Cuốn sách ‘The Power Law’ là cái nhìn thân thiện về nhà tài trợ vốn trong thế giới đầu tư mạo hiểm

2 7 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cuốn sách ‘The Power Law’ là cái nhìn thân thiện về nhà tài trợ vốn trong thế giới đầu tư mạo hiểm

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

‘The Power Law’ Is a Funder-Friendly Look at the World of Venture Capital

 

Cuốn sách ‘The Power Law’ là cái nhìn thân thiện về nhà tài trợ vốn trong thế giới đầu tư mạo hiểm

 

 


 

It might be hard for most Americans to muster much sympathy for ultrarich venture capitalists, but Sebastian Mallaby wants us to try.

 

Có lẽ hầu hết người Mỹ cảm thấy khó đồng cảm với giới đầu tư mạo hiểm siêu giàu, nhưng Sebastian Mallaby muốn chúng ta thay đổi.

 

 

 

In his new book, “The Power Law,” he argues that the funders of troubled outfits like WeWork and Uber have been unfairly maligned as exceedingly greedy and insufficiently skeptical — all too willing to look the other way when the entrepreneurs they back do something stupid or reprehensible, as long as there’s oodles of money to be made.

 

Trong cuốn sách mới của mình, “The Power Law” (Định luật quyền lực), ông cho rằng các nhà tài trợ vốn cho các công ty gặp rắc rối như WeWork và Uber đã bị nhìn nhận một cách bất công là quá tham lam và thiếu tính hoài nghi — là sẵn sàng bỏ qua cho các doanh nhân làm việc ngớ ngẩn hoặc đáng trách, miễn là kiếm được nhiều tiền.

 

 

 

The truth, Mallaby says, is at once simpler and more complicated.

 

Sự thật là, như Mallaby nói, vừa đơn giản lại vừa phức tạp hơn thế.

 

 

 

After all, venture capital from the beginning was supposed to be about actual adventure — taking chances on technologies that were too far-out for a traditional bank loan.

 

Xét cho cùng, vốn đầu tư mạo hiểm ngay từ đầu được biết đến là cuộc phiêu lưu thực tế — tận dụng cơ hội từ những mảng công nghệ khác biệt so với khoản vay ngân hàng truyền thống.

 

 

 

“Venture investing came down to that scary jump from messy information to a binary yes-or-no call.

 

“Vốn đầu tư mạo hiểm là bước nhảy đáng sợ từ mớ thông tin lộn xộn sang quyền chọn nhị phân có-hoặc-không.

 

 

 

It came down to living with the reality that you would frequently be wrong.

 

Là sống với thực tế rằng bạn sẽ thường xuyên sai lầm.

 

 

 

It was about showing up at the next partners’ meeting, rising above your wounded pride and mustering the optimism to make fresh bets on a bewildering future.”

 

Là xuất hiện tại cuộc họp với các đối tác sắp tới, với niềm kiêu hãnh bị tổn thương của bản thân phải gạt sang một bên và dồn hết sự lạc quan để đặt cược mới vào một tương lai không chắc chắn.”

 

 

 

This is just one of several fulsome passages in the book that may prompt you to ask:

 

Đây chỉ là một trong số những trích đoạn được khen hết lời trong cuốn sách khiến bạn phải hỏi:

 

 

 

Did a venture capitalist write this?

 

Một nhà đầu tư mạo hiểm đã viết chúng sao?

 

 

 

As someone who enjoyed Mallaby’s “More Money Than God” (2010) and “The Man Who Knew” (2016) — his mostly flattering portraits of hedge funds and the former Fed chair Alan Greenspan, respectively — I anticipated that he would be gentle on the otherwise tight-lipped venture capitalists who agreed to talk to him.

 

Là người từng thưởng thức tác phẩm “More Money Than God” (Nhiều tiền hơn Chúa) (2010) và “The Man Who Knew” (Người đàn ông hiểu biết) (2016) của Mallaby — hai bức chân dung chủ yếu tâng bốc các quỹ đầu cơ và cựu chủ tịch Fed Alan Greenspan — tôi đoán ông sẽ nhẹ nhàng với những nhà đầu tư mạo hiểm kín tiếng đã đồng ý nói chuyện với ông.

 

 

 

And he is.

 

Và đúng như vậy.

 

 

 

But where the indulgences of those earlier narratives were redeemed by ample demonstrations of Mallaby’s intelligence and storytelling skills, “The Power Law” mysteriously contains only trace amounts of either.

 

Trong khi các tác phẩm trước được yêu thích nhờ những biểu hiện phong phú từ trí thông minh và kỹ năng kể chuyện của Mallaby, thì ở “The Power Law” có phần hạn chế những điều đó một cách khó hiểu.

 

 

 

Part of the problem is that Mallaby never quite settles on the story he wants to tell.

 

Một phần vấn đề là Mallaby không thực sự xác định được câu chuyện mà ông muốn kể.

 

 

 

He introduces the book by laying out what he intends to do:

 

Ông mở đầu cuốn sách bằng việc trình bày những ý định của mình:

 

 

 

“to explain the venture-capital mind-set” and “to evaluate venture capital’s social impact.”

 

“giải thích tư duy đầu tư mạo hiểm” và “đánh giá tác động xã hội của đầu tư mạo hiểm.”

 

 

 

This mind-set, he says, revolves around the “power law” of his title — the idea that the distribution of phenomena is not “normal” but skewed.

 

Ông nói, tư duy này xoay quanh “định luật lũy thừa” trong tiêu đề cuốn sách — khái niệm về biểu đồ phân phối của các hiện tượng không “chuẩn” mà bị lệch.

 

 

 

Instead of a bell curve, picture a long tail, where “winners advance at an accelerating, exponential rate.”

 

Thay vì là ‘đường cong hình chuông’, hãy hình dung ra ‘cái đuôi dài’ gồm “những kẻ chiến thắng tiến lên với tốc độ nhanh, theo cấp số nhân”.

 

 

 

Adapt or die, sink or swim — there’s no middle ground.

 

Thích nghi hoặc chết, chìm hoặc bơi — không có điểm trung gian.

 

 

 

This is why V.C.s like to talk about “grand slams” and “moon shots”; Peter Thiel says that a fund’s top investment should generate returns so spectacular that it will outperform everything else in the fund put together.

 

Đây là lý do vì sao các nhà đầu tư mạo hiểm thích nói về “chiến thắng liên tiếp” và “thành công lớn”; Peter Thiel cho rằng khoản đầu tư top đầu của một quỹ nên tạo ra lợi nhuận ấn tượng đến mức vượt trội hơn các phần còn lại của quỹ cộng lại.

 

 

 

This, clearly, isn’t the kind of logic that has much use for steady, incremental growth, to say nothing of a flourishing middle class.

 

Đây rõ ràng không phải là tư duy logic cần thiết cho sự tăng trưởng ổn định và dần đều, chưa nói đến tầng lớp trung lưu phát triển mạnh.

 

 

 

You might therefore wonder about the “social impact” of venture capital, which Mallaby deems to be, on the whole, good.

 

Do đó, bạn có thể thắc mắc về mặt “tác động xã hội” của vốn đầu tư mạo hiểm, mà nhìn chung, theo Mallaby là tích cực.

 

 

 

He concedes that “V.C.s as individuals can stumble sideways into lucky fortunes,” or can sometimes do unhelpful things.

 

Ông thừa nhận “cá nhân các nhà đầu tư mạo hiểm có thể vô tình gặp phải vận may,” hoặc đôi khi có thể làm những việc vô ích.

 

 

 

But he is ultimately bullish on what they have to offer:

 

Nhưng cuối cùng ông vẫn tự tin về những thứ họ phải đưa ra:

 

 

 

“Venture capital as a system is a formidable engine of progress — more so than is frequently acknowledged.”

 

“Vốn đầu tư mạo hiểm theo hệ thống là phương tiện tiến triển đáng gờm — hơn những gì chúng ta biết”.

 

 

 

That engine, Mallaby reminds us, has funded such ventures as the development of synthetic insulin and, more recently, plant-based alternatives to ecologically damaging meat.

 

Mallaby nhắc nhở chúng ta rằng phương tiện đó đã góp vốn mạo hiểm cho các dự án như phát triển insulin tổng hợp, và gần đây là các lựa chọn có gốc thực vật thay thế thịt gây hại về mặt sinh thái.

 

 

 

“The Power Law” traces the origins of venture capital as we know it to the financing of the “Traitorous Eight” — a group of employees at Shockley Semiconductor Laboratory who, in 1957, walked out of their jobs working for their “maniacal despot” of a boss.

 

“The Power Law” lần theo nguồn gốc của vốn đầu tư mạo hiểm như chúng ta biết là bắt nguồn từ công tác huy động vốn của “Tám kẻ phản bội” — nhóm nhân viên tại Phòng thí nghiệm bán dẫn Shockley, bỏ việc năm 1957 vì ông chủ “chuyên quyền điên cuồng” của họ.

 

 

 

(Earlier examples of “venture vehicles,” Mallaby says, were more oriented toward philanthropy or public service.)

 

(Các ví dụ trước đó về “phương tiện mạo hiểm”, theo Mallaby, hướng nhiều hơn đến hoạt động từ thiện hoặc dịch vụ công.)

 

 

 

The eight founded Fairchild Semiconductor with the help of a broker on the East Coast named Arthur Rock, who raised the requisite “liberation capital.”

 

Tám người thành lập nên Fairchild Semiconductor với sự giúp đỡ của một nhà môi giới ở Bờ Đông tên là Arthur Rock, là người đã huy động được “vốn giải phóng” cần thiết.

 

 

 

Mallaby follows the history through to the present day.

 

Mallaby đưa chúng ta đi quá khứ trong lịch sử cho đến thời điểm hiện tại.

 

 

 

He makes a detour to discuss venture capital in China, where the industry, compared with Silicon Valley, happens to be “less of a boys’ club.”

 

Ông bàn luận vòng vèo về vốn đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc, nơi mà ngành công nghiệp, so với Thung lũng Silicon, có vẻ “ít nam hơn”.

 

 

 

He gives examples of the different kinds of funds, with their various personalities and philosophies.

 

Ông đưa ra ví dụ về nhiều loại quỹ khác nhau, với các đặc tính và triết lý khác nhau.

 

 

 

There are V.C.s who see it as their role to act as mentors and coaches to inexperienced founders.

 

Có những nhà đầu tư mạo hiểm coi vai trò của họ là nhà cố vấn và huấn luyện cho các nhà sáng lập thiếu kinh nghiệm.

 

 

 

There are V.C.s who insist on installing seasoned outsiders at start-ups to serve as C.E.O.s.

 

Có những nhà đầu tư mạo hiểm khăng khăng muốn sắp xếp những người ngoài chuyên môn dày dạn kinh nghiệm tại các công ty khởi nghiệp để làm CEO

 

 

 

There are also “founder-friendly” V.C.s, who promise to be hands-off, allowing genius, no matter how unorthodox or weird, to do its work.

 

Ngoài ra còn có các nhà đầu tư mạo hiểm “thân thiện với nhà sáng lập”, hứa hẹn sẽ sẵn sàng không nhúng tay vào, cho phép các thiên tài, bất kể khác người hay kỳ quặc đến mức nào, thực hiện công việc của mình.

 

 

 

The traditional power of venture capitalists to exert influence over founders has been eroded by an “increasingly rebellious youth culture,” Mallaby says, recounting how Facebook’s Mark Zuckerberg deigned to show up late for a meeting with the venerable firm Sequoia dressed in a T-shirt and pajama pants.

 

Quyền lực truyền thống của các nhà đầu tư mạo hiểm nhằm gây sức ảnh hưởng lên các nhà sáng lập đã bị ăn mòn do “văn hóa giới trẻ ngày càng nổi loạn”, theo Mallaby, kể lại việc Mark Zuckerberg của Facebook đã "hạ cố" ra sao khi đến trễ tại cuộc họp với quý công ty Sequoia, mặc một chiếc áo phông và quần pyjama.

 

 

 

But Mallaby also points to a structural change.

 

Nhưng Mallaby cũng cho thấy tầm quan trọng của thay đổi cơ cấu.

 

 

 

He says that the balance of power has tipped in favor of the most sought-after entrepreneurs because they now have their pick among clamoring suitors:

 

Ông cho rằng cán cân quyền lực đã nghiêng về phía những doanh nhân được săn đón hàng đầu bởi giờ đây họ có quyền lựa chọn trong số các bên đang kêu gọi:

 

 

 

There’s more money than ever before in search of the next big thing.

 

Hơn bao giờ hết, khoản tiền lớn đang được đổ vào việc tìm kiếm hình thức công nghệ có tiềm năng trong tương lai.

 

 

 

The book includes a lot of granular detail about deals getting made, phone calls volleyed back and forth, meetings arranged and postponed.

 

Cuốn sách bao gồm rất nhiều chi tiết cụ thể về các giao dịch được thực hiện, hàng loạt cuộc điện thoại qua lại, các cuộc họp được sắp xếp và trì hoãn.

 

 

 

Banal bits of conversations get recounted, even when they seem only to serve as narrative clutter.

 

Nhiều đoạn hội thoại sáo rỗng được kể lại, kể cả chúng chỉ đóng vai trò như bản tường thuật lộn xộn mà thôi.

 

 

 

(“What are you doing tomorrow morning?”

 

(“Sáng mai cô làm gì?”

 

 

 

“I’m doing nothing.”

 

“Tôi chẳng làm gì cả.”

 

 

 

“Great, how about we meet for breakfast?”)

 

“Tuyệt, vậy chúng ta cùng nhau đi ăn sáng thì thế nào?”)

 

 

 

Some of Mallaby’s metaphors make no sense; he writes that one V.C., learning about a happy surprise, “digested this bolt from the heavens.”

 

Mallaby sử dụng nhiều phép ẩn dụ vô nghĩa; ông tả việc một nhà đầu tư mạo hiểm, khi học được về điều bất ngờ thú vị, là “đã khám phá ra chuyện sét đánh ngang tai.”

 

 

 

Another V.C., also triumphant, “permitted himself just one discreet celebration, like a man who pumps his fist and screams a victory scream, but silently.”

 

Một nhà đầu tư mạo hiểm thắng lợi khác, “chỉ cho phép bản thân ăn mừng thật kín đáo, như cách một gã đàn ông giơ nắm đấm và hò hét vì chiến thắng, nhưng trong âm thầm.”

 

 

 

So this V.C. screamed but didn’t scream — and since he’s only “like” this tortured image, he didn’t pump his fist either?

 

Vậy nên nhà đầu tư này được hét nhưng đã không hét — và bởi vì anh ta “thích” hình ảnh khổ sở này nên anh ta cũng không giơ nắm đấm?

 

 

 

Such is the material that pads this overstuffed book, which never quite delivers on the case it laboriously tries to make.

 

Chất liệu như thế chỉ làm độn thêm cuốn sách đã quá nhồi nhét này, là thứ không bao giờ mang lại hiệu quả cho dù rất cố gắng.

 

 

 

Mallaby’s main argument is that venture capital funds disruption, and disruption is usually to the good.

 

Luận điểm chính của Mallaby là sự thay đổi của các quỹ đầu tư mạo hiểm, và thay đổi thường là theo chiều hướng tốt hơn.

 

 

 

Innovation begets more innovation, delivering us from a stagnant status quo.

 

Đổi mới sinh ra nhiều đổi mới hơn, giải thoát chúng ta khỏi tình trạng trì trệ.

 

 

 

Mallaby has clearly done copious amounts of research, and it’s not as if he’s oblivious to the “alleged shortcomings” of venture capital; he just decides that they’re dwarfed by the “attractions of the industry.”

 

Mallaby rõ ràng đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu, và không phải là không biết đến “những thiếu sót bị cáo buộc” của vốn đầu tư mạo hiểm; ông chỉ cho rằng chúng không đáng kể so với “sức hấp dẫn của ngành”.

 

 

 

A passing sentence allows that all the money poured into Uber in order to “blitzscale” and decimate the competition may have forced existing taxi operators to “compete on a distorted playing field,” but those “incumbent taxi operators,” Mallaby says, were too cozy with municipal regulators anyway.

 

Bản án cho phép toàn bộ số tiền đổ vào Uber nhằm “tăng trưởng thần tốc” và tiêu diệt đối thủ có thể đã buộc các nhà điều hành taxi hiện tại phải “cạnh tranh trên một sân chơi méo mó”, nhưng dẫu sao thì “các nhà điều hành taxi đương nhiệm” đó, Mallaby nói, cũng đã quá thân với các cơ quan quản lý thành phố.

 

 

 

There’s no mention of how utterly calamitous the dominance of apps like Uber has been for such “incumbents” (a dirty word among disrupters) — the financial ruin, the suicides; there’s only the cold (and questionable) conclusion that “cheap venture dollars served to balance that unfair advantage.”

 

Ông không đề cập đến việc sự thống trị của các ứng dụng như Uber đã gây ra tai họa khủng khiếp như thế nào đối với “những kẻ đương nhiệm” đó (từ ngữ xúc phạm những kẻ phá bĩnh) — tàn phá tài chính, những hành động tự sát; chỉ đưa ra kết luận lạnh lùng (và đáng nghi vấn): “những đồng đô la mạo hiểm rẻ tiền được dùng để cân bằng lợi thế bất công.”

 

 

 

Of the spectacular founder flameouts at Uber and WeWork, Mallaby’s apologia is a thing to behold.

 

Khi các nhà sáng lập vĩ đại thất bại với Uber và WeWork, lời biện giải của Mallaby trở nên đáng chú ý.

 

 

 

Their “responsible” V.C. backers may have kept quiet, registering any qualms “politely” and privately until embarrassing information became too public to be ignored, but the real blame, he says, lies not with those adults in the room but with “heedless, late-stage investors” — even though the same venture capitalists were happy to have their wayward founders take those “heedless” investors’ money.

 

Các nhà hỗ trợ vốn đầu tư mạo hiểm “có trách nhiệm” có thể đã giữ im lặng, bày tỏ mối e ngại một cách “lịch sự” và riêng tư cho đến khi tin tức đáng xấu hổ bị công khai, họ không thể bỏ qua, tuy nhiên ông nói, lỗi thực sự không nằm ở những người có trách nhiệm mà là ở “các nhà đầu tư lơ là, chậm trễ” — mặc dù chính những nhà đầu tư mạo hiểm đó đã vui sướng khi thấy các nhà sáng lập ương ngạnh của họ lấy tiền từ những nhà đầu tư “lơ là” kia.

 

 

 

There’s just one critique of venture capital that Mallaby says is deserved — the need for the industry to diversify beyond a “monoculture” that is “too white, too male, too Harvard/Stanford.”

 

Chỉ một lời phê bình của Mallaby được coi là chính đáng về vốn đầu tư mạo hiểm — sự cần thiết đa dạng hóa của ngành công nghiệp vượt ra khỏi “nền độc canh” đã “quá da trắng, quá nam giới, quá Harvard/Stanford”.

 

 

 

This is a fair assessment, but at this point it isn’t exactly speaking truth to power.

 

Đây là một đánh giá công bằng, nhưng tại thời điểm này, nó không chính xác nói lên sự thật đối với quyền lực.

 

 

 

Venture capitalists love to talk about boldness, but one imagines they will appreciate the tone of deferential restraint in this funder-friendly book; much better to get a familiar call for more diversity than anything that might call into question their bottom line.

 

Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nói về sự liều lĩnh nhưng tôi tin họ sẽ đánh giá cao giọng điệu có chừng mực thể hiện sự tôn trọng trong cuốn sách thân thiện với nhà tài trợ vốn này; tốt hơn hết là thực hiện nhu cầu đa dạng hóa quen thuộc thay vì làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.


The Power Law
Venture Capital and the Making of the New Future
By Sebastian Mallaby
482 pages. Penguin Press. $30.

Chia sẻ: