Tử cung thật diệu kỳ và cũng thật bí ẩn

25 6 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Tử cung thật diệu kỳ và cũng thật bí ẩn

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Womb Is a Miracle, and a Mystery

 

Tử cung thật diệu kỳ và cũng thật bí ẩn

 

 


 

The uterus has been a site of medical, and moral, scrutiny for centuries.

 

Tử cung nhiều thế kỷ nay vẫn là nơi bị săm soi kĩ lưỡng về mặt y học, và cả đạo đức nữa.

 

 

 

In her new book, “Womb,” the midwife Leah Hazard explains what we know about the uterus — and how much we’ve yet to discover.

 

Trong cuốn sách mới có tên “Womb” (“Tử cung”) của mình, nữ hộ sinh Leah Hazard giải nghĩa những gì chúng ta biết về tử cung – và biết bao điều chúng ta còn chưa khám phá ra.

 

 

 

There are endless ways to consider the womb.

 

Có vô vàn cách thức để xem xét tử cung.

 

 

 

From one angle, it is a collection of muscle fibers and connective tissue, just another organ pulsing away in the abdomen.

 

Từ một góc độ, đó là tập hợp các sợi cơ và mô liên kết, hay chỉ là cơ quan khác co bóp nhịp nhàng trong bụng.

 

 

 

From another, it is a locus of myth and mystery, a site of alchemical transformation from which all humanity springs.

 

Từ một góc độ khác, đó là chốn huyền thoại và bí ẩn, nơi diễn ra quá trình biến đổi giả kim thuật mà toàn nhân loại khởi sinh từ đó.

 

 

 

At various points in history, the uterus has been considered all-powerful and blamed for all manner of mental illnesses and undesirable personality traits, but it has also been viewed as fragile and mercurial, prone to go haywire without outside assistance.

 

Trong lịch sử có nhiều thời điểm tử cung được coi là toàn năng và phải chịu trách nhiệm về mọi loại bệnh tâm thần và những đặc điểm tính cách không mong muốn, nhưng nó cũng được coi là mong manh và hay thay đổi, dễ bị trục trặc khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

 

 

 

It is a place where normative standards of gender meet an intricate interplay of hormones, microbiota and cell communication.

 

Đó là nơi các tiêu chuẩn quy phạm về giới tính đáp ứng được sự tương tác phức hợp của hormone, hệ vi sinh vật và sự giao tiếp của tế bào.

 

 

 

It’s where millenniums of male-dominated medical and moral scrutiny collide.

 

Đó là nơi sự giám sát y học và đạo đức do nam giới thống trị dài kéo dài hàng thiên niên kỷ xảy ra xung đột.

 

 

 

It’s a lot to bear for an organ the size of a fist.

 

Đối với một cơ quan có kích thước chỉ bằng nắm tay thì điều đó quả là quá sức.

 

 

 

In “Womb: The Inside Story of Where We All Began,” the midwife Leah Hazard conducts a searching and compassionate investigation into “the most miraculous and misunderstood organ in the human body.”

 

Trong cuốn “Womb: The Inside Story of Where We All Began” (“Tử cung: Câu chuyện bên trong về nơi khởi sinh của tất cả chúng ta”, nữ hộ sinh Leah Hazard tiến hành cuộc điều tra xuyên suốt và nhân văn về “cơ quan kỳ diệu nhất và dễ bị hiểu lầm nhất trong cơ thể con người”.

 

 

 

She probes medical history, questions research scientists, interviews everyday people and even steams her own vagina with an herbal concoction procured through the internet, all in the hopes of getting somewhere close to the truth of the uterus.

 

 Chị khảo sát lịch sử y học, đặt câu hỏi cho các nhà khoa học nghiên cứu, phỏng vấn dân thường và thậm chí xông hơi âm đạo của chính mình bằng loại thảo dược pha chế mua trên mạng, chị làm tất cả những việc này với hy vọng tiến đến gần hơn sự thật về tử cung.

 

 

 

The resulting book tracks two equally fascinating trajectories: the development of modern medical practices related to reproductive health and the changing functions of the uterus in the course of a human life.

 

Cuốn sách là kết quả của công cuộc nói trên truy lần dấu vết hai quỹ đạo hấp dẫn chẳng kém gì nhau: sự phát triển của việc hành nghề y hiện đại liên quan đến sức khỏe sinh sản và sự thay đổi chức năng của tử cung trong suốt quá trình sống của con người.

 

 

 

Each chapter explores a different phase or purpose of the womb, from the “uterus at rest” during infancy to its evolution in menopause, during which, Hazard believes, “the organ’s final silence can also be a woman’s clarion call to joy.”

 

Mỗi chương khám phá một giai đoạn hoặc mục đích khác nhau của tử cung, từ giai đoạn “tử cung nghỉ ngơi” trong thời kỳ sơ sinh cho đến sự tiến hóa của nó khi mãn kinh, mà Hazard tin rằng trong giai đoạn đó “sự yên lặng cuối cùng của cơ quan này cũng có thể là tiếng kèn hiệu vui mừng của người phụ nữ”.

 

 

 

All but the most learned medical historians will be astonished by what Hazard reveals, both in the scope of what the womb can do and in the work it has taken, over several centuries, to produce our still-evolving body of knowledge about the organ.

 

Ngoại trừ những nhà sử học y học uyên nguyên nhất, tất thảy chúng ta sẽ kinh ngạc trước những gì Hazard khám phá ra, trong phạm vi những gì tử cung có thể làm cũng như trong công việc mà nó đã thực hiện qua nhiều thế kỷ để tạo ra khối kiến thức vẫn không ngừng tiến triển của chúng ta về cơ quan này.

 

 

 

“Womb” ushers readers through a jam-packed timeline of uterine medicine, from the not-too-distant past, when women subjected themselves to the questionable treatments of people like the corn-flake magnate and “violently misogynistic quack” John Kellogg, to the present day, where the psychological effects of hormonal contraception are debated.

 

“Womb” dẫn độc giả xuyên qua dòng thời gian đầy ắp của y học về tử cung, từ quá khứ chưa xa xưa lắm khi người phụ nữ phải chịu những sự đối xử đáng ngờ của những người như ông vua corn flake  đồng thời là tay “lang băm kịch liệt căm ghét phụ nữ” John Kellogg, cho đến ngày nay khi các tác động tâm lý của biện pháp tránh thai bằng hormon vẫn đang được bàn cãi.

 

 

 

In every era, developments in women’s medical care have been colored by sexist notions about womanhood itself.

 

Ở mọi thời đại, những phát triển trong ngành chăm sóc y tế cho phụ nữ đều bị bóp méo bởi những quan niệm phân biệt giới tính về chính nữ giới.

 

 

 

In ancient Greece, for instance, Hippocrates believed women needed sex with men to keep their bodily systems in good working order; today, social media influencers tell new parents to stuff their postpartum bellies into girdles.

 

Chẳng hạn như ở Hy Lạp cổ đại, Hippocrates cho rằng phụ nữ cần quan hệ tình dục với đàn ông để giữ cho các hệ thống trong cơ thể của họ hoạt động tốt; ngày nay, những kẻ có ảnh hưởng trên mạng xã hội khuyên những người mới làm mẹ nên nhồi cái bụng sau sinh của họ vào những chiếc nịt bụng.

 

 

 

In a speculative riff on the future of the womb, Hazard talks to a biolaw professor who imagines a world in which fetuses could be gestated outside the body in mechanical “biobags.”

 

Trong một tiết đoạn tự biện về tương lai của tử cung, Hazard trò chuyện với một giáo sư luật sinh học, người đã tưởng tượng ra một thế giới trong đó bào thai có thể được mang thai trong các “túi sinh học” chạy bằng máy bên ngoài cơ thể.

 

 

 

“Artificial wombs — measurable, controllable — may be deemed vastly preferable to the flawed, unpredictable and morally ambiguous bodies and behaviors of flesh-and-blood women,” Hazard muses in response.

 

“Tử cung nhân tạo – cái có thể đo lường được, có thể kiểm soát được – có thể được coi là thích hợp hơn rất nhiều so với cơ thể và hành vi không hoàn hảo, không thể đoán định và mơ hồ về mặt đạo đức của người phụ nữ bằng xương bằng thịt,” Hazard đáp lại với vẻ suy tư.

 

 

 

Though Hazard writes with the authority of a health care provider, her tone is the opposite of clinical.

 

Dẫu rằng Hazard viết với sự tự tin về chuyên môn của một người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giọng văn của chị đi ngược lại với lâm sàng.

 

 

 

An impassioned advocate, she spits anger at doctors who tell fertility patients they have “hostile uteri” — one of many vague terms, dripping with blame, used to describe faults of the female reproductive system — and mourns for women who have suffered debilitating pain for years before being diagnosed with endometriosis.

 

Là người ủng hộ nhiệt thành, chị giận sôi lên với những vị bác sĩ nói với bệnh nhân hiếm muộn rằng họ có “tử cung thù địch” – một trong nhiều thuật ngữ mơ hồ, đượm vẻ đổ lỗi, được dùng để mô tả những khiếm khuyết trong hệ thống sinh sản của nữ giới – và tiếc thương cho những người phụ nữ đã phải chịu đựng nỗi đau đến suy nhược nhiều năm trước khi được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

 

 

 

Hazard’s admiration for the human body comes through in her vivid descriptions throughout “Womb,” detailing menstrual effluent as “scarlet-letter red” and “winterleaf brown,” for instance, or characterizing a sutured post-Cesarean uterus as “neatly crimped and closed as a big, pink pastry.”

 

Hazard ca ngợi cơ thể con người thông qua những mô tả sinh động của chị xuyên suốt cuốn “Womb”, chẳng hạn như mô tả chi tiết kinh nguyệt có “màu đỏ tươi” và “màu nâu của lá mùa đông”, hoặc mô tả đặc điểm của tử cung sau khi sinh mổ được khâu lại là “được gấp mép và đóng lại gọn gàng như chiếc bánh ngọt lớn màu hồng”.

 

 

 

(Weeks after reading the book, I still haven’t been able to purge this uterus-as-empanada image from my head.)

 

(Sau khi đọc cuốn sách này nhiều tuần lễ, tôi vẫn chưa thể gạt bỏ hình ảnh cái tử cung như giống như chiếc bánh ngọt empanada này ra khỏi đầu mình.)

 

 

 

While Hazard is troubled by the trend toward highly regimented and medicated birth practices that seek to make childbirth quick and orderly, she has an almost religious reverence for what Western medical interventions can accomplish.

 

Trong khi Hazard băn khoăn lo lắng với trào lưu hướng tới các phương pháp sinh con có dùng thuốc giục sinh và được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm tìm cách giúp việc sinh nở diễn ra nhanh chóng và gọn gàng, chị lại có một sự tôn kính gần như tín ngưỡng đối với những gì mà sự can thiệp Tây y có thể đạt được.

 

 

 

When, as a student midwife, Hazard watched a mentor induce a pregnant patient into labor with synthetic oxytocin, she felt that she was witnessing “a special, secret kind of sorcery,” she recalls.

 

Khi còn là sinh viên ngành hộ sinh, Hazard quan sát một người thầy kích thích bệnh nhân đang mang thai chuyển dạ bằng oxytocin tổng hợp, chị cảm thấy như đang chứng kiến “một loại bí thuật đặc biệt,” chị kể lại.

 

 

 

“I will still wonder, in the years to come, if this is magic or madness.”

 

“Những năm sau này tôi vẫn sẽ tự hỏi liệu đây là phép màu hay sự điên rồ.”

 

 

 

Likewise, Hazard presents current research into the womb with an air of optimism and unlimited possibility, tempered only by the knowledge that such research has been severely underfunded.

 

Cũng với tinh thần đó, Hazard trình bày nghiên cứu hiện tại về tử cung với thái độ lạc quan và khả năng không giới hạn, chỉ bị kiềm chế bởi biết rằng nghiên cứu đó thiếu hụt nguồn tài trợ trầm trọng.

 

 

 

Even as each chapter details how the Western medical establishment has long disregarded women’s pain and devalued their desires, “Womb” brims with hope that there may be a better treatment just around the corner for every womb-related ailment.

 

Trong khi mỗi chương nêu chi tiết về việc cơ sở y tế phương Tây lâu nay vẫn coi thường nỗi đau của phụ nữ và khinh rẻ ham muốn của họ ra sao, thì đồng thời cuốn sách này vẫn tràn đầy hy vọng có thể sắp ra đời phương pháp điều trị tốt hơn cho mọi căn bệnh liên quan đến tử cung.

 

 

 

Hazard’s bullishness on the future of reproductive medicine can lead her to some dubious places.

 

Sự lạc quan của Hazard về tương lai của y học sinh sản có thể đưa chị đến những chỗ đáng ngờ.

 

 

 

In one rather credulous chapter, Hazard marvels at the potential of period tech such as “smart tampons” embedded with biological sensors as a way to help people detect early signs of reproductive disorders, a prospect so far off that it may never actually improve the lives of everyday women.

 

Trong một chương khá bồng bột, Hazard tỏ ra kinh ngạc về tiềm năng của công nghệ liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như “tampon thông minh” được gắn những cảm biến sinh học như một cách giúp mọi người phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn sinh sản, một viễn cảnh xa vời đến đỗi có lẽ nó chẳng bao giờ thực sự cải thiện cuộc sống của những người phụ nữ bình thường.

 

 

 

But “Womb” is realistic about the nonlinear path to scientific progress.

 

Song “Womb” thể hiện ý tưởng thực tế về con đường phi tuyến tính dẫn đến tiến bộ khoa học.

 

 

 

With its colorful stories about the doctors and researchers whose work makes up what we know — or think we know — about the uterus, the book drives home an often-overlooked truth about science: that it is the product of human labor.

 

Với những câu chuyện sinh động về các bác sĩ và nhà nghiên cứu mà công trình của họ đã tạo ra những gì chúng ta hiểu biết – hoặc tưởng rằng chúng ta hiểu biết – về tử cung, cuốn sách nhấn mạnh vào sự thật thường bị phớt lờ về khoa học: rằng khoa học là sản phẩm lao động của con người.

 

 

 

Its foundational texts have been written by fallible and biased people, interpreted through the lens of existing social narratives, and applied in ways that map onto culturally specific preferences and aversions.

 

Những văn bản nền tảng của nó được viết bởi những người có thể mắc sai lầm và sẵn thành kiến, được diễn giải qua lăng kính của những câu chuyện xã hội hiện tồn, và được ứng dụng vào những cách thức minh họa cho sự kết nối giữa các sở thích và ác cảm cụ thể về mặt văn hóa.

 

 

 

Whatever information we have about the uterus was not handed down from on high, but rather gleaned through the combined efforts of profit-motivated pharmaceutical executives, midwives experimenting with fungus and herbs, women who offered their bodies to scientific study, 19th-century male medics who were, Hazard says, “seeking to promote their own careers,” and others.

 

Bất kỳ thông tin nào chúng ta có về tử cung đều không được truyền từ cấp cao xuống, mà được thu thập thông qua những nỗ lực kết hợp của các giám đốc công ty dược phẩm vì động cơ lợi nhuận, các nữ hộ sinh thử nghiệm với nấm và thảo mộc, những phụ nữ hiến cơ thể của mình cho nghiên cứu khoa học, những nam y sinh ở thế kỷ 19 mà theo lời Hazard là những người đang “tìm cách thăng tiến sự nghiệp của chính họ”, và những người khác nữa.

 

 

 

Often, their hypotheses were later proved wrong, their remedies debunked, their groundbreaking discoveries neglected.

 

Điều thường thấy là các giả thuyết của họ về sau đã được chứng minh là sai, các phương pháp chữa bệnh của họ bị hạ bệ, những khám phá mang tính đột phá của họ bị lãng quên.

 

 

 

Such is the nature of the work.

 

Bản chất việc này là thế đó.

 

 

 

Occasionally, in her enthusiasm for the means of human reproduction, Hazard anthropomorphizes it, likening a newly fertilized egg to “a trapeze artist,” describing placental cells “whispering to each other, sending secret signals,” and deeming the uterus deserving of “a moment of deep rest, and permission to take up as much space as it needs.”

 

Thỉnh thoảng, trong cơn nhiệt huyết với phương tiện sinh sản đó của con người, Hazard đã nhân cách hóa nó: chị ví một trứng mới được thụ tinh với “nghệ sĩ nhào lộn”, mô tả các tế bào nhau thai “thì thầm với nhau, gửi đi những tín hiệu bí mật”, và coi tử cung xứng đáng với “khoảnh khắc nghỉ ngơi sâu lắng và được phép chiếm tối đa không gian nó cần”.

 

 

 

If misogynistic theories of the womb’s shortcomings have historically clouded our view of how the female body works — see: the concept of “hysteria” — festooning familiar biological processes with sentimentality risks swinging the pendulum too far in the opposite direction, imbuing the uterus with near-mystical properties.

 

Dẫu các lý thuyết của những kẻ ghét phụ nữ về những khiếm khuyết của tử cung trong quá khứ đã che mờ quan điểm của chúng ta về cách thức hoạt động của cơ thể phụ nữ – hãy xem: khái niệm về “chứng cuồng loạn” – chúng tô điểm những quá trình sinh học quen thuộc bằng những nguy cơ cảm xúc làm ta quay hẳn sang thái cực kia, khiến tử cung nhuốm đầy những tính chất gần như thần bí.

 

 

 

When the womb is made to straddle the line between biology and theology, its life-giving capacity is easily exploited by political actors who use religion to justify assaults on women’s rights.

 

Khi tử cung được tạo ra để đứng chân trong chân ngoài ranh giới giữa sinh học và thần học, thì khả năng mang đến sự sống của nó dễ dàng bị những kẻ làm chính trị lợi dụng tôn giáo để biện minh cho những cuộc tấn công vào quyền của phụ nữ.

 

 

 

Indeed, the question of what to make of the womb feels particularly fraught in this post-Roe moment of mounting restrictions on reproductive health care.

 

Quả thực, câu hỏi phải làm gì để thấu hiểu tử cung cho cảm giác đặc biệt căng thẳng trong thời điểm hậu-Roe  với những hạn chế ngày càng tăng đối với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 

 

 

Hazard devotes just a few pages toward the end of the book to such regulations, but it is impossible to read the preceding chapters, crammed as they are with accounts of how this staggeringly complex organ can function and malfunction, without thinking of the hubris it takes to legislate against the womb.

 

Hazard chỉ dành một vài trang gần cuối cuốn sách cho các quy định như vậy, nhưng không thể đọc các chương trước đó – đầy ắp những câu chuyện về cái cách cơ quan phức tạp đến kinh ngạc này có thể hoạt động và trục trặc ra sao –  mà lại không nghĩ đến phải có sự sự ngạo mạn đến mức nào để xây dựng luật pháp chống lại tử cung.

 

 

 

Even with the best health care modern medicine can provide, the uterus can cause immense pain, injury and death.

 

Thậm chí là với sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà nền y học hiện đại có thể mang lại, tử cung vẫn có thể gây ra nỗi đau đớn tột cùng, tổn thương và tử vong.

 

 

 

When that care is impeded by anti-abortion laws, the dangers multiply.

 

Khi sự chăm sóc đó bị cản trở bởi luật chống phá thai, những nguy cơ sẽ nhân lên gấp bội.

 

 

 

For all the meaning we project onto the womb and all the wonders that transpire within its depths, it is still just a collection of muscle fibers and connective tissue pulsing away beside its abdominal neighbors, no matter the laws and preoccupations that surround it.

 

Bất chấp tất cả mọi ý nghĩa mà chúng ta quy cho tử cung và tất cả những điều kỳ diệu diễn ra thẳm sâu bên trong nó, nó vẫn chỉ là tập hợp các sợi cơ và mô liên kết co bóp nhịp nhàng bên cạnh những cơ quan láng giềng trong bụng, bất kể các luật lệ và những mối bận tâm bao quanh nó.

 

WOMB: The Inside Story of Where We All Began | By Leah Hazard | 316 pp. | Ecco | $29.99

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: