Ocean Vuong cho ra mắt tác phẩm hư cấu của mình, dưới dạng một bức thư

7 1 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Ocean Vuong cho ra mắt tác phẩm hư cấu của mình, dưới dạng một bức thư

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Ocean Vuong Makes His Fiction Debut, in the Form of a Letter

 

Ocean Vuong cho ra mắt tác phẩm hư cấu của mình, dưới dạng một bức thư

 

 


 

“On Earth We’re Briefly Gorgeous” is Ocean Vuong’s second debut.

 

Cuốn sách “On Earth We’re Briefly Gorgeous ” (đã được dịch ra tiếng Việt “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”) là tác phẩm thứ hai được trình làng của Ocean Vương.

 

 

 

His first, as poet, was spectacular and met with wide praise, even garnering comparisons to Emily Dickinson.

 

Tác phẩm đầu tiên của anh, với tư cách một nhà thơ, cuốn hút đến kinh ngạc và được rất nhiều người ca ngợi, thậm chí anh được so sánh với nữ thi sĩ Emily Dickinson.

 

 

 

The talent on display in that book, “Night Sky With Exit Wounds,” is undeniable, and if you haven’t yet read his poetry, I’d recommend starting there before venturing on to Vuong’s debut as a novelist.

 

Tài năng thể hiện trong thi tập ấy – thi tập “Night Sky With Exit Wounds” (tựa đề này được nhà thơ Pháp Hoan dịch ra tiếng Việt là “Bầu trời đêm cùng những vết thương xuyên”) – hiển nhiên bất khả phủ định, và nếu bạn chưa đọc thơ của anh, tôi những muốn khuyên bạn nên bắt đầu từ thi tập ấy trước khi mạo hiểm đọc tác phẩm đầu tay của Vương với tư cách một tiểu thuyết gia.

 

 

 

Many of the same themes and obsessions haunt both books:

 

Cả hai cuốn đều day dứt  với nhiều chủ đề và những nỗi ám ảnh như nhau:

 

 

 

Violence is one, whether from the American war in Vietnam (Vuong himself is Vietnamese-American), or from within the family; queerness is another; the body itself; race; ecstasy and joy.

 

Bạo lực là một, dù là xuất phát từ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (bản thân Vương là người Mỹ gốc Việt) hay từ trong gia đình; thứ nữa là dị tính ; thân thể; chủng tộc; cực khoái và lạc thú.

 

 

 

In fact, the novel is titled after one of Vuong’s poems, and in a way you could think of this second book as something like a cutting from the first, planted in new soil and morphed into some new genus.

 

Thực tế là cuốn tiểu thuyết được đặt tên theo một trong những bài thơ của Vương, và về mặt nào đó, ta có thể coi cuốn sách thứ hai này là thứ giống như nhành cây được chiết từ cuốn đầu tiên, được trồng trên đất mới và biến đổi thành giống cây mới nào đó.

 

 

 

All to say, it’s an experimental, highly poetic novel, and therefore difficult to describe.

 

Những điều đó nói lên rằng đây là cuốn tiểu thuyết mang tính thử nghiệm, giàu chất thơ, và vì vậy khó diễn tả bằng lời.

 

 

 

The structural conceit of the book is ostensibly a letter written from a son, Little Dog, to his mother, Ma.

 

Hình tượng ẩn dụ có tính cấu trúc của cuốn sách dưới dạng bức thư của cậu con trai – Cún Con – gửi cho người mẹ cậu gọi là Má.

 

 

 

But this letter is nearly 250 pages (with poemlike sections in the second half), containing a lengthy essayistic meditation on Tiger Woods’s Asian heritage, his thoughts on Duchamp’s “Fountain,” and plenty of literary musings on figures like Roland Barthes.

 

Nhưng bức thư này dài gần 250 trang (với những tiết đoạn như thơ ở nửa sau), chứa đựng suy ngẫm dài như tiểu luận về gốc gác châu Á  của Tiger Woods, suy tư của anh về tác phẩm điêu khắc được gia công từ bồn tiểu nam có sẵn “Fountain” (“Suối nguồn ”) của Duchamp và rất nhiều suy ngẫm văn chương về những nhân vật như Roland Barthes.

 

 

 

Most important, Ma, or Rose, cannot read, so the protracted dedication is understood as interior.

 

Quan trọng nhất là Má, bà tên là Hồng (Rose) , mù chữ, vì vậy sự dâng tặng dài dằng dặc đó được hiểu là độc thoại nội tâm.

 

 

 

The conceit can make for some lovely lines, as when Little Dog falls for another boy:

 

Hình tượng ẩn dụ đó có thể tạo ra một số câu hay ho thú vị, chẳng hạn như khi Cún Con phải lòng một cậu bé khác:

 

 

 

“There were colors, Ma.

 

“Có những sắc màu  , Má ơi.

 

 

 

Yes, there were colors I felt when I was with him.”

 

Vâng, có những sắc màu con cảm nhận được khi ở bên cậu ấy.”

 

 

 

Reading that line, I was reminded of Melanie’s famous B-side, “Look What They’ve Done to My Song, Ma”; there as well as here, the power lies in the intimacy of that “Ma” at the end of the refrain, in capturing the desire to take the pain of the world home to mother and hold it up to her like a hurt she might kiss.

 

Khi đọc câu đó, nó gợi tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Melanie “Look What They've Done to My Song, Ma” (“Hãy xem họ làm gì với bài hát của con, Má ơi”); trong bài hát ấy cũng như trong cuốn sách này, sức hút nằm ở sự thân thương của chữ “Má” cuối đoạn điệp khúc, ở việc nắm bắt niềm khát khao mang nỗi đau nhân thế về cho mẹ và dâng lên mẹ như vết thương mà bà có thể hôn lên.

 

 

 

That act is a kind of talismanic seal, a spell, a gesture that transforms hurt into healing through the shared belief in its power.

 

Cái hôn đó là loại bùa hộ mệnh, câu thần chú, động tác khiến vết thương lành lại nhờ chia sẻ niềm tin vào sự linh thiêng của nó.

 

 

 

The reality is that Little Dog has been kissing Ma’s bruises his whole life.

 

Thực tế là Cún Con vẫn đang hôn lên những vết bầm dập của Má từ bé tới giờ.

 

 

 

Ma emerges as troubled, troubling and enchanting.

 

Má hiện lên như người lo lắng bồn chồn, khiến người ta bồn chồn lo lắng và mê hoặc người ta.

 

 

 

Her own mother, Lan, survived the war by doing sex work, and Ma’s father, whom she never knew, was one of Lan’s American soldier clients.

 

Bà Lan mẹ của Má sống được qua cuộc chiến tranh nhờ việc bán dâm, và cha của Má, người Má không hề biết mặt, là một trong những lính Mỹ khách hàng của bà Lan.

 

 

 

During the postwar years, Rose suffered the brutal bullying consequences of being a mixed-race child.

 

Suốt những năm hậu chiến, Má Hồng chịu đựng hậu quả của sự ức hiếp tàn nhẫn vì là một đứa con lai.

 

 

 

Little Dog was born in Vietnam, but his family flees as refugees to Hartford when he is just a toddler.

 

Cún Con sinh ra ở Việt Nam, nhưng gia đình anh là dân tị nạn chạy sang Hartford khi anh mới chập chững biết đi.

 

 

 

He’s raised by his uneducated mother (who works at a nail salon) and grandmother in 1990s America.

 

Anh được người mẹ thất học (bà làm công tại một tiệm làm móng) và bà ngoại nuôi nấng hồi thập kỷ 1990 ở Mỹ.

 

 

 

This description is not so much the plot of the novel as it is the haunting backdrop that Little Dog circles again and again in his letter.

 

Bức tranh tả thực này chẳng phải là cốt truyện của cuốn tiểu thuyết mà đúng hơn là bối cảnh ám ảnh mà Cún Con xoay quanh mãi trong bức thư của mình.

 

 

 

The violence and desperation of the stories he’s grown up hearing (for instance, of men eating the brains of a live monkey as it kicks and rages) are retold and reimagined, exploited for their metaphorical potential.

 

Bạo lực và tuyệt vọng trong những câu chuyện kể mà anh đã nghe cho đến khi khôn lớn (chẳng hạn như câu chuyện về những người đàn ông ăn óc của một con khỉ sống trong lúc nó điên cuồng chống trả) được anh kể và tái tạo theo trí tưởng tượng, khai thác tiềm năng ẩn dụ của chúng.

 

 

 

Vuong is masterly at creating indelible, impressionistic images.

 

Vương là bậc thầy sáng tạo ra những hình ảnh theo lối ấn tượng , không thể xóa nhòa.

 

 

 

The characters of both Lan and Ma are shaped by the novel’s glimpses into their ecstasy and agony, as when Ma attends an Afro-Latino Baptist church for the first time, and, among the booming “fat organ and trumpet notes,” she begins shouting at her absent birth father in Vietnamese:

 

Tính cách của cả bà Lan và Má được định hình bằng trạng thái ngây ngất và đớn đau của họ thoáng ẩn hiện trong cuốn tiểu thuyết này, như khi Má tham dự khóa lễ ở một hội thánh Baptist  của người gốc Phi-Latinh  lần đầu tiên, và giữa lúc “những nốt nhạc của cây đàn organ Hammond  và kèn trumpet” đang lên cao trào, Má bắt đầu gào lên với người cha đẻ chưa từng thấy mặt của mình bằng tiếng Việt:

 

 

 

“Where are you, Ba? … Where the hell are you? Come get me! Get me out of here! Come back and get me.”

 

“Ba đâu rồi?… Ba đang ở chỗ quái nào vậy? Hãy đến đón con! Đưa con ra khỏi đây! Hãy quay về đón con.”

 

 

 

Focused, descriptive snapshots of Little Dog’s mother and grandmother abound, largely overshadowing the interstitial bits of essayistic writing.

 

Những chân dung phác họa nhanh  làm nổi bật hình ảnh mẹ và bà của Cún Con khí dư thừa khiến các đoạn xen kẽ kiểu văn phong  tiểu luận phần lớn bị lu mờ.

 

 

 

Vuong’s intention with the long riff on the opioid crisis, for example, seems to have been to explicitly abstract political meaning from personal narrative.

 

Chẳng hạn như ý định của Vương với chủ đề lặp đi lặp lại dài dài  về cuộc khủng hoảng thuốc phiện có vẻ như để loại bỏ ý nghĩa chính trị ra khỏi câu chuyện cá nhân một cách rõ rệt.

 

 

 

And, although the book’s break into poetic form is perhaps designed to suggest that there are some expressions only poetry can communicate, at times the stylistic switches can feel like adornments on a powerful story that never required dressing up.

 

Và, mặc dù việc cuốn sách bỗng đột ngột chuyển thể sang thi ca có lẽ được trù tính trước để ám chỉ rằng có một số cách diễn đạt mà chỉ thi ca mới có thể truyền tải được, song đôi khi có cảm tưởng như sự chuyển đổi phong cách ấy lại tô vẽ thêm cho câu chuyện vốn đã hoành tráng chẳng bao giờ cần đến sự điểm trang.

 

 

 

It is all backdrop for perhaps the more propulsive narrative thread that begins midway through the book, when a teenage Little Dog takes a summer job on a farm outside Hartford.

 

Đó chỉ là bối cảnh cho mạch văn kể chuyện có lẽ là hấp dẫn hơn mở ra ở đoạn giữa cuốn sách, khi Cún Con ở tuổi mới lớn nhận công việc làm thêm mùa hè tại trang trại ngoại vi Hartford.

 

 

 

There he meets the farm owner’s grandson Trevor, “the boy from whom I learned there was something even more brutal and total than work — want.”

 

Nơi đó cậu gặp Trevor, cháu trai của chủ trang trại, “cậu ấy là người mà tôi học được rằng có một thứ thậm chí còn khốc liệt và triệt để  hơn là công việc – đó là ham muốn.”

 

 

 

Trevor is older, white, a druggie, homosexually active but internally conflicted, twisted up in his own understanding of the demands of masculinity.

 

Trevor lớn hơn cậu, người da trắng, nghiện ma túy, sinh hoạt tình dục đồng giới nhưng nội tâm mâu thuẫn, rối mù  trong hiểu biết của chính hắn về nhu cầu nam tính.

 

 

 

Vuong beautifully evokes this boy’s seductive power over Little Dog:

 

Vương tái hiện sức hút đầy cám dỗ của cậu trai này đối với Cún Con một cách đầy mỹ cảm:

 

 

 

This is some of the most moving writing I’ve read about two boys experimenting together (and reader, I’ve read a lot).

 

Đây là một số đoạn viết cảm động nhất mà tôi từng đọc về hai cậu bé cùng nhau thử nghiệm (và là một độc giả, tôi đã đọc rất nhiều).

 

 

 

The sex here is good because it feels honest, messy, joyous, awkward, painful.

 

Tình dục ở đoạn này hay vì nó cho cảm giác chân thật, lúng túng , hân hoan, vụng về, đau đớn.

 

 

 

In one scene, Little Dog admires his own body in the mirror, recognizing for the first time his own desirability:

 

Có một cảnh Cún Con vui thích ngắm nhìn cơ thể mình trong gương, lần đầu tiên nhận ra nỗi ham muốn của chính mình:

 

 

 

“I let the mirror hold those flaws — because for once … they were not wrong to me but something that was wanted, that was sought and found among a landscape as enormous as the one I had been lost in all this time.”

 

“Tôi để mặc chiếc gương lưu lại những điểm không hoàn hảo đó – bởi vì chỉ một lần này thôi… chúng chẳng có gì là sai quấy đối với tôi mà là thứ được ham muốn, được kiếm tìm và được phát hiện giữa một cảnh tượng kỳ vĩ như cảnh tượng mà tôi đã lạc vào suốt thời gian này.”

 

 

 

The tenderness of the prose feels like a triumph against a world hellbent on embittering the tenderhearted.

 

Sự dịu dàng của câu văn cho cảm giác như niềm hân hoan chiến thắng cái thế giới cứ dứt khoát phải gieo nỗi đắng cay vào những con tim dịu ngọt.

 

 

 

Early on the novel alludes to a future in which Little Dog has made it to college and found relative success and stability through writing; we assume that Trevor has been left behind, but as we read on, the why and how of the couple’s undoing is heartbreaking to discover.

 

Ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết đã xa xôi bóng gió đến một tương lai trong đó Cún con vào đại học và tương đối thành công và ổn định bằng việc viết lách; ta đoán rằng Trevor bị bỏ lại phía sau, nhưng khi đọc tiếp mới thấy đau lòng khi khám phá ra đôi này tan vỡ vì đâu và như thế nào.

 

 

 

Nowadays the word “sentimental” is impossible to detach from its pejorative sense, but the original, philosophical sense of the word refers to thought that is either colored by, or proceeds from, feeling.

 

Thời nay, từ “đa cảm” không thể tách rời khỏi ý nghĩa miệt thị của nó, song nghĩa triết học gốc của từ này chỉ cái tư tưởng được tô điểm bằng hoặc bắt nguồn từ cảm xúc.

 

 

 

In today’s culture we’re often offered the choice between the ironic shrug of nihilism and positivity-obsessed pop psychology, which suggests that changing one’s thought patterns can control and produce desirable feelings.

 

Trong nền văn hóa hiện đại, ta thường được mời lựa chọn giữa cái nhún vai mai mỉa kiểu hư vô chủ nghĩa và tâm lý học đại chúng bị ám ảnh tuyệt đối, điều khiến ta nghĩ rằng việc thay đổi lối tư duy của một người có thể kiểm soát và tạo ra những cảm xúc khát khao.

 

 

 

Vuong rejects that binary, and the book is brilliant in the way it pays attention not to what our thoughts make us feel, but to what our feelings make us think.

 

Vương cự tuyệt tính nhị phân đó, và cuốn sách rực rỡ  ở chỗ nó chẳng quan tâm đến việc tư duy của ta khiến ta cảm xúc thế nào, mà quan tâm đến việc cảm xúc của ta khiến ta suy nghĩ ra sao.

 

 

 

To what kinds of truth does feeling lead?

 

Cảm xúc dẫn ta đến với những loại chân lý nào?

 

 

 

Oscar Wilde famously quipped that sentimentalism is wanting to have an emotion without paying for it, but Little Dog has paid and paid, and the truths arrived at in this book are valuable precisely because they are steeped in feeling.

 

Oscar Wilde từng nói câu châm biếm nổi tiếng rằng tính đa cảm là muốn có xúc cảm mà không phải trả giá cho nó , song Cún Con đã trả giá hết lần này đến lần khác, và những chân lý được dẫn đến trong cuốn sách này rất giá trị chính bởi chúng ngập tràn cảm xúc.


ON EARTH WE’RE BRIEFLY GORGEOUS
By Ocean Vuong
246 pp. Penguin Press. $26.

Chia sẻ: