Bài hát phân biệt chủng tộc đã bắt rễ rất sâu vào văn hóa Mỹ

25 6 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Bài hát phân biệt chủng tộc đã bắt rễ rất sâu vào văn hóa Mỹ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Racist Song That Has Dug Deep Roots in American Culture

 

Bài hát phân biệt chủng tộc đã bắt rễ rất sâu vào văn hóa Mỹ

 

 


 

It is an old, old song, written in a discredited age and made infamous in blackface, but every spring it rises from the bluegrass and bad hats and bourbon fog, and the people of the Commonwealth sing it alive again.

 

Đó là một bài hát xưa rất xưa, được viết trong một thời đại ô danh và được làm cho khét tiếng với khuôn mặt bôi đen của kép hát da trắng, nhưng mỗi mùa xuân, nó lại cất lên từ đồng cỏ xanh, từ những kẻ du thủ du thực, và từ ly cocktail bourbon fog, và người dân Khối thịnh vượng chung lại hát nó một cách sinh động.

 

 

 

As the beautiful racehorses stomp and shy toward the starting gate, a marching band sounds across the storied turf of Churchill Downs and 150,000 rise to sing a song about a slave torn from his wife and children and sold downriver to Louisiana, into an even deeper hell.

 

Khi những con ngựa đua xinh đẹp nện vó và khựng lại hướng về cổng xuất phát, một ban nhạc diễu hành chơi vang khắp trường đua huyền thoại Churchill Downs và 150.000 con người đứng lên hát bài hát về một người nô lệ bị giằng giật khỏi vợ con và bị bán xuống vùng cửa sông Louisiana, vào một tầng địa ngục thậm chí còn sâu hơn.

 

 

 

And they begin to weep, a lot of them, not because of the evils of chattel slavery, but because that old song, its lyrics and very meaning altered and whitewashed over time, is such a part of their sense of place, of home, that they hear something else.

 

Và họ bắt đầu khóc, đa số bọn họ, không phải vì những xấu xa của sự chiếm hữu nô lệ, mà vì bài hát cổ xưa ấy – ca từ và chính ý nghĩa của nó lâu dần được cải biên và bị che giấu sự thật – là một phần trong ý thức của họ về nơi chốn, về quê hương, nên họ nghe thấy điều gì đó khác.

 

 

 

People who love the song say there is, in that moment, a kind of serenity, a sweet longing for something lost over the passing years, even if they cannot put into words what that something is.

 

Những người yêu thích bài hát ấy nói rằng trong khoảnh khắc đó có cái gì đó tựa như sự bình yên, một niềm khát khao dịu ngọt về một thứ gì đó đã mất đi theo năm tháng lướt qua, dẫu rằng họ không thể diễn tả thành lời thứ đó là gì.

 

 

 

How this came to be, how the song so captured these people and a wider world, is the haunting question that the native Kentuckian Emily Bingham answers so thoroughly and forcefully in “My Old Kentucky Home,” her history of an American song.

 

Làm sao mà nó lại là như thế, làm sao mà bài hát này lại thu hút đến thế với những người này và một giới rộng lớn hơn, là câu hỏi ám ảnh mà Emily Bingham sinh ra tại Kentucky sẽ trả lời một cách chi tiết và sinh động trong “My Old Kentucky Home” (“Ngôi nhà xưa của tôi ở Kentucky”) – câu chuyện lịch sử của chị về một bài hát của Mỹ.

 

 

 

It tries to explain how Stephen Foster’s iconic work, one that paints chattel slavery as wistful, warm and deeply lamented, could become the anthem of a place, sung with the reverence of a hymn.

 

Cuốn sách này cố thử giải thích làm cách nào mà tác phẩm mang tính biểu tượng của Stephen Foster – một tác phẩm miêu tả sự chiếm hữu nô lệ là buồn bã, ác nghiệt và vô cùng xót xa – lại có thể trở thành bài ca của một địa phương, được hát lên với lòng tôn kính như một bài thánh ca.

 

 

 

But this book is more than just a kind of archaeological deep dig; it attempts a reckoning, a kind that many Southerners, especially, will recognize and understand, because they have long been searching for something like it themselves.

 

Song cuốn sách này không chỉ là một thể loại đào sâu nghiên cứu kiểu khảo cổ; nó cố nhằm đến phán xét, một thể loại mà đặc biệt là nhiều người miền Nam sẽ nhận ra và hiểu được, bởi vì họ đã tự thân tìm kiếm một thứ giống như thế từ lâu.

 

 

 

For many Kentuckians, the song would become part of their very hearts.

 

Với nhiều người Kentucky, bài hát này đã trở thành một phần trong tim họ.

 

 

 

Changing times forced alterations in its lyrics, but removing the offensive words did not change its genesis.

 

Thời thế thay đổi buộc ca từ của bài hát này phải cải biên, nhưng loại bỏ những từ ngữ phản cảm không làm thay đổi nguồn gốc của nó.

 

 

 

It was published in 1853, belying a popular myth that its lyrics are about homesick troops in the Civil War.

 

Nó được xuất bản năm 1853, trái với một câu chuyện hoang đường được nhiều người truyền tụng rằng ca từ của nó nói về những người lính nhớ nhà trong cuộc Nội chiến.

 

 

 

It was inspired by Harriet Beecher Stowe’s “Uncle Tom’s Cabin,” the story of a slave ripped from his family in Kentucky and sold south, where he is eventually whipped to death.

 

Nó được lấy cảm hứng từ cuốn “Uncle Tom’s Cabin” (“Túp lều bác Tôm”) của Harriet Beecher Stowe, câu chuyện về một người nô lệ bị giằng giật khỏi gia đình mình ở Kentucky và bị bán xuống miền nam, nơi cuối cùng bác ta bị đánh đập đến chết.

 

 

 

But Foster would paint slavery as sentimental; it was the kind of thing Americans would sing in their parlors.

 

Nhưng Foster đã miêu tả chế độ nô lệ như một thứ ủy mị đa cảm; nó là cái thứ mà người Mỹ hát trong phòng khách của họ.

 

 

 

“The time has come when the darkies have to part, / Then my old Kentucky home, good night!”

 

“Đã đến lúc những người da đen phải chia tay, / Vậy thì hỡi ngôi nhà xưa của tôi ở Kentucky, hãy ngon giấc nhé!”

 

 

 

Wildly popular, it would be performed by white men in blackface in crowded halls in New York and minstrel shows as far away as Tokyo Bay.

 

 Bài hát này thịnh hành rộng rãi, nó được những người đàn ông da trắng với khuôn mặt bôi đen biểu diễn tại những đại sảnh đông đúc ở New York và trong những buổi biểu diễn của các ban ca múa nhạc mô phỏng cuộc sống của người da đen xa đến tận Vịnh Tokyo.

 

 

 

It was sung by Bing Crosby and Bugs Bunny and John Prine, and in black-and-white movies, the kind where Shirley Temple tapped across the screen hand in hand with an old Black gentleman in servant’s clothes (played by the legendary Bill Robinson).

 

Nó được Bing Crosby, Bugs Bunny và John Prine hát, và được hát trong những phim đen trắng, loại phim mà trong đó Shirley Temple nhảy gõ giày suốt từ đầu đến cuối màn hình với một quý ông da đen già trong trang phục của người hầu (do huyền thoại Bill Robinson đóng).

 

 

 

The song is a thing from antiquity, yes, but in 2022, in an America at war with itself, this book seems to arrive just in time.

 

Bài hát là một câu chuyện từ thời xa xưa, đúng thế, song vào năm 2022, tại một nước Mỹ đang trong trạng thái xung đột nội tại, cuốn sách này dường như ra mắt rất đúng lúc.

 

 

 

Bingham, in her words, scrubs off some of that burned cork to see what is underneath.

 

Bingham, như lời chị nói, đã cọ sạch một số nút bần bị cháy ấy để xem bên dưới là gì.

 

 

 

For Bingham herself, a Harvard-educated child of white privilege whose ancestors owned slaves, it would present a personal contradiction.

 

Về phần bản thân Bingham, một đứa con được học hành tại Harvard có đặc quyền của những người da trắng mà tổ tiên họ từng sở hữu nô lệ, cuốn sách đó có thể thể hiện một mâu thuẫn nội tâm.

 

 

 

She wore the big hats, too, and wept when the song played, but would come to realize the sin was not in loving a song but in failing to understand it.

 

Chị cũng đội những chiếc mũ to, và khóc khi bài hát vang lên, song rốt cuộc lại nhận ra rằng tội lỗi không phải là yêu một bài hát mà là không hiểu được nó.

 

 

 

And understanding it, knowing its beginnings and long, tortured journey into a third century of painted-over suffering, she reckoned that it did not belong to her, but to those wounded most by it; they should decide its future.

 

Và khi hiểu nó, biết khởi đầu của nó và cuộc hành trình đằng đẵng, bị xuyên tạc, đi vào thế kỷ thứ ba của nỗi đau bị che phủ dưới lớp sơn, chị cho rằng nó không thuộc về mình, mà thuộc về những người bị nó làm tổn thương nhiều nhất; họ nên quyết định tương lai của nó.

 

 

 

Her book offers its readers the same choice, between understanding and sweet nostalgia, between the splinters and thorns of history and about the worst thing people can do to one another, and a smooth, thin, polished veneer.

 

Cuốn sách của chị mang đến cho độc giả cùng một sự lựa chọn, giữa sự thấu hiểu và nỗi hoài nhớ dịu nhẹ, giữa những mảnh vỡ và chông gai của lịch sử và về điều tồi tệ nhất mà con người có thể gây ra cho nhau, và một lớp vỏ che đậy bên ngoài mượt mà, mỏng mảnh, láng bóng.


MY OLD KENTUCKY HOME
The Astonishing Life and Reckoning of an Iconic American Song
By Emily Bingham

Chia sẻ: