Câu chuyện gia đình đầy kịch tính ly kỳ về một trang sử cấm kỵ của Việt Nam

18 3 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Câu chuyện gia đình đầy kịch tính ly kỳ về một trang sử cấm kỵ của Việt Nam

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

A Stirring Family Saga Tells a Taboo History of Vietnam

 

Câu chuyện gia đình đầy kịch tính ly kỳ về một trang sử cấm kỵ của Việt Nam

 

 


 

Halfway through “The Mountains Sing,” the first novel in English by the Vietnamese poet Nguyen Phan Que Mai, a grandmother explains herself to the granddaughter she’s caring for in Hanoi in the early 1970s while American bombs rain around them.

 

Giữa chừng cuốn “The Mountains Sing” (“Những ngọn núi ngân vang”), tiểu thuyết đầu tay viết bằng tiếng Anh của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Phan Quế Mai, người bà giảng giải những điều mình kể cho cô cháu gái mà bà đang nuôi nấng ở Hà Nội hồi đầu những năm 1970 khi bom Mỹ dội như mưa xung quanh họ.

 

 

 

With the rest of their clan dead, missing or away fighting, and their home reduced to rubble, the grandmother has been entrusting to the child the story of her life, rendering in harrowing detail its half-century span of resistance and survival in the face of violent dispossession, colonization, foreign invasion and civil war.

 

Trong bối cảnh những người khác của gia đình này đã chết, mất tích hoặc đang chiến đấu xa nhà, và ngôi nhà của họ bị biến thành gạch vụn, bà đã trao gửi cho đứa trẻ câu chuyện đời mình, kể lại từng chi tiết đau lòng về quãng đời nửa thế kỷ kháng cự và sinh tồn khi đối mặt với sự tước đoạt đầy bạo lực, tình trạng thuộc địa, ngoại xâm và nội chiến.

 

 

 

Here, at the book’s core, the grandmother, Dieu Lan, gives the reason she hasn’t before revealed that her husband and brother were murdered and her eldest son torn from her during the ruling regime’s land reform two decades earlier:

 

Ở đây, tại tâm điểm của cuốn sách, bà Diệu Lan cho biết nguyên nhân vì sao trước đây bà chưa tiết lộ rằng chồng và anh trai bà bị sát hại và con trai cả của bà bị giật khỏi tay bà trong cuộc cải cách ruộng đất của chế độ cầm quyền hai thập kỷ trước:

 

 

 

“We’re forbidden to talk about events that relate to past mistakes or the wrongdoing of those in power, for they give themselves the right to rewrite history,” she tells her granddaughter, nicknamed Guava.

 

“Chúng ta bị cấm đề cập đến những sự kiện liên quan đến sai lầm trong quá khứ hoặc những việc làm sai trái của những kẻ có chức quyền, vì họ tự cho mình quyền viết lại lịch sử”, bà nói với cô cháu gái nhũ danh là Ổi.

 

 

 

“But you’re old enough to know that history will write itself in people’s memories, and as long as those memories live on, we can have faith that we can do better.”

 

“Nhưng cháu đã đủ lớn để biết rằng lịch sử tự nó ghi sâu vào ký ức của con người, và chừng nào những ký ức đó còn tồn tại, chúng ta có thể tin tưởng rằng chúng ta có thể làm cho mọi điều tốt đẹp hơn.”

 

 

 

This absorbing, stirring novel takes Dieu Lan’s assertion as its guiding principle, suggesting what history might look like when written from people’s memories rather than enshrined in textbooks that silence or distort the truth.

 

Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn ly kỳ này coi khẳng định của bà Diệu Lan là kim chỉ nam cho mình, đưa ra giả thuyết rằng lịch sử sẽ mang dáng vẻ thế nào khi được viết từ ký ức của người dân thay vì được lưu giữ như báu vật trong những cuốn sách giáo khoa khiến sự thật bị bịt miệng hoặc bóp méo.

 

 

 

For the most part, Vietnamese scholars have not veered far from official Communist Party accounts of the country’s land reform campaign of the 1950s to explore its causes, consequences or excesses.

 

Nhìn chung, giới học giả Việt Nam chưa từng xoay chiều đổi hướng xa hẳn những báo cáo chính thức của Đảng Cộng sản về chiến dịch cải cách ruộng đất của quốc gia này trong những năm 1950 để tìm hiểu kỹ càng những nguyên nhân, hậu quả hoặc những sự cực đoan của nó.

 

 

 

But for decades, Vietnamese fiction writers have gingerly trod this still dangerous territory, drawing on personal experience and oral histories to tell the tale from the points of view of landless peasants, women and party cadres as well as landowners.

 

Song hàng thập kỷ nay, các nhà viết tiểu thuyết hư cấu ở Việt Nam đã mon men bước chân vào lĩnh vực vẫn còn nguy hiểm này, dựa vào trải nghiệm cá nhân và những sự kiện lịch sử truyền miệng để kể lại câu chuyện này từ góc nhìn của những người nông dân, đàn bà và cán bộ đảng không có ruộng đất, cũng như giới địa chủ.

 

 

 

Few of their works are available in English, and Americans may not know that literature has been doing history’s job with this brutal episode in Vietnam’s past, which saw villagers denouncing neighbors as exploitative capitalists, the denunciations culminating in executions that claimed thousands of lives.

 

Tác phẩm của họ hiếm khi được viết sẵn bằng tiếng Anh, và người Mỹ có lẽ không hay biết rằng văn chương đã và đang thực hiện công việc của lịch sử với thời kỳ tàn khốc này trong quá khứ của Việt Nam, thời kỳ đã chứng kiến những người dân cùng làng tố giác hàng xóm láng giềng là bọn tư sản địa chủ bóc lột, những lời tố cáo mà đỉnh điểm là những vụ hành quyết cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

 

 

 

Working in this tradition, “The Mountains Sing” unfolds a narrative of 20th-century Vietnam — encompassing the land reforms of the ’50s as well as several turbulent decades before and after — through multiple generations of tenacious women in a single family.

 

Sử dụng  truyền thống này, “The Mountains Sing” mở ra câu chuyện về Việt Nam ở thế kỷ 20 – xung quanh những cuộc cải cách ruộng đất hồi thập niên 1950 cũng như vài thập kỷ hỗn loại trước và sau đó – qua nhiều thế hệ phụ nữ ngoan cường trong một gia đình.

 

 

 

It begins in 2012, with Guava at an altar, invoking Dieu Lan and remembering her own coming-of-age during the Vietnam War and its aftermath as her grandmother’s ward.

 

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, với cảnh Ổi đứng bên ban thờ, đang khấn bà Diệu Lan và nhớ lại thời mới lớn của chính mình trong cuộc Chiến tranh Việt Nam và hậu quả của chiến tranh là cô trở thành đứa trẻ mồ côi được bà nuôi nấng.

 

 

 

Embedded within and alternating with these reminiscences are Dieu Lan’s flashbacks, in the form of the stories about her life that she tells her granddaughter.

 

Gắn liền và xen kẽ với những hồi tưởng này là những cảnh hồi tưởng của bà Diệu Lan, dưới dạng những câu chuyện đời mình mà bà kể cho cô cháu gái nghe.

 

 

 

Que Mai contains her saga with a poet’s discipline, crafting spare and unsparing sentences, and uplifts it with a poet’s antenna for beauty in the most desolate circumstances.

 

Quế Mai kìm nén câu chuyện đầy kịch tính của mình bằng tính kỷ luật của một nhà thơ, tạo ra những câu văn sơ sài và phóng khoáng, và nâng tầm câu chuyện lên bằng sự mẫn cảm của một nhà thơ để đạt đến vẻ đẹp trong những tình huống đau buồn nhất.

 

 

 

She evokes the landscape hauntingly, as a site of loss so profound it assumes the quality of fable.

 

Chị gợi lên quang cảnh đó một cách đầy ám ảnh, như một nơi chốn mất mát thẳm sâu đến mức nó mang tính chất một truyền thuyết.

 

 

 

The land is where Dieu Lan loses her father, decapitated by invading Japanese soldiers along the national highway.

 

Mảnh đất ấy là nơi bà Diệu Lan mất cha, cụ bị quân xâm lược Nhật chặt đầu bên đường quốc lộ.

 

 

 

The land is where she loses her mother during the great famine of 1945, as the pair claw their way through a jungle in search of food.

 

Mảnh đất ấy là nơi bà mất mẹ trong nạn đói năm 1945, khi cả hai mẹ con bò qua một khu rừng để kiếm thức ăn.

 

 

 

They find a cornfield, only to be confronted by its owner, who shackles Dieu Lan and beats her mother to death.

 

Họ tìm thấy một cánh đồng ngô, chỉ để bị chủ nhân của nó đe dọa, kẻ đã cùm Diệu Lan và đánh mẹ bà đến chết.

 

 

 

Enhancing the novel’s fablelike aspect, this man is known as “Wicked Ghost.”

 

Để nâng cao khía cạnh truyền thuyết của cuốn tiểu thuyết, người đàn ông này được gọi là “Ác Ma”.

 

 

 

The land is also where Dieu Lan crawls on her belly with five children following her, slithering through the yard of her elegant ancestral home to escape the neighbors who have become her persecutors during the land reform.

 

Mảnh đất ấy cũng là nơi bà Diệu Lan bò sấp bụng theo sau là năm đứa con, trườn qua sân ngôi nhà thờ tổ trang nhã để đào thoát khỏi những hàng xóm láng giềng đã trở thành những kẻ khủng bố bà trong thời kỳ cải cách ruộng đất.

 

 

 

And the countryside is where she roams, eating grass and the stems of plants, abandoning one child after another in order to save the rest.

 

Và miền quê ấy là nơi bà lang bạt, ăn cỏ cây, bỏ rơi hết đứa con này đến đứa con khác để cứu những đứa còn lại.

 

 

 

“Darkness was thinning,” she tells Guava, “the shadows of the villages that bordered the horizon looked like women whose backs were bent with the burdens of life.

 

“Bóng tối mỏng dần,” bà kể với Ổi, “bóng của những ngôi làng tiếp giáp với đường chân trời trông như những người phụ nữ đang còng lưng gánh nặng nợ đời.

 

 

 

My mother had had to bear hers, and it was now my turn.”

 

Mẹ bà đã phải gánh gánh nặng đời mình, và lúc bấy giờ đến lượt bà.”

 

 

 

It’s hard not to feel for Dieu Lan and her children, with their burdens (trauma from a battlefield rape; lost limbs; a baby born dead and deformed as a result of Agent Orange poisoning) and their alienation (their relationships strained by divided political loyalties).

 

Khó có thể không cảm thương cho số phận của bà Diệu Lan và các con của bà, với những gánh nặng của họ (chấn thương tinh thần do bị hãm hiếp ở chiến địa; cụt chân tay; một đứa trẻ sinh ra đã chết lưu và dị dạng vì nhiễm chất độc màu da cam) và tình trạng bị xa lánh của họ (những quan hệ họ hàng của họ trở nên căng thẳng bởi lòng trung thành chính trị của họ mâu thuẫn với nhau).

 

 

 

Just as Que Mai tells this taboo history askance, she devises oblique ways for her characters to navigate the unspeakable events that divide them:

 

Cũng giống như cách Quế Mai kể về trang sử cấm kỵ này một cách đầy ngờ vực, chị sáng tạo ra những lối quanh co để các nhân vật của mình len lách qua những sự kiện không thể nói ra đã chia rẽ họ:

 

 

 

They communicate indirectly, through deathbed letters and diaries read surreptitiously.

 

Họ giao tiếp một cách gián tiếp, thông qua những lá thư viết trước giờ lâm tử và những cuốn nhật ký được đọc lén lút.

 

 

 

Forgiveness and reconciliation — within families, among Vietnamese and with foreign enemies — are recurring themes.

 

Tha thứ và làm hòa – trong gia đình với nhau, giữa người Việt với nhau và với kẻ thù ngoại bang – là những chủ đề được lặp đi lặp lại.

 

 

 

Presented with a handwritten copy of “Little House in the Big Woods,” translated by a Vietnamese professor studying American literature to understand the enemy, Guava asks her grandmother, “Why should I read something from the country that bombed us?”

 

Khi được tặng bản dịch viết tay cuốn “Little House in the Big Woods” (“Ngôi nhà nhỏ trong khu rừng lớn”) do một giáo sư Việt Nam nghiên cứu văn học Mỹ dịch để tìm hiểu về kẻ thù, cô bé Ổi hỏi bà: “Sao cháu lại phải đọc cái thứ của đất nước dội bom lên đầu chúng ta?”

 

 

 

But as she begins to read, she starts to see herself in Laura Ingalls.

 

Nhưng khi bắt đầu đọc, cô bắt đầu thấy chính mình trong nhân vật Laura Ingalls.

 

 

 

And in a striking coda, Dieu Lan even surrenders her enmity toward Wicked Ghost, who becomes re-entangled with the family through a winning romantic subplot.

 

Và trong một đoạn kết ấn tượng, bà Diệu Lan thậm chí còn cởi bỏ lòng thù hận của mình với Ác Ma, kẻ đã tái kết nối với gia đình này thông qua một tình tiết phụ lãng mạn hấp dẫn.

 

 

 

Que Mai has said that she chose to write “The Mountains Sing” in English to gain the distance a second language provides — a distance necessary to approach a disturbing history calmly.

 

Quế Mai nói chị chọn viết “The Mountains Sing” bằng tiếng Anh để có được khả năng quan sát trung lập  mà ngôn ngữ thứ hai mang lại – sự trung lập cần thiết để điềm tĩnh tiếp cận một trang sử đầy xáo động.

 

 

 

But writing in English also allows her to present to an audience in the United States a moving portrait of its former enemy, the North Vietnamese.

 

Nhưng viết bằng tiếng Anh cũng tạo điều kiện cho chị trình bày với độc giả ở Mỹ bức chân dung cảm động về Bắc Việt, kẻ thù của họ trong quá khứ.

 

 

 

Through her depiction of sympathetic characters suffering under a repressive regime, Que Mai offers us in “The Mountains Sing” a novel that, in more than one sense, remedies history.

 

Thông qua miêu tả của chị về những nhân vật đáng được đồng cảm bị vùi dập dưới một chế độ hà khắc, Quế Mai mang đến cho chúng ta trong “The Mountains Sing” cuốn tiểu thuyết cứu vãn lịch sử, chẳng phải chỉ về một phương diện.


THE MOUNTAINS SING
By Nguyen Phan Que Mai
342 pp. Algonquin Books of Chapel Hill. $26.95.

Chia sẻ: