Henry Grabar phân tích nỗi ám ảnh của cả nước về chỗ đậu xe, từ tác động của nó đối với những đô thị vươn ra ngổn ngang cho đến nạn bạo lực mà thỉnh thoảng nó vẫn khơi ngòi.

 

 

 

You have undoubtedly heard of “road rage” — the kind of impetuous fury that erupts when motorists are stuck in traffic or on the move.

 

Hẳn là bạn đã nghe về “cơn cuồng nộ trên đường” – một kiểu giận dữ bốc đồng bột phát khi người lái xe bị kẹt đường hoặc đang di chuyển trên đường.

 

 

 

But even when the driving ends, parking is no picnic either.

 

Nhưng thậm chí khi đã lái được đến nơi thì việc đậu xe cũng thiên nan vạn nan.

 

 

 

Henry Grabar opens “Paved Paradise,” his wry and revelatory new book about parking (a combination of words I never thought I would write), with a scrum that started when two cars vied for a scarce curbside spot in Queens and ended when a white Audi crashed through a bakery’s plate-glass window.

 

Henry Grabar mở đầu “Paved Paradise” – cuốn sách mới đầy tính châm biếm và khải huyền của ông về bãi đậu xe (sự kết hợp những từ mà tôi chưa từng nghĩ mình sẽ viết) – bằng cuộc ẩu đả nổ ra khi hai chiếc ô tô tranh nhau một chỗ đỗ khan hiếm bên lề góc đường khu Queens và chấm dứt khi chiếc ô tô Audi màu trắng đâm xuyên qua cửa sổ kính một tiệm bánh.

 

 

 

Disputes over parking can turn violent; a few dozen times a year, they turn deadly.

 

Tranh chấp chỗ đậu xe có thể trở nên bạo lực; mỗi năm có đến vài chục lần nó biến thành những cuộc tranh chấp chí tử.

 

 

 

“Parking-driven psychosis is a regular feature of American life,” Grabar writes, and it isn’t all that hard to see why.

 

“Chứng rối loạn tâm thần do-đỗ-xe là đặc thù thường thấy trong cuộc sống ở Mỹ,” Grabar viết, và hiểu được nguyên nhân của nó cũng chẳng khó khăn gì.

 

 

 

Anyone who has experienced that highly specific form of anxiety that arises from driving around and around and failing to find a spot has felt the stirrings of “a common parking urge shared by most nonhomicidal drivers” — a lizard-brain fear of being trapped in an endless search and never getting out of the car.

 

Bất kỳ ai từng trải qua kiểu tâm trạng lo lắng rất đặc trưng nảy sinh từ việc lái xe đi lòng vòng và không thể tìm được chỗ đậu đều cảm nhận được sự khích động của “nỗi thôi thúc đậu xe rất phổ biến mà hầu hết những người lái xe phi-sát-nhân vẫn chia sẻ với nhau” – nỗi sợ hãi kiểu chiến-hoặc-chạy khi bị mắc kẹt trong cuộc tìm kiếm không có điểm dừng và không bao giờ ra khỏi xe.

 

 

 

“A parking space is nothing less than the link between driving and life itself.”

 

“Một chỗ đậu xe chẳng là gì khác ngoài mối liên kết giữa việc lái xe và chính bản thân cuộc sống.”

 

 

 

Grabar, who writes for Slate, does this now and again: elegantly stating a simple truth that undergirds the complex knot of social questions at the center of his book.

 

Grabar, người thường viết cho tạp chí Slate, đôi lúc làm thế này: lịch thiệp nêu ra chân lý đơn giản để củng cố nút thắt phức tạp của những vấn đề xã hội ở trung tâm cuốn sách của anh.

 

 

 

The dream of the open road assumes a place to put our cars when we arrive at our destination.

 

Giấc mơ về con đường rộng mở đó giả định rằng có một chỗ cho chúng ta để xe khi chúng ta đi đến nơi về đến chốn.

 

 

 

This is perhaps why so many Americans expect parking to be “convenient, available and free” — in other words, “perfect.”

 

 Có lẽ đây là nguyên nhân khiến rất nhiều người Mỹ kỳ vọng rằng bãi đậu xe phải “thuận tiện, sẵn có và miễn phí” – nói cách khác là “hoàn hảo”.

 

 

 

Grabar empathizes with these desires, which is partly what makes “Paved Paradise” so persuasive.

 

Grabar thấu cảm những mong muốn này, đó là một phần lý do khiến “Paved Paradise” thuyết phục đến thế.

 

 

 

Only somebody who understands the emotional power of these fantasies can gently show us how bizarre such entitlement actually is.

 

Chỉ có người thấu hiểu sức mạnh cảm xúc của những huyễn tưởng này mới có thể từ tốn cho chúng ta thấy trên thực tế cái quyền đó kỳ lạ đến mức nào.

 

 

 

Decades of fixation on parking have transformed our streets and our cities, none of it for the better.

 

Hàng thập kỷ bận tâm đến mức ám ảnh về bãi đậu xe đã khiến những con phố và các thành phố của chúng ta thay hình đổi dạng, chẳng một nơi nào tốt đẹp lên.

 

 

 

Grabar’s argument is straightforward:

 

Luận cứ của Grabar rất dễ hiểu:

 

 

 

The United States is underhoused and overparked.

 

nước Mỹ đang ở tình trạng thiếu nhà ở mà bãi đậu xe thì lại dư thừa.

 

 

 

The economist (and “the country’s foremost parking scholar”) Donald Shoup refers to so-called parking minimums as “dark energy.”

 

Nhà kinh tế học (và là “học giả hàng đầu về bãi đậu xe của quốc gia”) Donald Shoup cho rằng cái được gọi là số lượng chỗ đậu xe tối thiểu chính là “năng lượng tối”.

 

 

 

Rules that require new housing developments to build a minimum number of parking spaces have pushed up construction prices and generated sprawl.

 

Những luật lệ quy định rằng các dự án phát triển nhà ở mới phải xây dựng số chỗ đậu xe tối thiểu đã đẩy giá xây dựng lên cao và gây ra tình trạng lan tràn ngổn ngang.

 

 

 

American cities tried to imitate American suburbs and then regretted it.

 

Các thành phố của Mỹ cố gắng bắt chước các vùng ngoại ô của Mỹ và sau đó phải hối tiếc.

 

 

 

There are now as many as six parking spaces for every car.

 

Hiện giờ có đến sáu chỗ đậu xe cho mỗi chiếc ô tô.

 

 

 

Parking minimums have also offered a convenient proxy for wealthy residents to object to new affordable housing in their neighborhoods.

 

Số lượng chỗ đậu xe tối thiểu cũng là cái cớ tiện lợi để cư dân giàu có phản đối việc xây dựng nhà ở mới giá rẻ trong khu vực họ ở.

 

 

 

Grabar recounts a proposed development in Solana Beach, Calif., that eventually mutated to the point where a 10-unit project was required to have a whopping 53-space underground garage — and so the housing never got built.

 

Grabar thuật lại một dự án phát triển được đề xuất ở Solana Beach, tiểu bang California, cuối cùng biến tấu đến mức một dự án có 10 căn hộ bị yêu cầu phải có một ga-ra để xe khổng lồ 53 chỗ dưới tầng hầm –  và vì vậy dự án nhà ở này không bao giờ được xây dựng.

 

 

 

“Badmouthing the poor was a little unseemly,” Grabar writes, “but complaining about parking was morally unimpeachable.”

 

Grabar viết: “Nói xấu người nghèo là việc hơi khiếm nhã, nhưng phàn nàn về chỗ đậu xe là việc không thể bắt bẻ được về mặt đạo đức.”

 

 

 

About 100 miles north of Solana Beach, Los Angeles had achieved the dubious distinction of being “a metropolis of more than 10 million people where it was possible to park, mostly for free, at nearly every single residence, office and business.”

 

Khoảng 100 dặm về phía bắc Solana Beach, Los Angeles đã đạt được sự khác biệt đáng ngờ là “thủ phủ với hơn 10 triệu dân, nơi có thể đậu xe, tại hầu hết mọi tòa nhà ở, văn phòng và doanh nghiệp, hầu hết là miễn phí”.

 

 

 

It also had a hollowed-out downtown to show for it — until, that is, a 1999 ordinance allowed builders to convert commercial buildings into residential ones without the obligation to provide parking.

 

Lõi trung tâm của thành phố này từng được làm cho trống thoáng để thể hiện sự khác biệt đó – nói đúng ra là cho đến khi sắc lệnh năm 1999 cho phép các nhà xây dựng chuyển đổi tòa nhà thương mại thành nhà ở mà không có nghĩa vụ phải cung cấp bãi đậu xe.

 

 

 

Over the next two decades, the city’s downtown population more than tripled.

 

Trong hai thập kỷ tiếp theo, dân số trong trung tâm thành phố đã tăng lên hơn ba lần.

 

 

 

More than 60 vacant buildings got turned into more than 6,500 apartments.

 

Trên sáu chục tòa nhà bỏ không đã biến thành hơn 6.500 căn hộ.

 

 

 

Grabar encourages us to be appropriately impressed:

 

Grabar khuyến khích chúng ta bị choáng ngợp một cách thích đáng:

 

 

 

“That was more housing units than downtown Los Angeles had built in the previous three decades combined.”

 

“Số đơn vị nhà ở này nhiều hơn con số mà trung tâm thành phố Los Angeles đã xây dựng trong ba thập kỷ trước gộp lại.”

 

 

 

I can already hear the chorus of skeptics who live in places like New York City.

 

Tôi đã nghe thấy những người hoài nghi sống ở những nơi như Thành phố New York đang đồng thanh cất tiếng.

 

 

 

“Overparking” might be a reality in places with suburban sprawl, but what about dense environments where curbside parking is the norm, and people have to contend with crowded streets and a maze of parking regulations?

 

“Dư thừa chỗ đậu xe” có thể là thực tế ở những nơi có diện tích ngoại ô vươn dài trải rộng, thế nhưng môi trường đông đúc mà đậu xe bên lề đường là tiêu chuẩn và người dân phải đối mặt với những con phố chật ních và những quy định đậu xe loằng ngoằng như một mê cung thì sao?

 

 

 

Grabar suggests that one of the problems of a city like New York is that the price of parking has it exactly backward:

 

Grabar chỉ ra rằng một trong những vấn đề của một thành phố như New York là giá đậu xe được cho là hoàn toàn lạc hậu:

 

 

 

Garage parking is expensive, whereas curbside parking is cheap, or even free.

 

Đậu xe trong ga-ra đắt đỏ, trong khi đó đậu xe ở lề đường lại rẻ, hoặc thậm chí miễn phí.

 

 

 

So a motorist is encouraged to drive around from errand to errand, cruising for spots and burning fuel, instead of leaving the car in a garage and spending the rest of the day traveling by bus, bike or foot.

 

Vì vậy, người lái xe được khuyến khích chạy xe lòng vòng, dạo quanh tìm điểm đậu xe và đốt nhiên liệu, thay vì để xe trong ga-ra và dành thời gian còn lại trong ngày để di chuyển bằng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ.

 

 

 

Not to mention that most New York City households don’t own cars, and those that do don’t typically use them to commute.

 

Chưa tính đến một thực tế là hầu hết hộ gia đình ở Thành phố New York không có ô tô, và những hộ gia đình có ô tô không thường xuyên sử dụng chúng để đi lại.

 

 

 

As Grabar puts it, “Curb parking in New York was, in reality, long-term car storage.”

 

Như Grabar viết: “Bãi đậu xe lề đường ở New York trên thực tế là kho lưu xe ô tô dài hạn.”

 

 

 

Long-term car storage:

 

Kho lưu xe ô tô dài hạn:

 

 

 

It’s a phrase that might enrage some drivers, but once you stop to think about it, there is something decidedly peculiar about the special dispensation we give to curbside parking, as if car-lined streets are an irrevocable part of the natural order.

 

Đây là cụm từ có thể khiến một số lái xe nổi giận, nhưng một khi ta dừng lại để nghĩ về nó, có điều gì đó rõ là kỳ cục về đặc ân mà chúng ta dành cho việc đậu xe bên lề đường, như thể những con phố có xe ô tô đậu thành hàng là một phần bất di bất dịch trong trật tự tự nhiên.

 

 

 

We have created a landscape where people have less claim to the streets than cars do. “This was some of the most expensive land in the world,” Grabar writes.

 

Chúng ta đã tạo ra khung cảnh nơi người dân có quyền sử dụng đường phố ít hơn so với ô tô. “Đây là một trong những vùng đất đắt giá nhất thế giới,“ Grabar viết.

 

 

 

“And you could have it for free, provided you used it for just one thing: parking.”

 

“Và bạn có thể có đất ấy miễn phí, miễn là bạn sử dụng nó cho một việc duy nhất: đậu xe.”

 

 

 

Of course, revolutionizing our parking regime will require more than just some well-placed meters and different regulations.

 

Dĩ nhiên, cách mạng hóa cách đậu xe của chúng ta sẽ đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là một số thiết bị thu phí đậu xe được đặt đúng chỗ và các quy định khác nhau.

 

 

 

Public transit will have to get better; it’s infinitely harder to get people to stop driving if the alternative is to wait for an unpredictable train that never seems to come.

 

Giao thông công cộng sẽ phải được cải thiện; sẽ khó khăn hơn rất nhiều để thuyết phục mọi người đừng tự lái xe nếu giải pháp thay thế là đợi một chuyến tàu không thể dự báo giờ mà dường như sẽ chẳng bao giờ đến.

 

 

 

There is also the issue of accessibility, though as one parking reformer argues, people with disabilities “are less likely to drive but more likely to have trouble finding housing.”

 

Ngoài ra còn có vấn đề về khả năng tiếp cận, mặc dù một nhà cải cách bãi đậu xe lập luận rằng những người khuyết tật “ít có khả năng lái xe hơn song lại có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn trong việc tìm nhà ở”.

 

 

 

And Grabar allows that class has become an inextricable and increasingly intractable factor when it comes to parking reform.

 

Và Grabar thừa nhận rằng vấn đề đó đã trở thành yếu tố khó giải quyết và ngày càng khó hơn khi nói đến cải cách bãi đậu xe.

 

 

 

Widening income inequality and escalating real estate prices have pushed working-class families out of city centers and toward the suburbs, where owning a car is less a privilege than a necessity.

 

Bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn và giá bất động sản leo thang đẩy các gia đình thuộc tầng lớp lao động ra khỏi trung tâm thành phố và hướng tới các vùng ngoại ô nơi sở hữu một chiếc ô tô là một đặc quyền thì ít mà là sự cần thiết thì nhiều.

 

 

 

In these contexts, access to free parking can take on “a kind of egalitarian force.”

 

Trong những bối cảnh này, quyền tiếp cận bãi đậu xe miễn phí có thể mang dáng dấp “một kiểu lực lượng bình đẳng”.

 

 

 

One of the book’s strangest (and most fascinating) chapters describes what happened in Chicago after 2009, when the city leased 36,000 parking meters to a group of investors led by Morgan Stanley.

 

Một trong những chương kỳ lạ nhất (và hấp dẫn nhất) của cuốn sách miêu tả những gì xảy ra ở Chicago sau năm 2009, khi thành phố này cho một nhóm các nhà đầu tư đứng đầu là Morgan Stanley thuê 36.000 thiết bị thu phí đậu xe.

 

 

 

What was supposed to be a boon to a town desperate for cash turned out to be a bit of a bum deal, as the investors hiked the meter rates and then invoiced the city for lost revenue whenever a metered road was closed for a parade or a street fair.

 

Cái được cho là một mối lợi đối với một thành phố đang khát tiền mặt té ra lại là một thương vụ có vẻ xôi hỏng bỏng không, khi các nhà đầu tư tăng mức phí trên thiết bị thu và rồi sau đó gửi hóa đơn đòi thành phố khoản doanh thu bị thiệt mỗi khi một con đường lắp thiết bị thu phí bị cấm vì một cuộc diễu hành hoặc một hội chợ đường phố.

 

 

 

Chicago officials had been game to sell because the meter rates had been kept so low that they were hardly generating any money — realizing too late that the city should have raised prices and kept the money for public use.

 

Giới chức Chicago đã sẵn lòng bán vì mức phí trên thiết bị đã bị giữ ở mức thấp đến mức chúng hầu như không mang lại chút tiền bạc nào – họ nhận ra quá muộn rằng thành phố nên tăng giá và giữ tiền cho mục đích công cộng.

 

 

 

“The meter saga,” Grabar writes, “showed how little anyone — politicians, drivers, the press — had seriously considered the price of parking.”

 

“Câu chuyện về thiết bị thu phí này,” Grabar viết, “cho thấy bất kỳ ai –  các chính trị gia, người lái xe, báo chí – đã thiếu nghiêm túc đến thế nào khi cân nhắc mức phí đậu xe".

 

 

 

Or, in the immortal words of Joni Mitchell’s “Big Yellow Taxi” (a song that has already given this book its perfect title):

 

Hoặc, theo ca từ bất hủ trong bài hát “Big Yellow Taxi” của Joni Mitchell (một bài hát đã cho cuốn sách này tựa đề hoàn hảo):

 

 

 

“Don’t it always seem to go/That you don’t know what you’ve got ’til it’s gone?”

 

(“Phải chăng điều đó dường như lúc nào cũng là như vậy/Rằng bạn không biết mình đã có được gì cho đến khi nó mất đi?")


PAVED PARADISE: How Parking Explains the World | By Henry Grabar | Illustrated | 346 pp. | Penguin Press | $30

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: