Phân loại con người theo thế hệ có hợp lý không?

28 9 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Phân loại con người theo thế hệ có hợp lý không?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

Does It Make Sense to Categorize People by Generation?

 

Phân loại con người theo thế hệ có hợp lý không?

 

 


 

Why is it that making sweeping generalizations about people on the basis of gender, race, sexuality or nationality is unacceptable, but stereotyping them based on arbitrarily defined “generations” is totally fine?

 

sao việc đưa ra những khái quát hóa chung chung về con người trên cơ sở giới tính, chủng tộc, tình dục hay quốc tịch là không thể chấp nhận được, nhưng việc rập khuôn họ dựa trên “thế hệ” được định nghĩa một cách tùy tiện lại hoàn toàn không vấn đề gì?

 

 

 

Millennials (roughly, those born between 1980 and 1995) have been demonized as narcissistic snowflakes who spend so much on avocado toast that they cannot afford to buy property.

 

Thế hệ Millennials (đại khái là những người sinh từ năm 1980 đến 1995) bị coi là những bông tuyết ái kỷ, những người chi tiêu cho bánh mì nướng bơ quá nhiều đến mức không đủ khả năng mua nhà.

 

 

 

Baby boomers, meanwhile, are selfish, technophobic sociopaths who have stolen younger generations’ future.

 

Trong khi đó, thế hệ baby boomer lại là những kẻ ích kỷ, mắc chứng sợ công nghệ hiện đại và chống đối xã hội, những kẻ đánh cắp tương lai của thế hệ trẻ.

 

 

 

And so on.

 

Và nhiều ví dụ khác nữa.

 

 

 

What is the reality behind such stereotypes, and is there any merit at all in seeing the world through a lens that is generational?

 

Thực tế đằng sau những định kiến như vậy là gì, và việc nhìn thế giới qua lăng kính mang tính thế hệ có đem lại giá trị gì hay không?

 

 

 

These are the questions addressed by Bobby Duffy, a British social researcher, in “The Generation Myth.”

 

Đây là những câu hỏi được Bobby Duffy, nhà nghiên cứu xã hội người Anh, giải đáp trong cuốn The Generation Myth” (“Lầm tưởng thế hệ”).

 

 

 

The title gives the impression that he wants to dynamite the whole idea of dividing people into generations.

 

Tiêu đề cuốn sách tạo cảm giác cho thấy ông muốn phá vỡ toàn bộ tưởng phân chia con người thành nhiều thế hệ.

 

 

 

In fact, he offers a careful dissection of such “generational thinking” that rejects lazy myths and superficial punditry in favor of a more nuanced analysis of the factors that shape long-term changes in attitudes and behavior.

 

Thực tế, ông mổ xẻ chi tiết và cẩn thận về “tư duy theo thế hệ”, bác bỏ những lầm tưởng lười nhác quan điểm nông cạn, có lợi cho việc phân tích nhiều sắc thái hơn về các yếu tố hình thành những thay đổi lâu dài trong thái độ và hành vi.

 

 

 

“A lot of what you’ve been told is generational,” he writes, “in fact isn’t.”

 

Ông viết: “Rất nhiều điều bạn được nghe kể mang tính chất thế hệ, thực tế là không.”

 

 

 

Three separate mechanisms cause such long-term changes, Duffy argues.

 

Duffy lập luận thay đổi lâu dài như vậy là do ba cơ chế riêng biệt gây ra.

 

 

 

“Period effects” are experiences that affect everyone, regardless of age, such as the 2008 financial crisis or the coronavirus pandemic.

 

“Hiệu ứng giai đoạn” là những trải nghiệm ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hay đại dịch Covid-19.

 

 

 

“Life-cycle effects” are changes that occur as people age, or as a result of major events such as leaving home, getting married or having children.

 

Hiệu ứng chu kỳ sống” là những thay đổi xảy ra khi con người già đi, hoặc do các sự kiện lớn như rời khỏi nhà sống tự lập, kết hôn hoặc sinh con.

 

 

 

People tend to get heavier as they age, for example, regardless of which generation they belong to.

 

Ví dụ, mọi người có xu hướng nặng hơn khi già đi, bất kể họ thuộc thế hệ nào.

 

 

 

Finally, “cohort effects” are the attitudes, beliefs and behaviors common to people of a particular generation.

 

Cuối cùng, “hiệu ứng thuần tập” là thái độ, niềm tin và hành vi chung của những người thuộc một thế hệ cụ thể.

 

 

 

The problem with purely generational framing, in short, is that it focuses entirely on cohort effects, and misses out on the other two-thirds of the picture.

 

Tóm lại, vấn đề của việc rập khuôn toàn bộ theo thế hệ là nó tập trung hoàn toàn vào hiệu ứng thuần tập và bỏ sót hai phần ba còn lại của bức tranh.

 

 

 

Duffy takes this framework and applies it to a range of topics, from economics, housing and employment to sex, health and politics, merrily myth-busting as he goes.

 

Duffy lấy khuôn khổ này và áp dụng cho một loạt các chủ đề, từ kinh tế, nhà ở và việc làm đến tình dục, sức khỏe và chính trị, đồng thời vui vẻ phá vỡ những lầm tưởng.

 

 

 

For example, it is often claimed that people in their 20s are fickle job-hoppers who do not stay loyal to employers.

 

Ví dụ, người ta thường cho rằng những người ở độ tuổi 20 là những người hay thay đổi công việc, không trung thành với nhà tuyển dụng.

 

 

 

It is true that the young tend to change jobs voluntarily more often than their parents, but that has been true since the 1980s.

 

Đúng là những người trẻ có xu hướng tự nguyện thay đổi công việc thường xuyên hơn so với cha mẹ họ, nhưng điều đó đã đúng từ những năm 1980.

 

 

 

Millennials actually turn out to be 20 percent to 25 percent less likely to switch jobs voluntarily than members of Generation X were at the same age, because secure, permanent jobs are scarcer than they used to be.

 

Thế hệ Millennials thực tế hóa ra có khả năng tự nguyện chuyển đổi công việc thấp hơn từ 20% đến 25% so với các thành viên của Thế hệ X ở cùng độ tuổi, bởi vì các công việc lâu dài, an toàn khan hiếm hơn so với trước đây.

 

 

 

So what we’re looking at here is a period, not a cohort, effect.

 

Vì vậy những gì chúng ta đang xem xét ở đây là hiệu ứng giai đoạn, không phải thuần tập.

 

 

 

Similarly, young people are said to be more purpose-driven and to care more about ethical sourcing of products.

 

Tương tự, những người trẻ tuổi được cho là sống có mục đích hơn và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm thu mua có đạo đức.

 

 

 

But international surveys show that millennials and members of Generation Z boycott products less frequently than baby boomers or members of Generation X do to protest corporate behavior.

 

Nhưng các cuộc khảo sát quốc tế cho thấy thế hệ millennials và các thành viên của Thế hệ Z tẩy chay các sản phẩm để phản đối hành vi doanh nghiệp ít hơn so với các baby boomer hoặc các thành viên của Thế hệ X.

 

 

 

Some things really are generational, though.

 

Tuy nhiên, một số vấn đề thực sự mang tính thế hệ.

 

 

 

Successive generations are less religious, while religiosity within generations is roughly flat over time — a pretty clear-cut cohort effect.

 

Các thế hệ kế tiếp ít sùng đạo hơn, trong khi tín ngưỡng thuộc các thế hệ gần như không đổi theo thời gian — thể hiện hiệu ứng thuần tập khá rõ ràng.

 

 

 

But many supposedly generational changes are in fact driven by growing financial inequality between the young and the old.

 

Nhưng nhiều thay đổi được cho là mang tính thế hệ thực tế là do bất bình đẳng tài chính ngày càng tăng giữa người trẻ và người già.

 

 

 

Young people are leaving home later because they earn less than their parents did at the same age, and because housing has become far more expensive — not because they are snowflakes or narcissists.

 

Những người trẻ tuổi rời khỏi nhà muộn hơn vì họ kiếm được ít hơn so với cha mẹ họ ở cùng độ tuổi, và vì nhà ở trở nên đắt hơn nhiều không phải vì họ là bông tuyết hay người ái kỷ.

 

 

 

Accusing them of laziness mixes up period and cohort effects.

 

Việc buộc tội họ lười biếng sẽ gây nhầm lẫn hiệu ứng giai đoạnhiệu ứng thuần tập.

 

 

 

Before reading this book, I assumed that generational analysis had no value whatsoever.

 

Trước khi đọc cuốn sách này, tôi cho rằng phân tích theo thế hệ không có giá trị gì.

 

 

 

Duffy shows that it actually does, provided it is done carefully.

 

Duffy lại cho thấy nó thực sự có giá trị miễn là được thực hiện cẩn thận.

 

 

 

Alas, despite his valiant efforts, overgeneralizations are unlikely to go away.

 

Ôi, bất chấp những nỗ lực quả quyết của ông, việc khái quát hóa quá mức khó có thể biến mất.

 

 

 

But whether you are a skeptic or a believer in the idea that a generational label has meaning, you will learn something from this amusing and informative book.

 

Nhưng cho dù bạn là người hoài nghi hay tin vào tưởng dán nhãn theo thế hệ có ý nghĩa, bạn vẫn sẽ học được điều gì đó từ cuốn sách dí dỏm và nhiều thông tin này.


THE GENERATION MYTH
Why When You’re Born Matters Less Than You Think
By Bobby Duffy
272 pp. Basic Books. $30.

Chia sẻ: