Vụ giết người-tự sát của một gia đình và hệ thống chăm sóc con nuôi lâm khủng hoảng

10 4 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Vụ giết người-tự sát của một gia đình và hệ thống chăm sóc con nuôi lâm khủng hoảng

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

A Family’s Murder-Suicide and a Foster Care System in Crisis

 

Vụ giết người-tự sát của một gia đình và hệ thống chăm sóc con nuôi lâm khủng hoảng

 

 


 

In “We Were Once a Family,” Roxanna Asgarian investigates the case of a couple who drove off a cliff with their six adopted children in the family’s S.U.V.

 

Trong cuốn sách “We Were Once a Family” (Chúng tôi từng là một gia đình), Roxanna Asgarian điều tra chi tiết vụ một cặp vợ chồng lái xe lao khỏi vách đá cùng sáu đứa con nuôi trong chiếc xe SUV.

 

 

 

Even before all the facts trickled out, the little that was known was already terrible.

 

Thậm chí trước khi tất cả sự thật dần được tiết lộ, chút ít sự thật lộ ra đã quá kinh hoàng.

 

 

 

On March 26, 2018, the wreckage of an S.U.V. was spotted at the bottom of a cliff along the Pacific Coast Highway.

 

Ngày 26/3/2018, xác chiếc xe SUV tan tành được phát hiện dưới đáy vách đá chạy dài theo Đường cao tốc Pacific Coast.

 

 

 

The bodies of two adult women were in the front seats; outside the car were the bodies of three children.

 

Thi thể hai người đàn bà trưởng thành ở ghế trước, bên ngoài xe là thi thể của ba đứa trẻ.

 

 

 

The remains of two more children would eventually be discovered nearby, and another child was presumed dead. (His body was never found.)

 

Thi hài của hai đứa trẻ nữa được phát hiện ngay gần đó và một đứa trẻ khác được cho là đã chết. (Thi thể của cậu bé chưa từng được tìm thấy.)

 

 

 

A family of eight had plunged off a cliff — it had to be an awful accident.

 

Một gia đình gồm tám người đã lao xuống vách đá – hẳn phải là tai nạn rất khủng khiếp.

 

 

 

But there were no skid marks.

 

Song không có vết bánh xe trượt.

 

 

 

The driver had accelerated.

 

Lái xe đã tăng tốc.

 

 

 

Autopsies on the children’s bodies found enormous doses of generic Benadryl.

 

Khám nghiệm tử thi trên thi thể các em phát hiện liều lượng lớn chất tương đương sinh học với biệt dược gốc Benadryl.

 

 

 

It turned out that the women had been investigated for child abuse in three different states.

 

Té ra hai người đàn bà này đã bị điều tra về tội lạm dụng trẻ em ở ba tiểu bang khác nhau.

 

 

 

Investigators concluded that Jennifer and Sarah Hart, a white married couple who had adopted six Black children during the decade before, had committed murder-suicide.

 

Các nhà điều tra kết luận Jennifer và Sarah Hart – cặp vợ chồng đồng tính nữ da trắng nhận nuôi sáu đứa con da đen trong khoảng thời gian một thập kỷ trước – phạm tội giết người đồng thời tự sát.

 

 

 

A flurry of articles ensued, wondering about the women’s histories, their motivations, their states of mind.

 

Một loạt bài báo nổi lên từ sự kiện này, đặt dấu hỏi về tiền sử hai người đàn bà đó, động cơ và tâm trạng của họ.

 

 

 

How could it be that a liberal couple who gushed effusively on social media about love and joy and social justice were in fact “family annihilators”?

 

Thế nào mà một cặp đôi có tư tưởng tự do, những kẻ thổ lộ tràn trề tình yêu, niềm vui và công bằng xã hội trên mạng xã hội, lại là “những kẻ hủy diệt gia đình” trên thực tế?

 

 

 

Seemingly lost in the fixation on the adoptive mothers was a commensurate curiosity about the adopted children: Markis, 19; Hannah, 16; Devonte, 15; Jeremiah, 14; Abigail, 14; and Ciera, 12.(In 2014, a photo of a tearful Devonte hugging a white police officer at a protest had gone viral.)

 

Có vẻ như người ta quá chăm chú vào hai bà mẹ nuôi cũng chẳng khác gì quá tò mò về những đứa con nuôi: Markis 19 tuổi, Hannah 16 tuổi, Devonte 15 tuổi; Jeremiah 14 tuổi, Abigail 14 tuổi, và Ciera 12 tuổi. (Hồi năm 2014, bức ảnh Devonte đầm đìa nước mắt ôm chặt một sĩ quan cảnh sát da trắng tại một cuộc biểu tình đã gây bão mạng.)

 

 

 

So the journalist Roxanna Asgarian set out to learn more about where the children came from for her debut book.

 

Thế nên nhà báo Roxanna Asgarian bắt tay tìm hiểu sâu hơn nguồn gốc những đứa trẻ đó cho cuốn sách đầu tay.

 

 

 

The result is “We Were Once a Family,” a harrowing account of what she discovered, along with a powerful critique of a foster care system “that directed the course of their short lives, a system that remained unaccountable for their deaths.”

 

 Kết quả là sự ra mắt cuốn “We Were Once a Family”, câu chuyện đau lòng về những gì chị khám phá, kèm theo lời chỉ trích mạnh mẽ về một hệ thống chăm sóc con nuôi “định hướng cuộc đời ngắn ngủi của những đứa trẻ này, một hệ thống vẫn không phải chịu trách nhiệm về cái chết của chúng”.

 

 

 

The Harts moved from Minnesota to Oregon to Washington State, but the children were born to two families in Texas, where Asgarian is based.

 

Gia đình nhà Hart chuyển từ tiểu bang Minnesota sang tiểu bang Oregon rồi đến tiểu bang Washington, song những đứa trẻ kia được sinh ra trong hai gia đình ở tiểu bang Texas, nơi Asgarian sinh sống.

 

 

 

She describes a child welfare system that, once triggered, can take on a life of its own.

 

Chị miêu tả một hệ thống phúc lợi trẻ em, một khi được khởi động, có thể tự cường và vượt khỏi tầm kiểm soát.

 

 

 

Before a caseworker sent them to foster care, Devonte, Jeremiah and Ciera had been living with their aunt Priscilla.

 

Trước khi nhân viên dịch vụ xã hội gửi những đứa trẻ đó đến cơ sở chăm sóc con nuôi, Devonte, Jeremiah và Ciera sống với người dì Priscilla.

 

 

 

Their mother had a cocaine problem, and was advised by a lawyer to terminate her parental rights to make it easier for Priscilla to adopt the siblings.

 

Mẹ chúng nghiện cocaine và được luật sư khuyên từ bỏ quyền làm mẹ để Priscilla có thể nhận nuôi mấy anh chị em dễ dàng hơn.

 

 

 

But termination ensnared the family in a bureaucratic trap.

 

Nhưng việc từ bỏ quyền làm mẹ đã đẩy gia đình này vào một bẫy quan liêu.

 

 

 

From then on, Asgarian writes, “the children would be free for adoption not just by Priscilla, but by any interested party.”

 

Kể từ lúc ấy, Asgarian viết, “bọn trẻ sẽ được nhận làm con nuôi tùy thích không chỉ bởi Priscilla mà bởi bất kỳ ai quan tâm”.

 

 

 

Priscilla was still filing petitions to get the children back in her care when the state placed them on the Texas Adoption Resource Exchange.

 

Khi tiểu bang đưa bọn trẻ lên Sàn giao dịch nguồn nhận con nuôi của Texas, Priscilla vẫn đang nộp đơn kiến nghị xin nhận lại chúng để chăm sóc.

 

 

 

Asgarian, who writes about the courts and the law for The Texas Tribune, shows how Texas has distinguished itself in regard to adoptions.

 

Là nhà báo viết về tòa án và luật pháp cho trang tin tức The Texas Tribune, Asgarian cho thấy tiểu bang Texas nổi bật lên như nào trong vấn đề nhận con nuôi.

 

 

 

Not only has it pulled in a disproportionately large share of federal money intended to reward states for finding homes for prospective adoptees; Texas has also had a hand in producing those adoptees, terminating birth parents’ rights “at a rate that far outstripped the rest of the nation.”

 

Không chỉ kéo được phần quá lớn trong số tiền của liên bang dùng để thưởng cho tiểu bang khi tìm được gia đình cho những trẻ sẽ được nhận là con nuôi, Texas còn góp phần tạo ra những đứa con nuôi đó khi chấm dứt quyền của cha mẹ đẻ “nhanh hơn bất kỳ tiểu bang nào”.

 

 

 

At first glance, this might seem to be a matter of simply removing vulnerable children from abusive homes, but Asgarian cites data indicating otherwise:

 

Thoạt nhìn, đây có vẻ đơn giản là vấn đề tách những đứa trẻ dễ bị tổn thương khỏi những gia đình chuyên ngược đãi, song Asgarian viện dẫn dữ liệu cho thấy điều ngược lại:

 

 

 

75 percent of child welfare cases involve not abuse but neglect, which, she says, can “often be caused by or confused with poverty.”

 

75% vụ kiện về phúc lợi trẻ em không liên quan đến lạm dụng mà liên quan đến bỏ bê, tình trạng theo chị là “thường có thể có nguyên nhân là, hoặc bị nhầm lẫn với, tình cảnh nghèo đói”.

 

 

 

(In 2021, the Texas Legislature passed a reform in the state’s family code that made it harder to remove children for neglect alone.)

 

(Năm 2021, Cơ quan lập pháp của Texas thông qua sửa đổi trong bộ luật gia đình của tiểu bang khiến việc tách trẻ em chỉ vì lý do bị bỏ bê trở nên khó khăn hơn.)

 

 

 

In the case of the Harts’ children, their birth families were treated punitively, with extreme suspicion, while the Harts were repeatedly given the benefit of the doubt — even when the children were clearly in danger.

 

Trong trường hợp những đứa trẻ nhà Hart, gia đình ruột thịt của chúng bị đối xử theo kiểu trừng phạt với sự nghi ngờ cực đoan, trong khi cặp đôi nhà Hart nhiều lần được hưởng lợi từ sự nghi ngờ đó – ngay cả khi bọn trẻ đó hiển nhiên đang bị nguy hiểm.

 

 

 

They would show up to school hungry and bruised, going through the trash looking for food.

 

Chúng đến trường với bụng đói và những vết thâm tím trên người, lục lọi thùng rác để kiếm đồ ăn.

 

 

 

Teachers reported six incidents to Minnesota’s social service agency in 2010 and 2011; after Sarah pleaded guilty to misdemeanor domestic violence in 2011, the Harts pulled the children from school and began to home-school them, deepening their isolation.

 

Các giáo viên báo cáo sáu sự cố cho cơ quan dịch vụ xã hội của tiểu bang Minnesota hồi năm 2010 và 2011; sau khi Sarah nhận tội nhẹ về bạo hành gia đình năm 2011, cặp đôi Harts lôi bọn trẻ từ trường học về và bắt đầu dạy chúng tại nhà, khiến chúng ngày càng bị cô lập.

 

 

 

And when caseworkers did show up, the couple would speak confidently about their parenting skills and benevolence.

 

Và khi nhân viên dịch vụ xã hội xuất hiện, cặp đôi này rất tự tin nói về kỹ năng nuôi dạy con trẻ và lòng nhân từ của mình.

 

 

 

The cover of Roxanna Asgarian’s book features the title broken into segments of black type on a white background and white type on a brown background.

 

Trang bìa cuốn sách của Roxanna Asgarian có tựa đề sách được tách thành từng từ với chữ đen trên nền trắng và chữ trắng trên nền nâu.

 

 

 

There is also a blurry rectangular image of half a dozen human faces — presumably the children in the family Asgarian is writing about.

 

Ngoài ra còn có khuôn hình chữ nhật mờ mờ có hình ảnh sáu khuôn mặt người – có lẽ là những đứa trẻ trong gia đình mà Asgarian viết về.

 

 

 

“We Were Once a Family” is a wrenching book.

 

“We Were Once a Family” là cuốn sách đau thương.

 

 

 

It’s disorienting to read the sunny assessments by Child Protective Services, like the one depicting the Harts’ home as a “stable and loving environment,” where the children were “bonding with the adoptive parents” and “continuing to thrive.”

 

Thật hoang mang khi đọc những đánh giá đầy lạc quan của Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em, chẳng hạn như đánh giá miêu tả ngôi nhà của cặp đôi Hart là “môi trường ổn định và đầy yêu thương”, nơi bọn trẻ “gắn bó với cha mẹ nuôi” và “tiếp tục lớn mạnh”.

 

 

 

Jennifer’s preening social-media posts now seem not just delusional but abominable.

 

Những bài đăng tự khen mình trên mạng xã hội của Jennifer giờ đây dường như không chỉ là hoang tưởng mà còn đáng ghê tởm.

 

 

 

“If not us, who?” she wrote in one post.

 

“Nếu không phải chúng tôi thì là ai?” ả viết trong một bài đăng.

 

 

 

“We had boatloads of love, compassion, intelligence, and the natural instincts to navigate these wild and uncharted waters.”

 

 “Chúng tôi có con thuyền chở đầy tình yêu thương, lòng trắc ẩn, trí thông minh và bản năng tự nhiên để vượt qua những vùng biển hoang dã và chưa được thám hiểm này.”

 

 

 

In the days before the murder-suicide, the couple had learned they were being investigated by child welfare officials.

 

Trong những ngày trước vụ giết người-tự sát đó, cặp đôi này biết được họ đang bị giới chức bên phúc lợi trẻ em điều tra.

 

 

 

Perhaps the women’s malignant grandiosity fueled their plan:

 

Có lẽ chứng vĩ cuồng hiểm ác của hai người đàn bà này đã kích hoạt kế hoạch của chúng:

 

 

 

They could not fathom these Black children living without them, their white saviors.

 

chúng không thể chấp nhận được việc bọn trẻ da đen này sống thiếu chúng, những vị cứu tinh da trắng của bọn trẻ.

 

 

 

The story of the Harts is extreme, but Asgarian suggests that it wasn’t entirely unrepresentative.

 

Chuyện về cặp đôi Harts là câu chuyện cực đoan, song Asgarian đưa ra giả thuyết đây chẳng phải hoàn toàn phi điển hình.

 

 

 

After the murder-suicide, nobody notified the children’s birth families; an advocate for foster-care reform tells Asgarian that this basic lack of respect has become routine.

 

Sau khi vụ giết người-tự sát đó xảy ra, không một ai thông báo cho gia đình ruột thịt của bọn trẻ; một người ủng hộ cải cách nhận con nuôi nói với Asgarian rằng sự thiếu quan tâm căn bản này đã trở thành lệ thường.

 

 

 

“We’ve lost key concepts like humanity, dignity,” he says.

 

“Chúng ta đã đánh mất những khái niệm quan trọng như nhân đạo, phẩm giá,” anh nói.

 

 

 

“We’re prioritizing compliance and the needs of bureaucracy.”

 

“Chúng ta đang ưu tiên sự tuân thủ và các nhu cầu của bộ máy quan liêu.”

 

 

 

Instead of “the child welfare system,” the legal scholar and sociologist Dorothy Roberts prefers the term “the family policing system” and has argued for its abolition:

 

Thay vì “hệ thống phúc lợi trẻ em”, học giả pháp lý kiêm nhà xã hội học Dorothy Roberts lại thích thuật ngữ “hệ thống gia đình kiểm soát” hơn và tranh luận nhằm bãi bỏ nó:

 

 

 

“It can’t be fixed at all, is my conclusion.”

 

“Kết luận của tôi là nó không thể sửa chữa được nữa”.

 

 

 

Asgarian spent nearly five years reporting this book, finding people to interview and digging through official records.

 

Asgarian bỏ ra gần năm năm ròng để viết cuốn sách này, tìm người để phỏng vấn và đào xới hồ sơ chính thức.

 

 

 

She confesses there were times when she didn’t adhere to the traditional journalistic boundaries and “developed relationships with the birth families that were much deeper than those I make in the regular course of my journalism work.”

 

Chị thú nhận có những lúc không bám lấy ranh giới báo chí truyền thống và “đã phát triển mối quan hệ với gia đình ruột thịt của bọn trẻ ở mức sâu sắc hơn nhiều so với những mối quan hệ mà tôi đã có trong quá trình hoạt động báo chí thông thường”.

 

 

 

She tracked down the birth mother of some of the children, who had previously been unknown to officials.

 

Chị lần ra được mẹ đẻ của vài đứa trong bọn trẻ, những người trước đây giới chức không hề biết đến.

 

 

 

She even reached out to Jennifer Hart’s father and acted as an intermediary, urging him to ensure that the birth families could get some of their children’s remains.

 

Thậm chí chị còn liên hệ với cha của Jennifer Hart và đóng vai trò trung gian, thúc giục ông này đảm bảo rằng gia đình ruột thịt của bọn trẻ có thể nhận được phần nào trong số hài cốt của con cái họ.

 

 

 

The fact of Asgarian’s involvement is, in a way, a further indictment of the system — one that severed the connections between children and their birth families so thoroughly that a journalist ended up taking it upon herself to bear such crucial responsibilities.

 

Ở mức độ nhất định, thực tế rằng Asgarian để hết tâm trí vào vụ này là bản cáo trạng tiếp theo đối với hệ thống đó – một hệ thống đã triệt để chia cắt mối liên hệ giữa trẻ em và gia đình ruột thịt đến mức một nhà báo rốt cuộc phải tự mình gánh vác trách nhiệm quan trọng đến thế.

 

 

 

She knows that abolishing foster care as it’s currently practiced might sound not only undesirable but almost inconceivable to many people — myself among them, at least before the book unsettled some of my assumptions.

 

Chị biết việc bãi bỏ dịch vụ chăm sóc con nuôi như hiện nay đang được thực hiện nghe có vẻ không chỉ là điều không mong muốn mà còn gần như là điều không tưởng đối với nhiều người – chính tôi cũng ở trong số đó, chí ít là trước khi cuốn sách này làm đảo lộn một số giả định của tôi.

 

 

 

Even if you’re still skeptical of her proposed solutions, Asgarian gives you plenty to think about.

 

Dù bạn vẫn hoài nghi về những giải pháp chị đề xuất, Asgarian vẫn mang lại cho bạn nhiều điều suy ngẫm.

 

 

 

We need to overcome “the urge to judge and blame parents” that has perpetuated a system designed mainly “to punish them for their failures,” she writes.

 

Chúng ta cần vượt qua “sự thôi thúc muốn phán xét và đổ lỗi cho cha mẹ”, cái mà cho đến nay đã duy trì một hệ thống chủ yếu nhằm để “để trừng phạt họ vì những thất bại của họ”, chị viết.

 

 

 

“In a society that resorts to individual punishment as a response to many of its systemic ills, this concept is deeply embedded into our psyches, and it is hard to let go.”

 

“Ở một xã hội phải sử dụng đến hình phạt cá nhân như một phản ứng đối với nhiều căn bệnh mang tính hệ thống của xã hội đó, khái niệm này đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta và khó lòng buông bỏ được.”


WE WERE ONCE A FAMILY: A Story of Love, Death, and Child Removal in America | By Roxanna Asgarian | 297 pp. | Farrar, Straus & Giroux | $28

Chia sẻ: