Cuốn sách hấp dẫn về một chủ đề không chắc thành công: Chính sách Dự trữ Liên bang

18 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cuốn sách hấp dẫn về một chủ đề không chắc thành công: Chính sách Dự trữ Liên bang

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

A Fascinating Page-Turner Made From an Unlikely Subject: Federal Reserve Policy

 

Cuốn sách hấp dẫn về một chủ đề không chắc thành công: Chính sách Dự trữ Liên bang

 

 


 

There’s something undeniably gratifying about an elegantly crafted morality tale — and the business reporter Christopher Leonard has written a good one, even if you suspect that the full shape of it isn’t quite as smooth as he makes it out to be.

 

Câu chuyện đạo đức được viết khéo léo có điểm gì đó khiến bạn thực sự hài lòng — và phóng viên kinh doanh Christopher Leonard đã viết nên một câu chuyện hay, kể cả khi bạn không chắc tổng thể tác phẩm có hoàn toàn được thú vị như cách ông tô vẽ lên không.

 

 

 

“The Lords of Easy Money” is a fascinating and propulsive story about the Federal Reserve — yes, you read that right.

 

“The Lords of Easy Money” (Chúa tể của Tiền tệ nới lỏng) là một câu chuyện hấp dẫn và sống động về Cục Dự trữ Liên bang — vâng, bạn không đọc nhầm đâu.

 

 

 

Leonard, in the tradition of Michael Lewis, has taken an arcane subject, rife with the risk of incomprehensibility (or boredom), and built a riveting narrative in which the stakes couldn’t be any clearer.

 

Leonard, giống với Michael Lewis, đã lựa chọn một chủ đề phức tạp, đầy rủi ro vì khó hiểu (hoặc nhàm chán), và viết nên câu chuyện hấp dẫn mà ở đó rủi ro không thể rõ ràng hơn.

 

 

 

The stakes, that is, as Leonard and his protagonist define them, which is the fulcrum on which this entire book turns.

 

Rủi ro, theo Leonard và nhân vật chính trong cuốn sách, là điểm tựa mà toàn bộ cuốn sách này xoay quanh.

 

 

 

“The Lords of Easy Money” filters an argument about the Fed through the experience and worldview of a retired central banker named Thomas Hoenig, who joined the Kansas City Fed in 1973, first as a bank regulator, then ascended the ranks to earn a seat in 1991 at the Federal Open Market Committee, where real decisions about monetary policy get made.

 

“The Lords of Easy Money” đưa ra lập luận về Fed qua trải nghiệm và thế giới quan của giám đốc ngân hàng trung ương đã về hưu Thomas Hoenig. Ông gia nhập Fed Kansas năm 1973, ban đầu là quản lý ngân hàng, từ đó thăng cấp và năm 1991 có một chân tại Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, nơi ban hành các quyết định thực về chính sách tiền tệ.

 

 

 

For years, Hoenig — described by Leonard as a “rule-follower” — fit right in. With few exceptions, he voted yes to what Alan Greenspan, the chairman at the time, wanted to do, and then voted yes to what the next chairman, Ben Bernanke, wanted to do. Then came 2010, when Hoenig cast a string of lone dissenting votes on a committee of 12 where unanimity was prized.

 

Trong nhiều năm, Hoenig — theo Leonard miêu tả là “người tuân theo quy tắc” — hòa nhập tốt. Chỉ trừ một vài ngoại lệ, ông bỏ phiếu thuận theo ý Alan Greenspan, chủ tịch lúc bấy giờ, và tiếp đó bỏ phiếu thuận theo ý của chủ tịch kế nhiệm, Ben Bernanke. Đến năm 2010, duy nhất Hoenig bỏ phiếu phản đối tại ủy ban gồm 12 người, nơi sự nhất trí được đánh giá cao.

 

 

 

What Hoenig adamantly objected to was the Fed’s decision to keep interest rates at zero and begin a new round of buying long-term government debt, a policy known as “quantitative easing,” which effectively injected trillions of new dollars into the banking system — the “easy money” of the book’s title.

 

Vấn đề Hoenig kiên quyết phản đối là quyết định của Fed muốn giữ mức lãi suất bằng 0 và bắt đầu chu kỳ mới mua nợ dài hạn của chính phủ, chính sách được gọi là “nới lỏng định lượng” (trên thực tế là bơm hàng nghìn tỷ đô-la mới vào hệ thống ngân hàng) — chính là “tiền tệ nới lỏng”, tiêu đề cuốn sách.

 

 

 

An inflation hawk (so troubled by the prospect of rising prices that he was keen to limit the Fed’s reach), Hoenig had been fine with such measures during the 2008 financial crisis, when markets were cratering; but he didn’t think that an unemployment rate of 9.6 percent amounted to the kind of emergency that called for turning extraordinary methods for expanding the money supply into a matter of course.

 

Là một diều hâu lạm phát (lo ngại về viễn cảnh giá cả tăng cao đến mức muốn hạn chế tầm hoạt động của Fed), Hoenig từng đồng thuận với các biện pháp như vậy trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi thị trường đang sụp đổ; nhưng ông không cho rằng tỷ lệ thất nghiệp 9,6% là mức độ khẩn cấp đòi hỏi phải thay đổi các phương pháp bất thường về mở rộng cung tiền thành giải pháp thông thường.

 

 

 

A large part of “The Lords of Easy Money” is given over to trying to rehabilitate Hoenig’s reputation, which took a hit when, year after year, the inflation he warned about failed to happen.

 

Phần lớn cuốn sách “The Lords of Easy Money” được viết với mục đích cố gắng khôi phục danh tiếng đã bị tổn hại của Hoenig bởi tình trạng lạm phát mà ông cảnh báo, năm này qua năm khác, đã không xảy ra.

 

 

 

But inflation did happen, Leonard repeatedly emphasizes, just not in the form that people thought it would take.

 

Tuy nhiên, lạm phát đã xảy ra, Leonard nhiều lần nhấn mạnh, không phải ở dạng mà mọi người nghĩ rằng nó sẽ xảy ra.

 

 

 

What escalated weren’t consumer prices but asset prices:

 

Thứ leo thang không phải là giá tiêu dùng mà là giá tài sản:

 

 

 

In the last decade, the stock market boomed while the real economy sputtered along.

 

Trong thập kỷ vừa qua, thị trường chứng khoán bùng nổ trong khi nền kinh tế thật yếu ớt.

 

 

 

Hedge funds, banks and private equity firms were all incentivized to create newer, riskier and ever more exotic forms of debt.

 

Các quỹ phòng hộ, ngân hàng và các công ty cổ phần tư nhân đều được khuyến khích tạo ra các hình thức nợ mới hơn, rủi ro hơn và khác thường hơn bao giờ hết.

 

 

 

All that new money was helping to fund another speculative bubble while simultaneously leaving little room for the Fed to maneuver in the event of another crash.

 

Toàn bộ khoản tiền mới đó đã góp phần thúc đẩy bong bóng đầu cơ khác đồng thời không cho Fed cơ động trong trường hợp xảy ra một vụ sụp đổ khác.

 

 

 

Leonard says that this asset speculation further enriched the wealthy few while work became ever more precarious for the many.

 

Theo Leonard, việc đầu cơ tài sản này càng làm giàu thêm cho số ít người giàu trong khi càng khiến cho phần lớn lao động trở nên bấp bênh.

 

 

 

The last third of the book introduces us to one of the many:

 

Ở 1/3 cuối cuốn sách giới thiệu cho chúng ta một nhân vật đặc biệt:

 

 

 

John Feltner, who in 2013 landed a unionized job at Rexnord, a manufacturer of heavy-industry equipment, just a few years before the company decided to move his Indianapolis plant to Mexico.

 

John Feltner, từng nhận được công việc thuộc công đoàn tại Rexnord (nhà sản xuất thiết bị công nghiệp nặng) vào năm 2013, chỉ vài năm trước khi công ty quyết định chuyển nhà máy Indianapolis của họ sang Mexico.

 

 

 

Leonard has chosen Rexnord as an example advisedly.

 

Leonard rất thận trọng khi lấy Rexnord làm ví dụ.

 

 

 

First, starting in the 1980s, a string of private equity firms saddled Rexnord with so much debt that the company’s reason for being became the servicing of that debt.

 

Thứ nhất, bắt đầu từ những năm 1980, một chuỗi các quỹ đầu tư tư nhân đã chất lên Rexnord khoản nợ cực lớn đến mức lý do tồn tại của công ty là thanh toán khoản nợ đó.

 

 

 

Second, one of the private equity firms that acquired Rexnord in the early 2000s was the Carlyle Group, and one of the partners of the Carlyle Group at the time was Jerome Powell, currently the chair of the Federal Reserve.

 

Thứ hai, một trong những quỹ đầu tư tư nhân mua lại Rexnord đầu những năm 2000 là Tập đoàn Carlyle, và một trong những cổ đông của Tập đoàn Carlyle thời điểm đó là Jerome Powell, hiện là chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang.

 

 

 

Powell was appointed as the chair in 2018 by then-President Donald Trump — the same Donald Trump whose populist rhetoric had gotten the vote of a frustrated Feltner two years before.

 

Powell được bổ nhiệm làm chủ tịch vào năm 2018 bởi Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ — cũng chính là Donald Trump với bài hùng biện dân túy nhận được phiếu bầu từ Feltner đang tuyệt vọng của hai năm trước đó.

 

 

 

All of this usefully highlights how extreme financialization has transformed (or deformed) the economy and our politics, even if Powell’s connection to Rexnord ended long before Feltner worked there and his job was moved to Mexico.

 

Tất cả những điều này, một cách hữu ích, làm nổi bật quá trình tài chính hóa cực đoan đã biến đổi (hay biến dạng) nền kinh tế và chính trị của chúng ta như thế nào, ngay cả khi mối liên hệ của Powell với Rexnord chấm dứt từ lâu trước khi Feltner làm việc ở đó và công việc của ông được chuyển đến Mexico.

 

 

 

Powell, who last week signaled a willingness to raise interest rates if inflation persists, is depicted as someone so protean that it’s almost as if he’s the personification of the financial system writ large — an improvisational, politically astute operator to Hoenig’s principled but doomed Cassandra.

 

Powell, người tuần trước đã ra dấu sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn ở mức cao, được miêu tả là người rất hay thay đổi, giống như hiện thân của hệ thống tài chính với mức độ rõ hơn — là nhà điều hành ngẫu hứng, sắc sảo về mặt chính trị, đối lập với tính nguyên tắc nhưng bi đát như Cassandra của Hoenig.

 

 

 

Powell’s good standing among the Washington establishment comes across as suspect, though Leonard has no patience for anti-establishment conspiracy theories either, and he laments that criticisms of the Fed’s easy-money policies in the last decade have mainly been the purview of “right-wing cranks.”

 

Địa vị cao của Powell trong giới quyền uy Washington có vẻ đáng ngờ, mặc dù Leonard cũng không ủng hộ các thuyết âm mưu chống lại giới quyền uy, và ông than vãn rằng những chỉ trích về các chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed trong thập kỷ qua chủ yếu là của “những kẻ lập dị cánh hữu.”

 

 

 

He takes a great deal of care making Hoenig’s hawkishness sound like good old common sense — as if it’s simply the inevitable conclusion drawn by a stalwart steward of “prudence and integrity.”

 

Ông vô cùng cẩn trọng miêu tả tính diều hâu của Hoenig sao cho có vẻ thường thức  — như thể chỉ đơn giản là kết quả thường thấy từ một người quản lý đáng tin cậy, “thận trọng và chính trực”.

 

 

 

Which it very well may be, though Hoenig’s hard-line position glides through this book mostly uncontested, with only a scant sense of why it didn’t win over the other economists at the Fed.

 

Điều đó rất có khả năng xảy ra, cho dù quan điểm cứng rắn của Hoenig lướt qua cuốn sách này phần lớn không đáng nghi, ngoài vài suy đoán về lý do vì sao nó không nhận được ủng hộ từ các nhà kinh tế khác tại Fed.

 

 

 

You wouldn’t know that there have been any serious developments in economic ideas since Hoenig was deeply influenced by the inflationary spiral of the 1970s.

 

Bạn sẽ không biết được rằng các khái niệm kinh tế đã có nhiều phát triển hệ trọng kể từ khi Hoenig chịu tác động mạnh mẽ từ vòng xoáy lạm phát của những năm 1970.

 

 

 

There is no mention at all of modern monetary theory, advocated most prominently by the economist Stephanie Kelton, which takes to heart a line from John Maynard Keynes:

 

Thuyết tiền tệ hiện đại (được nhà kinh tế học Stephanie Kelton ủng hộ nhiệt thành) hoàn toàn không được kể đến, lý thuyết này khiến chúng ta phải suy ngẫm câu nói của John Maynard Keynes:

 

 

 

“Anything we can actually do, we can afford.”

 

“Bất kể việc gì chúng ta thực sự có thể làm, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng.”

 

 

 

Even if Hoenig thinks it’s utter garbage, it would have been good to see exactly how, when pressed, he makes his case.

 

Ngay cả khi Hoenig cho rằng lý thuyết này hoàn toàn vô nghĩa, hẳn sẽ rất thú vị khi biết chính xác ông sẽ bảo vệ quan điểm như nào khi bị dồn ép.

 

 

 

Nor does Leonard address what could have happened if Hoenig had gotten his way back in 2010.

 

Leonard cũng không chỉ ra những gì có thể xảy ra nếu Hoenig quay trở về năm 2010.

 

 

 

What the economic historian Adam Tooze calls the “deflationary misery” of the 1930s loomed understandably large in the Fed’s institutional memory, a terrible reminder of what could happen when the institution failed to counteract a collapsing banking system by buoying the money supply.

 

Khái niệm mà nhà sử học kinh tế Adam Tooze gọi là “tình trạng khốn khổ giảm phát” của những năm 1930 còn hiện rõ trong ký ức nhiều người ở Fed, đó là lời nhắc nhở khủng khiếp về những gì có thể xảy ra khi tổ chức này không thể kháng cự lại hệ thống ngân hàng đang sụp đổ bằng cách tăng cung tiền.

 

 

 

Not to mention that in 2010 the Fed’s actions indicated that it had become a guarantor not just for the American economy but for the global financial system.

 

Chưa kể trong năm 2010, các hành động của Fed cho thấy Fed đã trở thành người bảo lãnh không chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà còn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

 

 

 

Tooze’s recent books, “Crashed” and “Shutdown,” suggest that the relationships between the Fed, the U.S. economy and the global system have all been torqued to the point where an urge to stand athwart it all, yelling “stop,” is futile.

 

Những cuốn sách gần đây của Tooze, “Crashed” (Sụp đổ) và “Shutdown” (Đóng cửa chính phủ), cho thấy các mối quan hệ giữa Fed, nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu đều đã trở nên rối rắm đến mức thôi thúc đấu tranh chống lại tất cả, hét lên “dừng lại”, đều là vô ích.

 

 

 

Leonard (or Hoenig) is right to recognize how precarious, and how dangerous, the current situation is.

 

Leonard (hay Hoenig) đã đúng khi nhận ra tình hình hiện tại bấp bênh và nguy hiểm đến mức nào.

 

 

 

Leonard (or Hoenig) is right to call for some “long-term thinking,” too.

 

Leonard (hay Hoenig) cũng đúng khi kêu gọi “tư duy dài hạn”.

 

 

 

Still, “The Lords of Easy Money” presents the complexity of the current system as if it were merely disguising some unshakable fundamentals; there’s a satisfying clarity to reading a book that puts the jumble of political and economic turmoil into such stark narrative terms, but there’s more to the story than that.

 

Tuy nhiên, cuốn sách “The Lords of Easy Money” chỉ miêu tả sự phức tạp của hệ thống hiện tại như thể đang che đậy một số nguyên tắc cơ bản không thể thay đổi; việc đọc được một cuốn sách viết về mớ bòng bong của bất ổn chính trị và kinh tế bằng ngôn từ kể chuyện đơn giản như vậy mang lại cảm giác rõ ràng, hài lòng, nhưng câu chuyện còn nhiều hơn thế nữa.


The Lords of Easy Money
How the Federal Reserve Broke the American Economy
By Christopher Leonard
373 pages. Simon & Schuster. $30.

Chia sẻ: