Hai câu chuyện lịch sử về các nhà tài phiệt thu lợi từ bất động sản trong khi những người sở hữu nhà phá sản

23 10 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Hai câu chuyện lịch sử về các nhà tài phiệt thu lợi từ bất động sản trong khi những người sở hữu nhà phá sản

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Two Histories of Financiers Profiting From Real Estate While Homeowners Go Belly Up

Hai câu chuyện lịch sử về các nhà tài phiệt thu lợi từ bất động sản trong khi những người sở hữu nhà phá sản

 


 

Aaron Glantz knows that he’s living the dream — the good guy who does well in the morality play of American real estate.

Aaron Glantz biết rằng anh đang sống đẹp như mơ – người đàn ông tử tế thành công trong vở kịch luân lý về lĩnh vực bất động sản Mỹ.

 

 

A journalist and a third-generation San Franciscan, Glantz has been able to live affordably in the outrageously expensive city of his birth by dint of a savvy investment in a foreclosed home 10 years ago, after the housing market went bust.

Là nhà báo sống ở San Francisco thế hệ thứ ba, cho đến nay Glantz đã có thể sống khá ổn tại thành phố đắt đỏ nơi anh sinh ra nhờ nỗ lực đầu tư khôn ngoan vào một ngôi nhà bị tịch biên thế nợ 10 năm trước, sau khi bong bóng thị trường nhà đất nổ tung.

 

 

You don’t even have to feel too sorry for the tenants he evicted from the house, which included the previous owner who was foreclosed on; they turned out to be grifters, having spent years flipping that house and others between themselves, defaulting on the mortgages and then selling to one another to reap the windfall of inflated prices.

Có lẽ bạn không phải quá thương hại những người thuê nhà mà anh ấy đuổi khỏi ngôi nhà đó, bao gồm cả người chủ trước đã bị tịch biên nhà để thế nợ; họ té ra là những kẻ bịp bợm, đã nhiều năm mua đi bán lại lướt sóng ngôi nhà đó và những ngôi nhà khác để kiếm lời, không trả nợ các khoản thế chấp và sau đó bán qua lại cho nhau để gặt hái lợi lộc trời cho từ giá bán được thổi phồng.

 

 

Glantz and his wife, then pregnant with their first child, received an $8,000 check as part of the Obama administration’s stimulus package; they used the money to remodel their new home, effectively putting people to work while building their nest egg.

Glantz và vợ, khi đó đang mang thai đứa con đầu lòng, đã nhận được tấm séc 8.000 đô-la là một phần trong gói kích cầu kinh tế của chính quyền Obama; họ đã dùng khoản tiền đó để tu sửa lại ngôi nhà mới, thực sự tạo công ăn việc làm cho người dân khi xây tổ ấm của mình.

 

 

It’s a simple tale with a happy ending, but in “Homewreckers,” his new book about the aftermath of the 2008 financial crisis, Glantz skillfully tells a bigger story about American housing that’s tortuous, confounding and ultimately enraging.

Đây là câu chuyện giản dị kết thúc có hậu, song trong “Homewreckers” (Những kẻ phá nhà), cuốn sách mới của anh về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Glantz tài tình thuật lại câu chuyện lớn hơn về vấn đề nhà ở của Mỹ, đầy ngoắt ngoéo, rắc rối và gây phẫn nộ.

 

 

Along with “Race for Profit: How Banks and the Real Estate Industry Undermined Black Homeownership,” by Keeanga-Yamahtta Taylor, “Homewreckers” shows what happens when private speculators get buoyed by government largess while non-tycoons are largely left to fend for themselves.

Cuốn “Homewreckers”, cùng với cuốn “Race for Profit: How Banks and the Real Estate Industry Undermined Black Homeownership” (Cuộc đua kiếm lợi nhuận: Ngân hàng và ngành bất động sản đã hủy hoại quyền sở hữu nhà của người da đen như thế nào) của Keeanga-Yamahtta Taylor, cho thấy những gì xảy ra khi các nhà đầu cơ tư nhân được chính phủ hào phóng nâng đỡ trong khi những người không thuộc giới trùm tư bản phần lớn bị bỏ mặc phải tự xoay xở.

 

 

When it comes to doling out public money to private business with the hope that it will inevitably trickle down, the American government is like the Bill Murray character in the first half of “Groundhog Day”: making the same mistakes over and over again, without ever seeming to learn.

Khi phân phát công quỹ cho khối doanh nghiệp tư nhân với hy vọng rằng ắt hẳn nó sẽ chảy dần lợi ích xuống đến những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, chính phủ Mỹ giống như nhân vật Bill Murray trong nửa đầu của bộ phim “Groundhog Day” (Ngày Chuột chũi): liên tục lặp lại sai lầm mà dường như không bao giờ rút được kinh nghiệm.

 

 

“Race for Profit,” which was longlisted for this year’s National Book Award, covers the few years in the late ’60s and early ’70s, when the Fair Housing Act of 1968 nominally ended the government’s longstanding practice of redlining.

“Race for Profit”, cuốn sách đã lọt vào danh sách dài đề cử Giải thưởng Sách Quốc gia (National Book Award) năm nay, tường thuật câu chuyện những năm cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, khi Đạo luật Nhà ở Công bằng năm 1968 đã chấm dứt trên danh nghĩa cái thực tiễn phân biệt đối xử (redlining) lâu đời của chính phủ khiến cư dân của một số khu vực nhất định – căn cứ vào chủng tộc hoặc sắc tộc – không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác.

 

 

Ever since its inception during the Great Depression, the Federal Housing Administration had insured mortgage loans made by private lenders for purchases in white neighborhoods; purchases in or even near black neighborhoods were generally ineligible.

Cơ quan Quản lý Nhà ở Liên bang, kể từ khi được thành lập trong thời kỳ Đại suy thoái, đã liên tục đảm bảo cho các khoản vay thế chấp mà những người cho vay tư nhân cho vay để mua nhà tại các khu dân cư da trắng; mua nhà tại hoặc thậm chí ở gần các khu dân cư da đen nhìn chung là không đủ tiêu chuẩn để vay.

 

 

The benefits of homeownership swelled the ranks of the postwar middle class, transforming the economy while entrenching residential segregation.

Những lợi ích từ quyền sở hữu nhà đã thổi phồng địa vị của tầng lớp trung lưu thời hậu chiến, biến đổi nền kinh tế đồng thời đào sâu thêm sự phân tách dân cư.

 

 

President Lyndon Johnson promised to change these exclusionary practices and extend opportunities for homeownership.

Tổng thống Lyndon Johnson đã hứa hẹn sẽ thay đổi những thực tiễn loại trừ kiểu này và mở rộng cơ hội sở hữu nhà.

 

 

Taylor says that the pressure was coming from all directions.

Taylor nói rằng áp lực đến từ mọi phía.

 

 

Cities like Detroit and Los Angeles erupted in violent unrest, sparked in part by the explosive mix of high prices and inferior housing imposed on black people, who, confined by racism, redlining and restrictive covenants, couldn’t move.

Các thành phố như Detroit và Los Angeles nổ ra bạo động, bị kích hoạt một phần là do sự kết hợp dễ bùng nổ giữa giá cao và nhà ở kém chất lượng áp đặt lên người da đen, những người mà, bị hạn chế bởi nạn phân biệt chủng tộc, tệ phân biệt đối xử và các điều khoản giới hạn, không thể chuyển chỗ ở được.

 

 

Even the real estate industry, which had long predicated “value” on how white a neighborhood was, realized that white suburban home buyers were becoming a saturated market.

Thậm chí ngành bất động sản, cái ngành suốt một thời gian dài đã tiên đoán “giá trị” về mức độ trắng của một khu dân cư, cũng nhận ra rằng những người mua nhà ở khu vực ngoại ô da trắng đang trở thành một thị trường bão hòa.

 

 

Much of the existing housing stock in the cities was considered cheap or even worthless; the enterprising investor could buy it and flip it for enormous profit, as long as he could find a buyer.

Đa phần trữ lượng nhà ở hiện hữu tại các thành phố bị coi là rẻ rúng hoặc thậm chí vô giá trị; nhà đầu tư táo bạo có thể mua đi bán lại lướt sóng kiếm lợi nhuận kếch xù, miễn là anh ta có thể tìm được người mua.

 

 

Taylor’s book meticulously documents what happened next, as the federal government partnered with a real estate industry enthusiastic about exploiting a new market but refusing to bear most of the risk.

Cuốn sách của Taylor dẫn chứng tỉ mỉ những gì xảy ra tiếp theo, khi chính phủ liên bang hợp tác với một ngành bất động sản rất hăng hái khai thác một thị trường mới nhưng từ chối gánh chịu hầu hết mọi rủi ro.

 

 

Taylor and Glantz focus on different eras, decades apart, but in a way that’s the point:

Taylor và Glantz chú trọng vào những thời đại khác nhau, cách nhau hàng thập kỷ, nhưng về mặt nào đó cùng chung một mấu chốt:

 

 

She details bungling mismanagement, gross corruption, distorted incentives, civil rights regulations that went unheeded and unenforced — what Taylor calls a system of “predatory inclusion” that was distinct yet not entirely free from the racist system of exclusion that preceded it.

Chị kể chi tiết về việc quản lý cẩu thả, nạn tham nhũng trắng trợn, các biện pháp khuyến khích bị cắt xén, các quy định về quyền công dân bị coi thường và không được thực thi – những thứ mà Taylor gọi là một hệ thống “hòa nhập cướp bóc”, tuy khác biệt song không hoàn toàn thoát khỏi hệ thống phân biệt chủng tộc mang tính loại trừ đi trước nó.

 

 

A number of the home buyers who later brought these abuses to light were poor black women, whose experiences resembled something out of a horror movie — pressed by aggressive lenders into buying a house that, unbeknown to them, had been previously condemned and slated for demolition, disguised with a paint job and a “windshield inspection”; only later did they learn that something was terribly amiss when rain started seeping through the walls and raw sewage filled the basement.

Một số người mua nhà mà sau đó đã đưa những vụ lạm dụng này ra ánh sáng là những phụ nữ da đen nghèo, trải nghiệm của họ chẳng khác gì phim kinh dị – bị những người cho vay năng nổ thúc ép mua một căn nhà mà trước đó họ không hề hay biết rằng nó đã bị loại bỏ và dự kiến phá dỡ, được ngụy trang bằng lớp sơn mới và "đạt chuẩn kiểm định dù kính chắn gió nứt"; chỉ sau này họ mới biết rằng có điều gì đó sai sót khủng khiếp khi mưa bắt đầu thấm qua các bức tường và nước cống ngập tràn tầng hầm.

 

 

Taylor says that mortgage bankers valued these women as customers not despite their poverty but because of it.

Taylor nói rằng các chủ ngân hàng cho vay thế chấp coi những phụ nữ này như những khách hàng chẳng phải bất chấp họ nghèo mà chính là vì họ nghèo.

 

 

If they fell behind on payments and defaulted on the mortgage, so much the better.

Nếu họ chậm thanh toán và không trả được nợ, thì càng tốt.

 

 

The mortgage lender, whose losses were backstopped by the government, had already made money on commissions and fees; the house could be put into foreclosure and flipped again.

Người cho vay thế chấp, đã được chính phủ chống lưng cho những thiệt hại của mình, kiếm được tiền từ hoa hồng và các khoản phí; ngôi nhà có thể bị tịch biên và mua đi bán lại lướt sóng lần nữa.

 

 

Glantz mentions some of this history, but there’s also an overwhelming sensation of déjà vu that hovers over the more recent story he tells.

Glantz đề cập đến một vài [khía cạnh] của câu chuyện lịch sử này, nhưng lại có một cảm giác quen quen rất mạnh lẩn khuất trong câu chuyện xảy ra gần đây hơn mà anh kể.

 

 

In “Homewreckers,” he explains how a cadre of billionaires — a number of them living in the same Park Avenue apartment building in New York City — figured out a way to take advantage of another government program in order to profit from people’s misfortune.

Trong “Homewreckers”, anh giải thích làm thế nào mà một nhóm tỷ phú – một số người bọn họ sống trong cùng một tòa nhà chung cư ở đại lộ Park Avenue thành phố New York – đã tìm ra cách lợi dụng một chương trình khác của chính phủ để kiếm lợi từ sự bất hạnh của người dân.

 

 

After the housing bubble burst, the government was desperate to get lending banks off its books, and so it offered a sweet deal to prospective buyers of the banks:

Sau khi bong bóng nhà đất nổ tung, chính phủ rất muốn loại bỏ các ngân hàng cho vay ra khỏi sổ sách của mình, vì vậy họ đưa ra một thỏa thuận hấp dẫn cho những người mua tiềm năng của các ngân hàng:

 

 

Those private investors could keep the gains on any loans held by the bank, but if the loans lost money, the government would bear most of the cost.

Những nhà đầu tư tư nhân đó có thể giữ lợi nhuận trên bất kỳ khoản vay nào do ngân hàng nắm giữ, nhưng nếu các khoản vay bị mất tiền, chính phủ sẽ gánh chịu phần lớn phí tổn.

 

 

It was like a mutant version of the subprime bubble that led to the financial crisis:

Nó giống như phiên bản đột biến của thứ bong bóng tín dụng rủi ro cao sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính:

 

 

Rather than renegotiate the loans, the new owners of these lending banks found there was more money to be made in foreclosing on the properties and becoming “a class of landlord that had never been seen before,” charging rent and fees to tenants — not infrequently the previous owners who were foreclosed on — while hoarding the equity for themselves.

Thay vì đàm phán lại các khoản vay, chủ sở hữu mới của các ngân hàng cho vay này nhận thấy có thể kiếm chác nhiều hơn trong việc tịch biên tài sản thế chấp và trở thành “một tầng lớp địa chủ chưa từng thấy trước đây”, bắt khách thuê phải trả tiền thuê và các khoản phí – trong số khách thuê này không hiếm những chủ sở hữu trước đó đã bị tịch biên thế chấp – đồng thời tích lũy giá trị tài sản bị thế chấp cho chính mình.

 

 

Corporate landlords are partial to shell companies with boring, antiseptic names, like ColFin AI-CA5 LLC, which Glantz traces back to Colony Financial, owned by the billionaire Thomas J. Barrack Jr., a stalwart supporter of President Trump’s. Another shell company, by the name of SPMK IV NY LLC, was traced to the Fox News personality Sean Hannity.

Các tập đoàn địa chủ rất khoái các công ty vỏ bọc với những cái tên nhàm chán, tẻ ngắt, kiểu ColFin AI-CA5 LLC, mà Glantz truy nguyên nguồn gốc từ Colony Financial, thuộc sở hữu của tỷ phú Thomas J. Barrack Jr., một người tích cực ủng hộ Tổng thống Trump. Một công ty vỏ bọc khác có tên SPMK IV NY LLC được truy nguyên nguồn gốc từ Sean Hannity, nhân vật nổi tiếng của Fox News.

 

 

Corporate landlords, Glantz says, are also more likely to buy properties in neighborhoods with large concentrations of African-American and Latino residents, who end up paying “higher and higher rents that ultimately transfer wealth from their communities to investors far away.”

 Theo lời Glantz, rất có khả năng là các tập đoàn địa chủ cũng mua bất động sản ở các khu vực dân cư tập trung đông cư dân Mỹ gốc Phi và Latinh, những người rốt cuộc phải trả “giá thuê ngày càng cao để rồi cuối cùng chuyển giao của cải từ cộng đồng của họ vào tay những nhà đầu tư ở rất xa”.

 

 

What often does trickle down to ordinary people is the risk — the risk of enormous liens placed on their homes by financial entities that use bundles of properties as collateral; the risk inherent in becoming just another part of someone else’s newfangled mortgage-backed security.

Cái thực sự chảy dần xuống đến các phó thường dân thường là rủi ro – rủi ro về những khoản lãi vay thế chấp khổng lồ được các thực thể tài chính đưa vào tận nhà họ, các thực thể này sử dụng các gói tài sản làm đồ thế chấp; rủi ro cố hữu khi trở thành dù chỉ là một phần của khoản đảm bảo bằng thế chấp mới của ai đó khác.

 

 

It all sounds terrifyingly familiar — and now the person in the highest office is Donald Trump, who has surrounded himself with the figures in Glantz’s book.

Toàn bộ điều này nghe có vẻ quen thuộc dễ sợ – và hiện giờ người có chức quyền cao nhất là Donald Trump, người đã tụ tập quanh mình toàn những nhân vật trong cuốn sách của Glantz.

 

 

These billionaires haven’t just settled on a way to make money from people’s misery; they’ve benefited politically, too.

Những tỷ phú này không chỉ nhất trí cùng một cách kiếm tiền từ sự khốn khó của mọi người; họ còn được hưởng lợi về mặt chính trị.

 

 

Steven Mnuchin, Trump’s treasury secretary, is one of the main characters in “Homewreckers,” heading an investment group that bought the remains of IndyMac bank out of the rubble of the financial crisis and started foreclosing on people’s homes.

Steven Mnuchin, Bộ trưởng Ngân khố của Trump, là một trong những nhân vật chính trong “Homewreckers”, cầm đầu một nhóm đầu tư đã mua những gì còn lại của ngân hàng IndyMac từ đống đổ nát của cuộc khủng hoảng tài chính và bắt đầu tịch biên nhà cửa của mọi người.

 

 

Glantz finds a woman who lost her home to Mnuchin’s bank and voted for Trump before realizing that Mnuchin would be part of his cabinet.

Glantz thấy có một phụ nữ bị mất nhà vào tay ngân hàng của Mnuchin và đã bỏ phiếu bầu Trump trước khi nhận ra rằng Mnuchin sẽ là một phần trong nội các của ông ta.

 

 

“We voted for Trump because we’re fed up — like most of America — with the politics as it is,” she tells Glantz.

“Chúng tôi đã bỏ phiếu bầu Trump bởi vì – cũng như đa phần người dân nước Mỹ – chúng tôi đã chán ngấy cái nền chính trị như hiện tại,” cô nói với Glantz.

 

 

The anger is more than understandable, but the misplaced faith is truly mystifying.

Nỗi tức giận ấy là điều quá ư dễ hiểu, nhưng niềm tin đặt không đúng chỗ thì thật sự khiến ta bối rối.

 

 

Even a mortgage-backed security might be less opaque than this.

Ngay cả chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp cũng còn ít mơ hồ hơn thế.


Homewreckers
How a Gang of Wall Street Kingpins, Hedge Fund Magnates, Crooked Banks, and Vulture Capitalists Suckered Millions Out of Their Homes and Demolished the American Dream
By Aaron Glantz
Illustrated. 398 pages. Custom House. $27.99.

Race for Profit
How Banks and the Real Estate Industry Undermined Black Homeownership
By Keeanga-Yamahtta Taylor
349 pages. The University of North Carolina Press. $30.

Chia sẻ: