Thế giới động vật đang thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?

5 10 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Thế giới động vật đang thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How the Animal World Is Adapting to Climate Change

Thế giới động vật đang thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?

 


 

When I left Canada for the United States in 1987, I had never seen or heard a red-bellied woodpecker, which at that time was a rare vagrant in southern Ontario.

Cho đến năm 1987, khi rời Canada sang Mỹ, tôi chưa từng thấy hoặc nghe tiếng con chim gõ kiến bụng đỏ, mà vào thời đó là loài chim du mục rất hiếm ở miền nam Ontario.

 

 

Today, they are firmly established here, and I have encountered several since returning to Canada in 2018.

Ngày nay, chúng đã định cư chắc chân tại đây, và tôi đã tình cờ bắt gặp chúng một số lần kể từ khi tôi trở về Canada năm 2018.

 

 

It’s no mystery why red-bellied woodpeckers are advancing northward.

Nguyên nhân vì sao những con chim gõ kiến bụng đỏ đang tiến về phương bắc cũng chẳng có chi là bí ẩn.

 

 

They’re responding to a warming planet.

Chúng đang ứng phó với hiện tượng trái đất nóng lên.

 

 

To which one might say: “Fine, good for them!”

Người ta có thể bảo: “Hay lắm, tốt cho chúng!”

 

 

But in an interconnected world, where the fate of one species is inextricably linked to the fortune of another, rapid changes always carry consequences.

Song trong một thế giới liên thông, nơi số phận của loài này có mối gắn kết chặt chẽ với vận mệnh của loài khác, thì những thay đổi mau chóng luôn mang theo hậu quả.

 

 

At a time when the climate change discourse is focused mainly on its causes, its effects on weather and our so-far tepid efforts to address the problem, it’s good to see a book on how animals and plants are responding and faring amid the flux.

Thật hay khi gặp một cuốn sách nói về cái cách động vật và thực vật đang ứng phó và xoay xở giữa dòng biến đổi ấy, vào thời điểm mà luận đàm về biến đổi khí hậu chủ yếu chỉ tập trung vào những nguyên nhân của hiện tượng này, ảnh hưởng của nó lên thời tiết và những nỗ lực hời hợt mà chúng ta đã thực hiện cho đến lúc này để giải quyết vấn đề đó.

 

 

Starving polar bears forced to swim as ice melts have become an evocative symbol of global warming.

Những chú gấu trắng bắc cực đói rạc buộc phải bơi vì băng tan đã trở thành biểu tượng liên tưởng đến sự nóng lên toàn cầu.

 

 

But as Thor Hanson reveals in “Hurricane Lizards and Plastic Squid,” there are subtler, less noticed dramas playing out.

Song, như Thor Hanson hé lộ trong cuốn sách “Hurricane Lizards and Plastic Squid” (tạm dịch: Những con thằn lằn bão tố và loài mực tự tạo hình),thì có những kịch tính vi tế hơn, ít được nhận thấy hơn đang diễn ra.

 

 

Take, for example, the so-called escalator to extinction, a phenomenon as sad as it is insidious.

Chẳng hạn như cái gọi là nấc thang đến bờ tuyệt chủng, một hiện tượng đáng buồn bao nhiêu thì cũng tai hại bấy nhiêu.

 

 

Temperature and moisture patterns change with elevation, as do the species who inhabit each terrain. On a heating planet, those animals and plants that have adapted to particular elevations are being forced to higher ground, until they reach the top and, having nowhere left to go, perish.

Mô hình nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo chiều hướng lên cao, thì các loài sinh sống ở từng địa hình cũng vậy. Trên một hành tinh đang nóng lên, những loài động thực vật mà đã thích nghi với những độ cao đặc biệt đang buộc phải lên những miền đất cao hơn, cho đến khi chúng lên đến đỉnh và, khi không còn nơi nào để lên, chúng sẽ tiêu vong.

 

 

Studies have documented this effect on birds, moths and tree seedlings, and it seems likely that other life forms, including mammals, reptiles and amphibians, are vulnerable to this upslope migration toward oblivion.

Các nghiên cứu đã minh chứng bằng tài liệu về tác động này đối với loài chim, bướm và cây giống, và dường như cả các dạng sống khác, bao gồm động vật có vú, bò sát và lưỡng cư, đều dễ bị tổn thương vì sự di cư ngược dốc để đi đến chỗ bị quên lãng hẳn.

 

 

With 25 percent to 85 percent of the world’s species now in the process of relocating, one wonders whether the hottest regions on earth will become barren lands, devoid of any life, like the “dead zone” in the Gulf of Mexico, which covers somewhere around 7,000 square miles.

Với 25% đến 85% các loài trên thế giới hiện đang trong quá trình di cư, người ta băn khoăn tự hỏi không biết những vùng nóng nhất trên trái đất có sẽ trở thành những miền đất khô cằn không sự sống, giống như “vùng chết” ở Vịnh Mexico bao phủ khoảng 7.000 dặm vuông?

 

 

Despite the gravity of its subject, though, this is not a depressing book.

Dù vậy, bất chấp tính nghiêm trọng của chủ đề này, đây không phải là một cuốn sách làm ta ngã lòng.

 

 

An award-winning biologist and author whose earlier work has focused on bees, feathers, seeds and gorillas, Hanson is an affable guide and storyteller, with a knack for analogy, a sense of humor and the natural curiosity of a scientist.

Hanson là một nhà sinh vật học và tác giả đạt giải thưởng, các tác phẩm ban đầu của ông tập trung vào loài ong, loài lông vũ, hạt giống và khỉ đột; ông là người hướng đạo và người kể chuyện niềm nở ân cần với tài loại suy, óc hài hước và sự tò mò bẩm sinh của một nhà khoa học.

 

 

In a compact chemistry lesson using a jar of pickles and a lit match, he and his son, Noah, perform an experiment to demonstrate the power of carbon dioxide.

Dùng một lọ dưa  muối và một que diêm đốt cháy trong một bài học hóa học liên kết , ông cùng với con trai Noah của mình đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh năng lượng của thán khí (CO2).

 

 

On another occasion, he takes his hatchet to a dead pine in his yard to try to discover whether his tree is being attacked by destructive borer beetles.

Có lần ông mang một chiếc rìu nhỏ ra chỗ cây thông chết trong vườn của mình cố tìm cho ra xem cây của mình có bị những con mọt đục thân hủy diệt tấn công hay không.

 

 

Elsewhere, Hanson outlines carbon dioxide’s omnipresence, its gradual subterranean conversion to fossil fuels (petroleum, coal, natural gas) and its much faster release into ecosystems when we burn those fuels.

Ở chỗ khác, Hanson khái lược về sự có mặt của thán khí ở khắp mọi nơi, sự biến chuyển dần dần của nó thành nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên) và sự phóng thích nhanh gấp nhiều lần của nó vào các hệ sinh thái khi chúng ta đốt cháy những nhiên liệu đó.

 

 

In the oceans, acidification corrodes and weakens the protective shells of tiny mollusks vital to marine food ecosystems, and sparks sensory confusion for fishes that rely on water chemistry for finding mates, meals, homes and avoiding predators.

Trong đại dương, sự axit hóa bào mòn và làm suy yếu lớp vỏ của những loài nhuyễn thể nhỏ xíu nhưng lại có ý nghĩa sống còn với hệ sinh thái thức ăn ở biển, đồng thời khiến các loài cá dựa vào hóa chất trong nước để tìm bạn đời, thức ăn, nơi trú ngụ và tránh những kẻ săn mồi bị nhầm lẫn về giác quan.

 

 

When coral reefs decline, this reduces not just food, but cover for reef denizens.

Khi các rạn san hô suy giảm, điều đó không chỉ giảm thiểu thức ăn, mà còn giảm thiểu cả chỗ trú cho những loài trú ngụ ở đó nữa.

 

 

In this deteriorating world, it takes some evolutionary agility for a species to avoid losing its grip on life, sometimes literally.

Trong cái thế giới đang bị hủy hoại này, mỗi loài phải có sự tiến hóa mau lẹ để tránh buông rơi cuộc sống, đôi khi theo đúng nghĩa đen của những từ này.

 

 

An experiment with anole lizards demonstrates rapid natural selection favoring feet and toes better able to hold onto twigs and branches during severe storms.

Một thí nghiệm với loài thằn lằn anole cho thấy sự chọn lọc tự nhiên nhanh chóng giúp cho bàn chân và ngón chân của chúng có khả năng bám chắc hơn vào cành cây trong những cơn giông bão.

 

 

The diminutive reptiles cling to a stick while being subjected to close-range blasts from a leaf blower.

Những con bò sát bé tí xíu này bám vào một cành cây trong khi phải hứng những luồng gió thổi rất gần từ máy thổi lá.

 

 

I don’t imagine the anoles appreciated being subjected to near-hurricane-force winds (never mind the noise!), but I was pleased to see that they were all returned to the wild reportedly unharmed.

Tôi không hình dung nổi những con thằn lằn anole đó lại thích thú hứng chịu những luồng gió thổi mạnh gần như giông tố đó (ấy là còn chưa nói đến tiếng ồn!), song tôi vui khi thấy tất cả bọn chúng quay trở về nơi hoang dã bình yên vô sự như tin đã đưa.

 

 

If improving your grip isn’t on your to-do list, perhaps changing your wardrobe is.

Nếu nâng cao sức bám víu không nằm trong danh sách việc-cần-làm của bạn, thì có lẽ là thay đổi tủ quần áo của bạn.

 

 

In Finland, the once-rare brown tawny owl is now overtaking the more typical gray one, owing to declining snow cover.

Ở Phần Lan, loài cú lông hung nâu từng có thời rất hiếm hiện đang vượt trội so với loài cú xám vốn tiêu biểu hơn, do lớp tuyết phủ đang mỏng dần.

 

 

I was reminded of when, as a young child, my father explained to me how the pepper moths in London, which rely on camouflage to elude hungry birds, underwent a similar transformation from white to dark gray when the Industrial Revolution plastered buildings and trees with soot.

Tôi nhớ lại thời tôi còn bé, cha tôi đã giải thích cho tôi cách những con bướm đêm pepper ở London thường dựa vào lớp ngụy trang để trốn tránh những con chim đói, cũng trải qua một sự biến đổi từ màu trắng sang màu xám sẫm tương tự như khi cuộc Cách mạng Công nghiệp trạt lớp muội đen lên những tòa cao ốc và cây cối.

 

 

One of the core lessons here is that our climate emergency affects not just individual species but, inevitably, interspecies relationships.

Một trong những bài học cốt yếu ở đây là tình trạng khẩn cấp về khí hậu của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến những loài riêng lẻ mà chắc chắn còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các loài với nhau.

 

 

Witness the effects of changing climate on the interdependence of plants and birds.

Hãy thấy tận mắt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với sự phụ thuộc lẫn nhau của thực vật và chim chóc.

 

 

Consider the “timing mismatches” that occur with flowering plants.

Hãy xem xét sự “ghép đôi không đúng lúc” diễn ra với những thực vật có hoa.

 

 

Nectar-rich flowers are hitting their peak blooming phase a week or more before hummingbirds arrive.

Những bông hoa trĩu mật lên đến cao trào mãn khai của chúng sớm một tuần hoặc hơn nữa trước khi chim ruồi đến.

 

 

Insect activity is also affected, with flocks of hungry swallows missing an expected insect hatch.

Hoạt động của côn trùng cũng bị ảnh hưởng, kéo theo hàng đàn chim én đói bị vuột mất thời cơ bắt những ổ côn trùng mới nở mà chúng mong đợi.

 

 

It is only by careful population monitoring that we are likely to notice these shifts, such are the creeping effects of climate change.

Chúng ta chỉ có thể nhận thấy những thay đổi này bằng cách theo dõi số lượng giống loài cẩn thận, những tác động thầm lén của biến đổi khí hậu là như thế đó.

 

 

Temperature, of course, isn’t the only climatic variable at play:

Dĩ nhiên đâu phải chỉ có nhiệt độ là biến đổi trong cuộc xoay vần này:

 

 

Some trees are moving south and west in pursuit of drifting moisture.

Một số cây cối đang dịch chuyển về phía nam và phía tây để đuổi theo mạch nước ẩm đang phiêu dạt.

 

 

Blue jays and other seed-caching birds facilitate the migration by carrying and burying seeds over long distances, some of which inevitably go unretrieved when a jay forgets or dies.

Chim giẻ cùi xanh và các loài chim ăn hạt khác khiến việc di cư thuận lợi hơn bằng cách mang hạt giống qua một quãng đường dài và chôn vùi xuống đất, một số loài trong số những hạt giống đó chắc chắn sẽ không phục hồi được nếu một con chim giẻ cùi bỏ quên hoặc chết.

 

 

But how, Hanson wonders, does a plant outrun climate change when its prime seed distributor has gone?

Hanson băn khoăn tự hỏi thế thì làm sao một loài thực vật có thể vượt qua sự biến đổi khí hậu khi nhà phân phối hạt giống quan trọng nhất của nó đã biến mất?

 

 

Joshua trees lost their most important long-distance seed disperser in the giant Shasta ground sloth, whose kind went extinct following the last ice age, probably because of human predation.

Cây Joshua đã mất nhà phát tán hạt giống đường dài quan trọng nhất của chúng là loài lười Shasta khổng lồ sống trên mặt đất, loài này đã tuyệt chủng sau kỷ băng hà cuối cùng, nhiều khả năng là do bị con người ăn thịt.

 

 

Whereas the lumbering sloths could excrete Joshua seeds miles from where the fruits were eaten, today the Joshuas are left with pack rats and other small mammals, whose dispersal services amount to a measly six feet per year.

Trong khi những con lười ì ạch đó có thể đào thải hạt giống Joshua cách nơi chúng ăn trái cây hàng dặm trường, thì ngày nay những cây Joshua bị bỏ lại cùng với những đàn chuột và các loài động vật có vú nhỏ khác, mà dịch vụ phát tán của những loài này chỉ đạt đến khoảng cách ngắn ngũn gần 2m mỗi năm.

 

 

(I’m hoping that history’s most prodigious seed disperser, humankind, is atoning for past misdemeanors.)

(Tôi hy vọng rằng loài phát tán hạt giống kỳ diệu nhất trong lịch sử là con người đang chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ.)

 

 

Although there are plenty of species declines in these pages, there are also stories of flexibility and resilience.

Dù trong những trang sách này có rất nhiều loài bị suy tàn, song cũng có những câu chuyện về tính linh hoạt và khả năng mau phục hồi.

 

 

Nimble dovekies (a.k.a. “little auks”), small, plump arctic seabirds, are not only so far surviving, but also thriving, no longer having to fly as far to find their favored food — flourishing zooplankton made accessible by melting ice.

Những con chim dovekie (hay còn gọi là “chim anca nhỏ”) linh lợi – một loài chim biển Bắc cực nhỏ, béo tròn – không chỉ sống sót cho đến nay mà còn phát triển mạnh vì không còn phải bay xa như trước để tìm thức ăn ưa thích: động vật phù du đang bùng rộ rất dễ kiếm bởi băng đang tan dần.

 

 

There were occasions when I was hoping for information that didn’t materialize.

Cũng có những thời điểm tôi đã hy vọng rằng thông tin không trở thành hiện thực.

 

 

It’s fascinating to learn that elderberries have a more bear-friendly nutritional profile than salmon, and that Alaskan grizzly bears will abandon the salmon run to feast on these berries, which are now fruiting earlier.

Thật thú vị khi biết rằng quả cây cơm cháy có thành phần dinh dưỡng có lợi cho gấu hơn thành phần dinh dưỡng của cá hồi, và gấu xám Alaska sẽ bỏ lại đàn cá hồi để chén những quả mọng này, hiện đã kết trái sớm hơn.

 

 

But I’d like to know how they sense when the time is right.

Song tôi muốn biết làm sao chúng có thể nhận thấy khi nào là đúng thời điểm.

 

 

Can they smell the berries from a distance, or perhaps see a blush of purple appearing on bushes upslope?

Chúng có đánh hơi được mùi quả mọng từ xa, hoặc có nhìn thấy màu tía ửng hồng xuất hiện trên ngọn bụi cây?

 

 

The grizzlies aren’t the only ones after salmon.

Gấu xám không phải là những kẻ săn bắt cá hồi duy nhất.

 

 

The author declares a passion for fishing.

Tác giả cuốn sách bày tỏ niềm đam mê câu cá.

 

 

In doing so, he joins a sizable cadre of self-described animal-loving writers who nevertheless pursue a pastime that causes fear, pain and suffering in their quarry.

Bày tỏ như vậy tức là ông đã gia nhập một lực lượng khá đông những nhà văn tự coi mình là người yêu động vật, song lại vẫn đeo đuổi một trò tiêu khiển gây ra nỗi sợ hãi, đau đớn và khổ sở cho con mồi của họ.

 

 

There is now robust science demonstrating pain and emotion in all kinds of fishes, salmon included.

Hiện đã có ngành khoa học thẳng thắn chứng minh nỗi đau và cảm xúc ở tất cả các loại cá, bao gồm cả cá hồi.

 

 

The dissonance here is not just ethical but ecological.

Mâu thuẫn ở đây không chỉ về mặt đạo lý mà còn về mặt sinh thái học.

 

 

As Hanson explains, the native cutthroat trout he seeks is threatened by hybridization with rainbow trout, with which these streams have been stocked to serve the recreational demands of anglers.

Như Hanson giải thích, loài cá hồi cutthroat [vân] mà ông tìm kiếm đang bị đe dọa do lai tạo với cá hồi rainbow [cầu vồng], loài cá hồi này được nuôi trữ sẵn trong những dòng suối đó để phục vụ nhu cầu tiêu khiển của những người câu cá.

 

 

Which brings us to Hanson’s inspirational closing argument, that individual action drives much-needed policy change, not vice versa.

Giải thích ấy đưa chúng ta đến lập luận kết thúc truyền cảm hứng của Hanson, rằng hành động cá nhân thúc đẩy sự thay đổi chính sách rất cần thiết, chứ không phải ngược lại.

 

 

While nobody can do everything, there is much that each of us can do (and not do), “tangible things like how we drive, shop, eat, travel, protest, vote,” and even, he writes, “cut the grass.”

Mặc dù không ai có thể làm mọi việc, nhưng mỗi chúng ta có thể (và không nên) làm "những thứ hữu hình như cách chúng ta lái xe, mua sắm, ăn uống, du lịch, phản đối, bỏ phiếu," và thậm chí là, ông ấy viết, "cắt cỏ”.

 

 

Amen.

Amen.



HURRICANE LIZARDS AND PLASTIC SQUID
The Fraught and Fascinating Biology of Climate Change
By Thor Hanson
280 pp. Basic. $28.

Chia sẻ: