Hãng Apple, “Hậu Steve”

10 6 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Hãng Apple, “Hậu Steve”

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Apple Inc., ‘After Steve’

 

Hãng Apple, “Hậu Steve”

 

 


 

A new history of the trillion-dollar company in the wake of Steve Jobs.

 

Lịch sử mới của công ty ngàn-tỷ-đô-la hậu Steve Jobs.

 

 

 

Between 2001 and 2010, Apple launched the iPod, the iPhone, the MacBook Air and the iPad; each redefined its product category.

 

Trong quãng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, Apple đã tung ra thị trường những sản phẩm iPod, iPhone, MacBook Air và iPad; mỗi sản phẩm này đã định nghĩa lại chủng loại sản phẩm của nó.

 

 

 

Of these, the iPhone was the most important.

 

Trong số này, quan trọng nhất là iPhone.

 

 

 

Its obvious superiority forced every other company selling expensive phones to copy Apple’s design or collapse.

 

Tính ưu việt hiển nhiên của nó đã buộc mọi công ty bán điện thoại đắt tiền khác phải sao chép thiết kế của Apple hoặc sụp đổ.

 

 

 

(Nokia, BlackBerry and Palm were gutted within years.)

 

(Nokia, BlackBerry và Palm đã bị khốn đốn trong nhiều năm.)

 

 

 

The Apple of 2010, at the end of its decennium mirabilis, had a record of hardware innovation no other electronics firm could match.

 

Apple của năm 2010, ở cuối giai đoạn mười năm rực rỡ của nó, đã lập một kỷ lục về cách tân phần cứng mà không một hãng điện tử nào địch được.

 

 

 

Including the Apple of 2020.

 

Kể cả Apple của năm 2020.

 

 

 

Steve Jobs, Apple’s co-founder and animating spirit, died in 2011, leaving the firm in the hands of Jony Ive, the British-born designer-savant, and Tim Cook, a child of Alabama who’d become a master of supply chains and production costs.

 

Steve Jobs, nhà đồng sáng lập và là linh hồn truyền sức sống cho Apple, đã qua đời năm 2011, để lại công ty cho Jony Ive – nhà thiết kế gốc Anh quốc – và Tim Cook – một người sinh ra ở Alabama và đã trở thành bậc thầy về chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất – cai quản.

 

 

 

“After Steve,” by the New York Times reporter Tripp Mickle, covers Ive’s and Cook’s careers, and how they and the company changed after they took over.

 

Cuốn “After Steve” (“Hậu Steve”) do phóng viên Tripp Mickle của tờ New York Times viết bao gồm sự nghiệp của Ive và Cook, và bản thân họ cũng như hãng này đã thay đổi thế nào sau khi họ tiếp quản.

 

 

 

The book traces the evolution and end of Ive and Cook’s partnership, involving compendious review of public sources and over 200 interviews with current and former Apple employees and advisers; the cast of characters itself runs to four pages.

 

Cuốn sách nói về quá trình phát triển và chấm dứt quan hệ đối tác của Ive và Cook, bao gồm việc xem xét tổng quát những nguồn tin công khai và hơn 200 cuộc phỏng vấn với các nhân viên và các nhà cố vấn hiện thời và trước đây của Apple; chỉ riêng danh sách dàn nhân vật này đã dài đến bốn trang.

 

 

 

Some of this technique is in response to Apple’s “culture of omertà” — apparently, neither Ive nor Cook agreed to speak to the author for attribution — but Mickle uses comparative descriptions to sketch out their differences, like how Ive drives to work in a bright yellow Saab, Cook in a drab Honda Accord.

 

Phương pháp này phần nào là để đáp trả cái “văn hóa omertà [luật im lặng]” của Apple – có vẻ như cả Ive và Cook đều không chấp nhận nói chuyện với tác giả để dẫn nguồn thông tin – nhưng Mickle sử dụng những miêu tả so sánh để phác họa sự khác biệt của họ, chẳng hạn như cái cách Ive lái siêu xe Saab màu vàng tươi, Cook lái một chiếc Honda Accord nâu xám ra sao.

 

 

 

Both men helped save a sinking Apple in the 1990s — Ive first, overseeing the design of a new line of computers with candy-colored transparent cases.

 

Cả hai người đều đã góp phần cứu nguy cho Apple đang sa lầy vào những năm 1990 – đầu tiên là Ive, lúc bấy giờ đang giám sát việc thiết kế một dòng máy tính mới có vỏ trong suốt màu kẹo.

 

 

 

When the iMac launched in 1998, Jobs unveiled Ive’s creation by pulling a sheet off it, as if it were a sculpture, saying, “It looks like it’s from another planet, a good planet with better designers.”

 

Năm 1998, khi iMac ra mắt, Jobs đã vén màn tác phẩm của Ive bằng cách kéo một tấm phủ ra khỏi nó, cứ như thể đó là một tác phẩm điêu khắc, mà nói rằng: "Trông nó như từ một hành tinh khác, một hành tinh tốt đẹp với những nhà thiết kế giỏi giang hơn".

 

 

 

Those eye-catching iMacs improved the company’s public perception, staff morale and bottom line all at once.

 

 Những chiếc iMac bắt mắt đó đã cùng lúc cải thiện nhận thức của công chúng, tinh thần của nhân viên và kết quả kinh doanh của hãng.

 

 

 

Apple was saved.

 

Apple đã được cứu thoát.

 

 

 

Now it just had to grow.

 

Bây giờ nó chỉ việc lớn mạnh.

 

 

 

That same year, Jobs tapped Cook to rework Apple’s inefficient production line.

 

Cùng năm ấy, Jobs đã bàn với Cook việc hiệu chỉnh lại dây chuyền sản xuất kém hiệu quả của Apple.

 

 

 

Cook, who’d previously run the supply chain for Compaq, was famously demanding and detail-oriented.

 

Cook, trước đó đã từng điều hành chuỗi cung ứng cho Compaq, nổi tiếng là người đòi hỏi khắt khe và cực kỳ tỉ mỉ.

 

 

 

When his staff presented a plan to increase inventory turnover from 25 times a year to 100 to save money on “spoiling parts,” Cook calmly asked, “How would you get to a thousand?”

 

Khi nhân viên của ông trình bày kế hoạch tăng quay vòng hàng tồn kho từ 25 lần một năm lên 100 lần để tiết kiệm khoản tiền “làm hư hỏng linh kiện”, Cook đã điềm tĩnh hỏi: “Thế anh sẽ làm thế nào để đạt đến 1.000 lần?”

 

 

 

Joe O’Sullivan, who was running operations when Cook arrived, said, “I saw grown men cry.

 

Joe O’Sullivan, người đang điều hành hoạt động khi Cook gia nhập hãng, nói:

 

 

 

… He went into a level of detail that was phenomenal.”

 

“Tôi đã thấy những người đàn ông trưởng thành phải khóc.

 

 

 

Ive was also demanding, of both his colleagues and external suppliers.

 

… ông ấy đã đi vào chi tiết đến mức phi thường.”

 

 

 

In one meeting, shown a piece of polished aluminum for a laptop case, Ive became visibly upset at imperfections barely visible to the others.

 

Ive cũng là người đòi hỏi khắt khe với cả đồng nghiệp và các nhà cung cấp bên ngoài.

 

 

 

Seeking to calm him, one of his colleagues handed him a red Sharpie, telling Ive to circle what was wrong.

 

Trong một cuộc họp, khi được cho xem một miếng nhôm đánh bóng để làm vỏ máy tính xách tay, Ive bực tức ra mặt trước những khiếm khuyết mà những người khác khó lòng thấy được.

 

 

 

“I’ve got a different idea,” came Ive’s reply.

 

Để cố gắng làm ông ta nguôi giận, một trong những đồng nghiệp của ông đưa cho ông một chiếc bút dạ Sharpie màu đỏ, đề nghị Ive khoanh tròn những gì không đúng.

 

 

 

“Get me a bucket of red paint.

 

"Tôi vừa nảy ra một ý khác", Ive trả lời.

 

 

 

I’ll dip this in it and wipe off the things that are right.”

 

“Hãy lấy cho tôi một thùng sơn đỏ.

 

 

 

Ive was not just a perfectionist but a corporate infighter as well.

 

Tôi sẽ nhúng cái này vào đó và lau sạch những chỗ đúng".

 

 

 

He revoked engineers’ access to the design wing if they talked too loudly or mentioned costs.

 

Ive không chỉ là một người theo chủ nghĩa cầu toàn mà còn là một người hay đấu đá trong hãng. ông ta thu hồi quyền truy cập của các kỹ sư vào bộ phận thiết kế nếu họ xì xào bàn tán quá ầm ĩ hoặc đề cập đến chi phí.

 

 

 

This sort of behavior was so widely known, a source in H.R. told Mickle they’d sometimes physically hidden staff from Ive to keep them from getting fired.

 

Kiểu hành xử này hầu như ai cũng biết, một nguồn tin từ bộ phận Nhân sự nói với Mickle rằng đôi khi họ phải che giấu nhân viên không cho Ive trông thấy để tránh cho họ không bị sa thải.

 

 

 

Perfectionism isn’t enough to create a great product, however.

 

Thế nhưng chủ nghĩa cầu toàn đâu phải đã đủ để tạo ra một sản phẩm xuất sắc.

 

 

 

After Jobs’s death, there was uncertainty about what the Next Big Thing might be.

 

Sau khi Jobs qua đời, vẫn chưa ai biết chắc Đại Sản phẩm Kế tiếp có thể là gì.

 

 

 

Home automation, health care devices, self-driving cars, televisions and various headphones were all explored, and some launched.

 

Thiết bị tự động hóa gia đình, thiết bị chăm sóc sức khỏe, ô tô tự hành, TV và các loại tai nghe khác nhau đều đã được thăm dò và một số đã được tung ra thị trường.

 

 

 

But for most of Ive’s remaining tenure, the centerpiece of Apple’s device work — and therefore of Mickle’s book — would be the Apple Watch.

 

Nhưng với phần lớn thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của Ive, thì tâm điểm của dòng sản phẩm thiết bị Apple – và vì vậy là tâm điểm của cuốn sách của Mickle – sẽ là Đồng hồ đeo tay Apple.

 

 

 

Ive had been the key figure in product design for years, but in his elevated role, Mickle writes, “designers defined how a product would look and had an outsize voice in its functions.

 

Trước đó Ive đã là nhân vật chủ chốt ở bộ phận thiết kế sản phẩm nhiều năm, nhưng trong vai trò đã được thăng hạng của ông ta, Mickle viết, “các nhà thiết kế đã xác định một sản phẩm sẽ có hình dáng thế nào và có tiếng nói mạnh mẽ trong các chức năng của nó ra sao.

 

 

 

Staff began summarizing their power in a single phrase:

 

Nhân viên bắt đầu tổng kết sức mạnh của họ bằng một câu duy nhất:

 

 

 

‘Don’t disappoint the gods.’”

 

‘Không làm thánh thần thất vọng’”.

 

 

 

Apple’s wealth underwrote Ive’s perfectionism.

 

Sự giàu có của Apple đảm bảo tài trợ cho chủ nghĩa cầu toàn của Ive.

 

 

 

Leather for the wristband was sourced from tanneries across Europe; countless hours were poured into the design and manufacture of the customized winding crown.

 

Da làm dây đeo đồng hồ có nguồn gốc từ các xưởng thuộc da khắp châu Âu; không biết bao nhiêu thì giờ đã được đổ vào việc thiết kế và sản xuất núm lên dây cót được thửa riêng.

 

 

 

Determined from the beginning to make ultraexpensive versions, Ive requested — and got — a new 18-karat alloy that was twice as durable as ordinary gold.

 

Quyết tâm tạo ra các phiên bản siêu đắt tiền ngay từ đầu, Ive đã yêu cầu – và đã có được – một loại hợp kim 18 karat mới có độ bền gấp đôi vàng thông thường.

 

 

 

Yet as the story unfolds, it becomes clear the watch will not be the Next Big Thing.

 

Tuy vậy, khi câu chuyện mở dần, hóa ra chiếc đồng hồ ấy hiển nhiên sẽ không phải là Đại Sản phẩm Kế tiếp.

 

 

 

As Ive acquires more control than he had over the iPhone, the watch shifts from a useful screen on your wrist into a fashion object.

 

Khi Ive đã có được nhiều quyền kiểm soát hơn so với quyền kiểm soát iPhone, chiếc đồng hồ đó đã chuyển từ một màn hình hữu dụng trên cổ tay bạn thành một món đồ thời trang.

 

 

 

Meetings with the Vogue editor Anna Wintour, a product event in Paris and the creation of a $17,000 model run alongside gradually reduced expectations for its health tracking and battery life.

 

Những cuộc gặp với nhà biên tập Anna Wintour của tạp chí Vogue, một sự kiện về sản phẩm ở Paris và sự sáng tạo một mẫu đồng hồ trị giá 17.000 đô la chạy song song với những kỳ vọng giảm dần về tính năng theo dõi sức khỏe và tuổi thọ pin của nó.

 

 

 

By the time it finally launches and sales fall short of projections, the reader has seen it coming, one decision at a time.

 

Vào lúc nó rốt cuộc cũng được tung ra thị trường và doanh số bán hàng không đạt so với dự đoán, thì độc giả đã thấy trước rồi, từng quyết định một.

 

 

 

In contrast to Ive’s big project, Cook faced a welter of events. He was called before Congress over taxes. He had to apologize for poor performance in the earliest iteration of Apple Maps.

 

Trái lại với dự án lớn của Ive, Cook phải đối mặt với một mớ hổ lốn các sự kiện. ông ấy đã bị gọi ra trước Quốc hội về vấn đề thuế má. ông ấy đã phải xin lỗi vì phiên bản ra mắt sớm nhất của Apple Maps đã hoạt động kém.

 

 

 

The Samsung Galaxy, an iPhone competitor, regularly burst into flames.

 

Samsung Galaxy, đối thủ cạnh tranh của iPhone, rất hay bị bốc cháy.

 

 

 

China’s largest telecom, China Mobile, signaled interest in selling iPhones.

 

Hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc là China Mobile đã tỏ ra quan tâm đến việc bán iPhone.

 

 

 

In 2014, Cook made history in Bloomberg Businessweek, writing, “While I have never denied my sexuality, I haven’t publicly acknowledged it either, until now.

 

Năm 2014, Cook đã làm nên lịch sử trên tuần tạp chí Bloomberg Businessweek khi viết rằng: “Mặc dù tôi chưa bao giờ phủ nhận xu hướng tính dục của mình, nhưng tôi cũng chưa công khai thừa nhận điều đó, cho đến nay.

 

 

 

So let me be clear: I’m proud to be gay, and I consider being gay among the greatest gifts God has given me.”

 

 Vì vậy tôi xin minh bạch: Tôi tự hào là người đồng tính và tôi cho rằng là người đồng tính là một trong những món quà tuyệt nhất mà Chúa đã ban cho tôi.”

 

 

 

He was the first C.E.O. of a Fortune 500 company to come out.

 

ông ấy là C.E.O đầu tiên của một công ty nằm trong danh sách Fortune 500 đã công khai ra mặt.

 

 

 

And of course, in 2018, he became the first leader of a public company worth a trillion dollars.

 

Và tất nhiên, năm 2018, ông trở thành lãnh đạo đầu tiên của một công ty đại chúng trị giá một ngàn tỷ đô la.

 

 

 

Then two trillion. Then three.

 

Rồi hai ngàn tỷ. Rồi ba ngàn.

 

 

 

Mickle builds a dense, granular mosaic of the firm’s trials and triumphs, showing us how Apple, built on Ive’s successes in the 2000s, became Cook’s company in the 2010s.

 

Mickle xây dựng một bức tranh hoành tráng dày đặc, cực kỳ chi tiết về những thử nghiệm và thành tích của hãng này, cho chúng ta thấy làm thế nào mà Apple, được xây dựng trên những thành công của Ive trong những năm 2000, đã trở thành công ty của Cook vào những năm 2010.

 

 

 

Ive, long since knighted, becomes increasingly captivated by opportunities outside Apple — a museum exhibition, a charity auction, an immersive Christmas tree installation — and goes part time in 2015.

 

Ive, kể từ khi được phong tước hiệp sĩ, ngày càng bị các cơ hội bên ngoài Apple thu hút – một cuộc triển lãm ở bảo tàng, một cuộc đấu giá từ thiện, lắp đặt một cây thông Noel kỳ diệu – và chuyển sang làm việc bán thời gian vào năm 2015.

 

 

 

Realizing this is worse than having Ive either fully present or absent, Cook persuades him to come back, but his heart clearly isn’t in it.

 

Nhận thấy điều này còn tệ hơn việc Ive làm việc toàn thời gian hoặc hoặc hoàn toàn không đến làm việc, Cook thuyết phục ông ta quay lại, song tâm trí Ive hiển nhiên không để vào đó.

 

 

 

Finally, in 2019, Ive leaves for good.

 

Cuối cùng, năm 2019, Ive vĩnh viễn rời khỏi hãng.

 

 

 

In the epilogue, Mickle drops his reporter’s detachment to apportion responsibility for the firm’s failure to launch another transformative product.

 

Trong đoạn kết, Mickle buông bỏ sự suy xét độc lập kiểu phóng viên của mình để phân chia trách nhiệm về việc hãng này đã không tung ra được một sản phẩm mang tính đột phá khác.

 

 

 

Cook is blamed for being aloof and unknowable, a bad partner for Ive, “an artist who wanted to bring empathy to every product.”

 

Cook bị chê trách vì xa lánh và không thể hiểu được, một đối tác tồi đối với Ive – “một nghệ sĩ muốn mang lại sự thấu cảm cho mọi sản phẩm”.

 

 

 

Ive is also dinged for taking on “responsibility for software design and the management burdens that he soon came to disdain.”

 

Ive cũng được tán dương ầm ầm vì đã đảm trách "thiết kế phần mềm và gánh nặng quản lý mà ông đã nhanh chóng đi đến chỗ coi thường".

 

 

 

By the end, the sense that the two missed a chance to create a worthy successor to the iPhone is palpable.

 

Đến cuối cùng, có thể thấy rõ ràng rằng cả hai con người đó đã bỏ lỡ cơ hội để tạo ra một người kế nhiệm xứng đáng cho iPhone.

 

 

 

It’s also hooey, and the best evidence for that is the previous 400 pages.

 

Đó cũng là một điều phi lý, và bằng chứng tốt nhất cho điều đó là 400 trang sách trước đó.

 

 

 

It’s true that after Jobs died, Apple didn’t produce another device as important as the iPhone, but Apple didn’t produce another device that important before he died either.

 

Đúng là sau khi Jobs qua đời, Apple đã không sản xuất một thiết bị khác quan trọng như iPhone, song Apple cũng đã chẳng sản xuất một thiết bị quan trọng nào khác trước khi ông qua đời.

 

 

 

It’s also true that Cook did not play the role of C.E.O. as Jobs had, but no one ever thought he could, including Jobs, who on his deathbed advised Cook never to ask what Steve would do:

 

Và cũng đúng là Cook không thực hiện vai trò C.E.O. như Jobs đã làm, nhưng không một ai từng nghĩ rằng ông có thể làm được như thế, kể cả Jobs, người mà trong lúc lâm chung đã khuyên Cook đừng bao giờ hỏi Steve sẽ làm gì:

 

 

 

“Just do what’s right.”

 

“Hãy cứ làm những gì đúng đắn”.

 

 

 

Ive and Cook wanted another iPhone, but, as Mickle’s exhaustive reporting makes clear, there was not another such device to be made.

 

Ive và Cook muốn ra một chiếc iPhone khác, nhưng, như cách thuật truyện bao hàm toàn diện của Mickle đã làm sáng tỏ, chẳng có một thiết bị nào giống như nó được làm ra cả.

 

 

 

Self-driving cars were too hard, health devices too regulated, television protected in ways music had not been, and even the earbuds and watch, devices they actually shipped, were peripheral, technically and conceptually, to Apple’s greatest product.

 

Ô tô tự hành là quá khó, các thiết bị y tế phải chịu nhiều quy định quá, TV được bảo hộ theo những cách mà âm nhạc chưa từng được bảo hộ, và thậm chí cả tai nghe và đồng hồ đeo tay – những thiết bị mà trên thực tế họ đã xuất xưởng – chỉ là sản phẩm thứ yếu, cả về mặt kỹ thuật và khái niệm, so với sản phẩm kỳ tuyệt kia của Apple.

 

 

 

Epilogue aside, the book is an amazingly detailed portrait of the permanent tension between strategy and luck:

 

Gác đoạn kết sang một bên, cuốn sách này là một bức chân dung chi tiết đến kinh ngạc về sự căng thẳng thường trực giữa chiến lược và may mắn:

 

 

 

Companies make their own history, but they do not make it as they please.

 

Các công ty làm nên lịch sử của riêng mình, nhưng chúng không làm nên cái lịch sử như chúng muốn.

 

 

 

What happened after Steve was that Cook’s greatest opportunities were in Apple’s future, Ive’s in its past.

 

Những gì xảy ra hậu Steve là cơ hội lớn nhất của Cook nằm trong tương lai của Apple, của Ive thì nằm trong quá khứ của nó.

 

 

 

When the Next Big Thing turned out to be services — iCloud, Apple Music, the App Store — built on top of the Last Big Thing, Cook adapted brilliantly. He took Jobs’s advice and did what was right, but in ways that put less of a premium on the kind of work Ive was best at.

 

Khi Đại Sản phẩm Kế tiếp hóa ra lại là các dịch vụ – iCloud, Apple Music, App Store – được xây dựng dựa trên Đại Sản phẩm Đi trước, Cook đã thích nghi một cách xuất sắc. ông ấy đã nghe theo lời khuyên của Jobs và làm những gì đúng đắn, nhưng theo những cách bớt quan trọng hóa loại công việc mà Ive giỏi nhất.

 

 

 

The moral of that story is there is no moral.

 

Bài học của câu chuyện này là chẳng có bài học nào cả.

 

 

 

 Even one of the richest, most beloved firms in the world could not make its most talented employees successful at the same time.

 

Thậm chí là một trong những hãng giàu có nhất, được ưa chuộng nhất trên thế giới cũng không thể khiến những nhân viên tài năng nhất của mình thành công cùng một lúc được.


AFTER STEVE
How Apple Became a Trillion-Dollar Company and Lost Its Soul
By Tripp Mickle
495 pp. William Morrow. $29.99.

Chia sẻ: