Vì sao một chương trình có ý định tốt đẹp lại khiến hàng triệu người sa vào bẫy nợ nần?

30 10 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Vì sao một chương trình có ý định tốt đẹp lại khiến hàng triệu người sa vào bẫy nợ nần?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How a Well-Intentioned Program Has Trapped Millions in Debt

Vì sao một chương trình có ý định tốt đẹp lại khiến hàng triệu người sa vào bẫy nợ nần?

 


 

The day in 1957 when the Russians launched Sputnik, Lyndon Johnson, then the Senate majority leader, was hosting a dinner at his ranch outside of Austin.

Năm 1957, khi người Nga phóng vệ tinh Sputnik, Lyndon Johnson, lúc bấy giờ là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, đang chủ trì một bữa tối tại trang trại của mình bên ngoài Austin.

 

 

As the evening set in and stars appeared, Johnson and his guests gathered outside to look toward the sky, hoping to catch a glimpse of the first satellite in orbit.

Khi màn đêm buông xuống và các vì sao đã lên, Johnson và những vị khách của ông tụ tập bên ngoài để nhìn lên bầu trời, hy vọng có thể thoáng thấy vệ tinh đầu tiên trên quỹ đạo.

 

 

Sputnik had caught the world by surprise and for Johnson it was a wake-up call, a shocking realization that another nation could possibly dominate the United States technologically.

Sputnik đã khiến cả thế giới ngạc nhiên và đối với Johnson, đó là một hồi chuông cảnh tỉnh, một nhận thức bàng hoàng rằng một quốc gia khác có thể vượt mặt nước Mỹ về công nghệ.

 

 

Congress would need to do something, fast.

Quốc hội Mỹ cần phải làm gì đó, thật nhanh.

 

 

The solution, Johnson thought, was simple:

Giải pháp, theo như Johnson nghĩ, thật đơn giản:

 

 

America needed to become a more educated country.

Mỹ cần trở thành một quốc gia có trình độ học vấn cao hơn.

 

 

Johnson grew up poor, went to college on loans and knew firsthand that a degree could lift people out of poverty.

Johnson lớn lên trong cảnh nghèo khó, học đại học bằng tiền đi vay và bản thân ông biết rằng bằng cấp có thể giúp người ta thoát nghèo.

 

 

Opening up access to college would fight two wars at once, the Cold War and, when he became president, his War on Poverty.

Khai mở con đường vào đại học là tiến hành đồng thời hai cuộc chiến, Chiến tranh lạnh và – khi ông đã trở thành tổng thống – Cuộc chiến chống đói nghèo của ông.

 

 

What he couldn’t know was that this drive to increase attendance would grossly enrich banks and universities while tossing students into life-altering debt, creating what Josh Mitchell, in his history of the student-loan crisis, “The Debt Trap,” calls a “monster.”

Điều mà ông không thể biết được là cái động lực để tăng số người đi học này sẽ khiến các ngân hàng và trường đại học giàu to trong khi đẩy sinh viên vào khoản nợ đổi-đời, tạo ra cái mà Josh Mitchell, trong câu chuyện “The Debt Trap” ("Bẫy nợ") về cuộc khủng hoảng sinh-viên-vay-nợ, gọi là một con “quái vật".

 

 

Mitchell’s monster is the student-lending industry, including the banks, private corporations and government agencies that arrange the financing, along with the colleges that take the money.

Con quái vật của Mitchell là ngành cho sinh viên vay, bao gồm các ngân hàng, các tập đoàn tư nhân và các cơ quan chính phủ thu xếp tài chính, cùng với các trường đại học nhận khoản tiền đó.

 

 

Today, we see the trail of destruction this monster has left.

Ngày nay, chúng ta thấy dấu vết của sự hủy diệt mà con quái vật này đã để lại.

 

 

A million borrowers owe more than $200,000 each in student loans, and the total amount of student debt held by the federal government, $1.6 trillion, is about equal to the gross domestic product of Canada.

Một triệu người vay đang nợ khoản sinh-viên-vay-nợ hơn 200.000 đô-la mỗi người, và tổng số nợ sinh viên 1,6 nghìn tỷ đô-la mà chính phủ liên bang nắm giữ gần bằng tổng sản phẩm quốc nội của Canada.

 

 

While university endowments swell to billions, thousands default every day.

Trong khi các khoản hiến tặng cho các trường đại học phồng lên đến hàng tỷ, thì hàng nghìn người vỡ nợ mỗi ngày.

 

 

How did this happen?

Chuyện này đã xảy ra như thế nào?

 

 

Johnson pushed Congress to make college more accessible.

Johnson đã thúc giục Quốc hội khiến đại học dễ tiếp cận hơn.

 

 

Initially, some proposed a loan and scholarship hybrid system, in which the first two years of college would essentially be free for students.

Thoạt đầu, một số người đã đề xuất một hệ thống ghép khoản vay và học bổng, trong đó hai năm đầu đại học cơ bản sẽ miễn phí cho sinh viên.

 

 

But federally backed scholarships would increase the deficit, which was untenable during the years of the Vietnam War.

Nhưng học bổng do liên bang hỗ trợ sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách, là điều không thể biện minh được trong thời Chiến tranh Việt Nam.

 

 

Also, many politicians argued, the idea smacked of socialism.

Hơn nữa, nhiều chính trị gia đã tranh cãi rằng ý tưởng này có mùi chủ nghĩa xã hội.

 

 

Loans were a more individual, more American solution.

Các khoản cho vay là một giải pháp có tính chất cá nhân hơn, kiểu Mỹ hơn.

 

 

The burden of paying for college, Mitchell tells us, fell mostly on the students, not society.

Gánh nặng chi trả cho đại học, như Mitchell chỉ ra cho chúng ta, chủ yếu đặt lên vai các sinh viên chứ không phải xã hội.

 

 

To lend without appearing to raise the government’s debt, Congress created Sallie Mae, a government-sponsored corporation that facilitated the process.

Để cho vay mà có vẻ không làm tăng nợ của chính phủ, Quốc hội đã lập ra Sallie Mae, một công ty được chính phủ bảo trợ khiến quá trình này được dễ dàng.

 

 

Bowing to pressure from lobbyists, Congress agreed to cover 100 percent of defaults on student loans made by Sallie Mae, guaranteeing profits for Sallie Mae and its bank partners.

Nhượng bộ trước áp lực từ những người vận động hành lang, Quốc hội đã đồng ý trang trải 100% các khoản không trả được thuộc các khoản sinh viên vay nợ do Sallie Mae thực hiện, để đảm bảo lợi nhuận cho Sallie Mae và các ngân hàng đối tác của nó.

 

 

Unfortunately, Congress neglected to enact any oversight of the lending process.

Đáng tiếc là Quốc hội đã thờ ơ không ban hành bất kỳ quy định giám sát nào đối với quá trình cho vay.

 

 

Sallie Mae had no skin in the game and gave out loans to almost anyone with a pulse.

Sallie Mae chẳng phải chịu rủi ro nào liên quan đến tài chính và cấp khoản vay cho hầu như tất cả mọi người còn sống.

 

 

College admissions exploded and universities jacked up their tuition in response.

Bùng nổ việc tiếp nhận sinh viên vào đại học và các trường đại học tăng học phí để đáp lại.

 

 

“The student loan program,” Mitchell writes, “is the quintessential form of crony capitalism.”

“Chương trình vốn vay cho sinh viên,” Mitchell viết, “là hình thức tinh túy của chủ nghĩa tư bản thân hữu.”

 

 

Mitchell has covered the student loan beat for The Wall Street Journal for years, and his chapters are framed by contemporary first-person stories of people struggling with debt.

Mitchell đã đưa tin sớm nhất về các khoản vay sinh viên cho tờ tạp chí The Wall Street Journal trong nhiều năm nay, và các đề tài của ông được dựng bằng những câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất cùng thời với những người đang vật lộn với nợ nần.

 

 

But “The Debt Trap” is not a report; it’s meant to be a work of history even if the historical scenes can run a little thin.

Song “Bẫy nợ” không phải là một bản tin; nó chắc hẳn phải là một tác phẩm lịch sử cho dù các cảnh lịch sử có thể hơi thưa mỏng.

 

 

In any case, the book is necessary reading for any politician or activist who wants to change the way we make college education available to all, without tripping into the sinkholes of previous generations.

Bất luận thế nào, đây là cuốn sách cần đọc đối với bất kỳ chính trị gia hoặc nhà hoạt động nào muốn thay đổi cái cách chúng ta làm cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được giáo dục đại học, mà không vấp phải những cái hố sụt của các thế hệ đi trước.

 

 

Today, universities are the third-largest source of lobbyists in Washington and, with others, they have a vested interest in keeping the easy money flowing.

Ngày nay, các trường đại học là nguồn vận động hành lang lớn thứ ba ở Washington và cùng với những nguồn khác, các trường đó có quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch trong việc giữ cho dòng tiền dễ vay tiếp tục chảy.

 

 

Students can still get approved for huge loans without so much as a credit check.

Sinh viên vẫn có thể được chấp thuận các khoản vay lớn mà thậm chí không cần kiểm tra tín dụng.

 

 

Mitchell, never one to mince words, declares this to be “predatory lending” on par with the subprime mortgage boom that caused the 2008 crash.

Mitchell, là người ăn nói thẳng thừng, tuyên bố đây là kiểu “cho vay trấn lột” chẳng kém gì cuộc bùng nổ cho vay thế chấp dưới chuẩn gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008.

 

 

At one point, Mitchell catches up with the first head of the Congressional Budget Office, Alice Rivlin, who in 1969 famously championed loans over scholarships, to get her reflections on the system.

Có lần Mitchell bắt kịp bà Alice Rivlin Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội, người mà năm 1969 đã nổi tiếng là ủng hộ các khoản vay hơn các khoản học bổng, để hỏi xem bà nhận xét thế nào về hệ thống ấy.

 

 

She’s quick to admit, “We unleashed a monster.”

Bà mau mắn thừa nhận: "Chúng ta đã phóng thích một con quái vật."



THE DEBT TRAP
How Student Loans Became a National Catastrophe
By Josh Mitchell
272 pp. Simon & Schuster. $27.

Chia sẻ: