Vì sao mọi công ty hiện nay đều muốn trở thành một nền tảng?

27 9 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Vì sao mọi công ty hiện nay đều muốn trở thành một nền tảng?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Why Does Every Company Now Want to Be a Platform?

Vì sao mọi công ty hiện nay đều muốn trở thành một nền tảng?

 


 

Over the past two decades, the world’s hyper-ambitious entrepreneurs — is there now any other kind? — have largely pursued a pair of goals in tandem.

Suốt hai thập kỷ vừa qua, những doanh nhân cực kỳ tham vọng trên thế giới — bây giờ có loại doanh nhân nào khác không nhỉ? — đa phần theo đuổi đồng thời mục tiêu kép.

 

 

First: Become a platform.

Thứ nhất: Trở thành một nền tảng.

 

 

Second: Take over the world.

Thứ hai: Chiếm lĩnh [thị trường] thế giới.

 

 

The former is supposed to lead to the latter, as it seemingly has for the five companies conglomerated under the intimidating acronym FAANG.

Mục tiêu trước được cho là phải dẫn đến mục tiêu sau, vì có vẻ như điều đó đã xảy ra đối với năm công ty được liên kết lại dưới cái tên viết tắt dễ sợ FAANG.

 

 

Facebook, Apple, Amazon, Netflix and Google have taken such a bloodsucking bite (get it?) out of the world economy that in the past half decade alone they have more than tripled in value — at a rate three times faster than the growth of the entire S&P 500 — and are now worth north of $7 trillion.

Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google đã hút máu (hiểu chứ?) nền kinh tế thế giới đến mức chỉ trong nửa thập kỷ qua, giá trị của họ đã tăng gấp ba lần với tốc độ nhanh gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ các công ty S&P 500 và hiện có giá trị hơn 7 nghìn tỷ đô-la.

 

 

The appeal of building a platform is clear.

Việc xây dựng một nền tảng rõ là hấp dẫn.

 

 

But what, exactly, is a platform?

Song, nói cho đúng, một nền tảng cái gì?

 

 

In the analog world, a platform is where you catch a train or launch a rocket or give a speech — somewhere you go to do something else.

Trong thế giới analog, một nền tảng là nơi ta bắt một chuyến tàu hoặc phóng một hỏa tiễn hoặc đọc một diễn từ — một nơi nào đó ta đến để làm một việc gì đó khác.

 

 

In a digital context, platforms facilitate transactions.

Trong ngữ cảnh digital [kỹ thuật số], các nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch.

 

 

Facebook and Google don’t sell much themselves; they make money by connecting advertisers to your eyeballs.

Bản thân Facebook và Google không tự bán hàng là mấy; họ kiếm tiền bằng cách kết nối các nhà quảng cáo với mắt bạn nhìn.

 

 

Apple profits from selling phones, but a major part of its revenue comes from taking a cut each time you buy something from someone else in their App Store.

Apple kiếm lợi nhuận từ việc bán điện thoại, nhưng phần lớn doanh thu của nó từ phần nó được chiết khấu mỗi khi bạn mua thứ gì đó từ ai đó khác trong App Store của họ.

 

 

The promise of the platform business model is its magical self-reinforcement:

Triển vọng của mô hình kinh doanh bằng nền tảng này là khả năng tự kiện toàn kỳ diệu của nó:

 

 

Once the platform is in place, money is supposed to flow through the system without much extra effort at all.

Một khi nền tảng này sẵn sàng, tiền bạc được cho là sẽ chảy qua hệ thống mà chẳng cần nỗ lực thêm là mấy.

 

 

The siren song of platformdom has proved irresistible to countless start-ups, with many finding a way to shoehorn the word into their investor pitch decks — WeWork used it 170 times in its ill-fated attempt to go public — as an easy signal of ambition if not always the reality of their business.

Tiếng hát dụ hoặc từ ngôi-sao-nền-tảng đã chứng tỏ sức hút không thể cưỡng lại đối với vô số công ty khởi nghiệp, nhiều công ty đang tìm cách lồng từ này vào các bản thuyết trình kế hoạch kinh doanh dành cho nhà đầu tư của họ WeWork đã sử dụng nó 170 lần trong nỗ lực niêm yết lên sàn không thành của mình như một tín hiệu tham vọng dễ dàng nếu không nói là lúc nào cũng như thực tế kinh doanh của họ.

 

 

Peloton, which sells indoor exercise bikes, calls itself an “interactive fitness platform.”

Peloton, công ty kinh doanh xe đạp tập trong nhà, tự gọi mình là “nền tảng thể dục thể hình tương tác”.

 

 

Casper, which sells mattresses, is a “platform built for better sleep.”

Casper, công ty kinh doanh nệm, là một "nền tảng được xây dựng để giấc ngủ ngon hơn."

 

 

Beyond Meat, which sells faux-burgers that taste like beef, pork and poultry, insists that these are actually “three core plant-based product platforms.”

Beyond Meat, công ty chuyên kinh doanh bánh mì kẹp chay giả thịt có mùi vị như thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm, khăng khăng rằng đây thực sự là “ba nền tảng sản phẩm có nhân thực vật”.

 

 

The world’s most established companies are not immune to the trend.

Các công ty uy tín nhất trên thế giới không tránh khỏi xu hướng này.

 

 

On an episode of a podcast produced by the Boardroom (a “sports business content platform” co-owned by the basketball superstar Kevin Durant), the Goldman Sachs chief executive, David Solomon, said that Goldman is not a bank but a company with “three principal platform businesses.”

Trong một tập của một tệp tin âm thanh kỹ thuật số [podcast] do Boardroom sản xuất (một “nền tảng [cung cấp] nội dung kinh doanh thể thao” do siêu sao bóng rổ Kevin Durant đồng sở hữu), ông David Solomon, giám đốc điều hành của Goldman Sachs, phát biểu rằng Goldman không phải là một ngân hàng mà là một công ty với “ ba lĩnh vực kinh doanh nền tảng chính. ”

 

 

The word “platform” has been deployed so many times in so many ways that it has lost almost all meaning, a fact that Jonathan Knee, who teaches at Columbia University’s business school, tries to spell out in his new book, “The Platform Delusion.”

Từ “nền tảng” đã được đưa vào sử dụng rất nhiều lần theo rất nhiều cách đến mức gần như mất hết ý nghĩa, một sự thật mà Jonathan Knee, người đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh của Đại học Columbia, cố gắng diễn đạt trong cuốn sách mới của ông:o tưởng Nền tảng.”

 

 

Knee isn’t rooting for the big platforms, which he describes as “succubus enterprises” that are “sucking all the value, returns and growth out of the companies that actually do things.”

Knee không cổ súy cho các nền tảng lớn mà ông miêu tả là "những doanh nghiệp yêu quái" đang "hút kiệt tất cả giá trị, lợi nhuận và tăng trưởng từ các công ty thực sự làm được việc."

 

 

But he isn’t arguing for their dissolution either.

Nhưng ông cũng không tranh luận về việc giải thể chúng.

 

 

He is simply offering a warning:

Ông chỉ đơn giản đưa ra lời cảnh báo:

 

 

Being a platform isn’t all it’s made out to be.

một nền tảng không hẳn giống những gì nó được dựng lên.

 

 

Knee’s book is filled with business school case studies that might be a bit in the weeds for general readers.

Cuốn sách của Knee đầy những nghiên cứu điển hình của trường kinh doanh có thể hơi rắc rối đối với độc giả thông thường.

 

 

(One of the successes he identifies is a company that makes software for a very specific financial accounting function.)

(Một trong những thành công mà ông xác nhận là một công ty tạo ra phần mềm cho một chức năng kế toán tài chính rất cụ thể.)

 

 

But for aspiring entrepreneurs these stories offer a primer on the delusion Knee has identified, and show how to avoid the two primary misjudgments that cause it.

Nhưng đối với những doanh nhân đang khao khát, những câu chuyện ấy cung cấp kiến thức khai tâm cho cái ảo tưởng mà Knee đã nhận diện, và chỉ ra cách tránh hai phán đoán sai lầm chính yếu gây ra ảo tưởng đó.

 

 

The first is a belief that platforms emerged with the dawn of the internet.

Phán đoán thứ nhất là niềm tin rằng các nền tảng đã xuất hiện cùng buổi bình minh của internet.

 

 

In fact, they’ve been around for decades.

Trên thực tế, chúng đã có từ hàng thập kỷ.

 

 

Shopping malls are platforms.

Các trung tâm thương mạinhững nền tảng.

 

 

Movie theaters are platforms.

Các rạp chiếu phim là những nền tảng.

 

 

Credit cards are platforms.

Các thẻ tín dụng là những nền tảng.

 

 

(Not to blow your mind, but money itself might be the original platform.)

(Không nhằm làm bạn choáng, nhưng chính tiền bạc có thể là nền tảng đầu tiên.)

 

 

Moreover, Knee argues that these analog businesses were often better than the digital ones that replaced them.

Hơn thế nữa, Knee lập luận rằng những doanh nghiệp analog này thường tốt hơn những doanh nghiệp kỹ thuật số đã thay thế chúng.

 

 

A suburban shopping mall operator will never achieve global scale, but the business comes with built-in competitive advantages:

Một ông chủ trung tâm thương mại ở ngoại ô sẽ không bao giờ đạt đến quy mô toàn cầu, nhưng cơ sở kinh doanh này đi kèm với những lợi thế cạnh tranh tích hợp:

 

 

Stores are locked into long-term leases, and shoppers traditionally have no choice unless they drive many miles away.

Các cửa hàng được chốt hợp đồng thuê dài hạn và người mua sắm thường không có lựa chọn nào khác trừ phi họ lái xe đi xa nhiều dặm.

 

 

In e-commerce, where it is said that 90 percent of businesses fail in their first four months, these barriers don’t exist.

Trong thương mại điện tử, nơi người ta nói rằng 90% doanh nghiệp thất bại trong bốn tháng đầu tiên của họ, những rào cản này không tồn tại.

 

 

My dog’s preferred food is available for the same price on Amazon or Chewy or many other sites I can reach with a few keystrokes.

Thức ăn ưa thích cho con chó của tôi có sẵn với cùng một mức giá trên Amazon hoặc Chewy hoặc nhiều trang web khác mà tôi có thể truy cập bằng vài lần phím.

 

 

While much has been made of the mall’s decline, Knee writes that the most successful of them still have operating margins of 70 percent.

Trong khi người ta bàn tán ồn ào về sự suy giảm của trung tâm thương mại, Knee viết rằng trung tâm thương mại thành công nhất trong số đó vẫn có biên lợi nhuận hoạt động là 70%.

 

 

Amazon manages only about 7 percent.

Amazon chỉ xoay xở được khoảng 7%.

 

 

Not that you should feel bad for the FAANGs, who feed off one another as much as they do everything else.

Không có nghĩa là bạn nên thấy thông cảm với những công ty FAANG, những công ty ấy vẫn kiếm lợi lẫn nhau hết mức như họ làm mọi việc khác.

 

 

(Apple makes billions each year from a deal to include Google as the iPhone’s default search engine — a platform operating on top of another platform.)

(Apple kiếm hàng tỷ USD mỗi năm từ một thỏa thuận đưa Google thành công cụ tìm kiếm mặc định của iPhone một nền tảng hoạt động trên một nền tảng khác.)

 

 

Clearly something is different about our digital platform behemoths; otherwise your local shopping mall magnate might be financing his own space program, too.

có điều gì đó khác biệt về những nền tảng kỹ thuật số khổng lồ của chúng ta; nếu chẳng phải vậy thì ông trùm trung tâm mua sắm địa phương bạn cũng có thể tài trợ cho chương trình vũ trụ của riêng ông ta.

 

 

The internet has enabled these companies to achieve unprecedented size and scale, such that the most successful competitors — of which Knee cites plenty — are those who choose to nibble off a small corner of a particular business rather than compete with the giants directly.

Internet đã khiến các công ty này đạt được quy mô và tầm cỡ chưa từng thấy, đến nỗi những đối thủ cạnh tranh thành công nhất — mà Knee kể ra rất nhiều  là những công ty chọn gặm nhấm một góc nhỏ của một ngành kinh doanh cụ thể hơn là cạnh tranh trực tiếp với những người khổng lồ.

 

 

But the crux of Knee’s argument is that “beyond their size and success” — no small feat — there is little the big platforms have in common.

Nhưng mấu chốt trong lập luận của Knee là “ngoài quy mô và thành công của chúng  chiến công chẳng phải là nhỏ   các nền tảng lớn có rất ít điểm chung.

 

 

This brings us to the delusion’s second symptom, which involves a blind faith in the supernatural powers the digital platforms supposedly possess:

Điều này dẫn chúng ta đến triệu chứng ảo tưởng thứ hai, liên quan đến niềm tin mù quáng vào cái sức mạnh siêu nhiên mà các nền tảng kỹ thuật số được giả định là sở hữu:

 

 

“network effects,” “big data” and other buzzwords that have kept audiences nodding at TED talks for years.

hiệu ứng mạng”, “dữ liệu lớn” và các thuật ngữ thời thượng khác đã khiến khán giả gật đầu trong các  chương trình trò chuyện của TED trong nhiều năm.

 

 

Facebook’s growth, for instance, has largely been chalked up to the power of network effects — the more people use your platform, the more beneficial it is to all of them — which Knee acknowledges is perhaps the company’s key differentiator.

Như sự phát triển của Facebook chẳng hạn, phần lớn được quy cho sức mạnh của các hiệu ứng mạng càng nhiều người sử dụng nền tảng của bạn, thì càng có lợi cho tất cả bọn họ điều mà Knee thừa nhận có lẽ là điểm khác biệt chính của công ty này.

 

 

But Knee points out that Facebook still has to dig a moat around itself in much the same way Warren Buffett would advise any company to do. When rivals come up with a competing product, Facebook spends considerable time and money either copying it or buying it up, lest users make the easy digital switch to another social network.

Song Knee chỉ ra rằng Facebook vẫn phải đào hào đắp lũy quanh mình theo đúng cái cách Warren Buffett vẫn khuyên bất kỳ công ty nào làm. Khi các đối thủ trình làng một sản phẩm cạnh tranh, Facebook sẽ dành đáng kể thời gian và tiền bạc để sao chép hoặc mua trọn vẹn sản phẩm đó, vì e rằng người dùng sẽ dễ dàng  thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số sang một mạng xã hội khác.

 

 

Knee grants that the breadth and scope of the giant tech platforms is “awe-inspiring,” but he thinks our collective fear of them is overblown.

Knee cho rằng độ rộng và phạm vi của các nền tảng công nghệ khổng lồ là "kinh hoàng", nhưng ông cho rằng nỗi sợ hãi chung của chúng ta đối với những thứ ấy đã bị thổi phồng quá mức.

 

 

(Aside from a few glancing nods to their impact on the news business, and the state of our informed democracy, Knee doesn’t consider their societal implications.)

(Ngoài vài cái gật đầu loáng thoáng về tác động của chúng lên ngành báo chí và tình trạng nền dân chủ dựa trên thông tin của chúng ta, Knee không xem xét những hệ quả xã hội của chúng.)

 

 

The platforms have weaknesses just like any business, he argues, and the succubi themselves push the myth of their own invincibility in order to dissuade any potential competition.

Ông lập luận rằng các nền tảng này cũng có những điểm yếu giống như bất kỳ doanh nghiệp nào và bọn doanh nghiệp yêu quái đã tự tung ra huyền thoại về sự bất khả chiến bại của chính mình để ngăn cản bất kỳ sự cạnh tranh tiềm năng nào.

 

 

But what the myth has mostly done is tempt young entrepreneurs to try to match them.

Nhưng điều mà huyền thoại đó đã làm được chủ yếu là cám dỗ các doanh nhân trẻ cố gắng bắt kịp chúng.

 

 

Knee teaches a course on investing at Columbia, where graduates have largely forsaken Wall Street to work at start-ups, often of their own creation.

Knee giảng dạy một khóa học về đầu tư tại Columbia, nơi sinh viên tốt nghiệp phần lớn từ bỏ Phố Wall để làm việc tại các công ty khởi nghiệp, thường là do họ tự tạo lập.

 

 

The personal and societal virtues of starting a business are many, in theory, but no top business school graduate is looking to start a mom-and-pop outfit that will restitch the social fabric torn apart by our digital Goliaths.

Trên lý thuyết, việc khởi nghiệp có rất nhiều ưu điểm về mặt xã hội và cá nhân, nhưng không một sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh hàng đầu nào lại muốn khởi sự một doanh nghiệp nhỏ lẻ kiểu gia đình, doanh nghiệp mà sẽ vá víu lại cái kết cấu xã hội bị những người khổng lồ kỹ thuật số của chúng ta rách.

 

 

They almost all want to start a small business that becomes a big business, and the venture capital world incentivizes such bets.

Hầu hết bọn họ đều muốn khởi sự từ một doanh nghiệp nhỏ mà sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn, và thế giới đầu tư mạo hiểm khuyến khích những vụ cược như vậy.

 

 

One start-up founder I spoke to recently had met a prominent venture capitalist who declared, “I’m interested in finding a company that can own the ocean.”

Mới đây, một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp mà tôi đã chuyện trò cùng đã gặp một nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng, người đã tuyên bố: “Tôi quan tâm đến việc tìm ra một công ty có thể sở hữu cả đại dương”.

 

 

Knee believes that investors, and many of his students, are fooling themselves into thinking that building a globe-spanning platform is a viable goal.

Knee tin rằng các nhà đầu tư,cả nhiều sinh viên của ông nữa, đang lừa phỉnh chính mình khi nghĩ rằng việc xây dựng một nền tảng bao trùm khắp toàn cầu là một mục tiêu khả thi.

 

 

Platforms are successful not because they are platforms, but because they exploit the same kinds of advantages that successful businesses have enjoyed for decades.

Nền tảng thành công không phải vì chúng là nền tảng, mà bởi vì chúng khai thác cùng một loại lợi thế mà các doanh nghiệp thành công đã được hưởng trong nhiều thập kỷ.

 

 

It’s a boring realization, but one that Knee hopes will save his students not only from pursuing bad ideas, but from ruining their lives.

Đó là một nhận thức không mấy thú vị, nhưng là nhận thức mà Knee hy vọng sẽ cứu giúp các sinh viên của ông không chỉ tránh được việc theo đuổi những ý tưởng tồi tệ mà còn tránh được việc hủy hoại cuộc sống của họ.

 

 

The platform siren song, he writes, “fatally impedes the ability of many to clearly consider what they might actually enjoy.”

Tiếng hát dụ hoặc của nền tảng, ông viết, "gây trở ngại nghiêm trọng đến khả năng của nhiều người khiến họ  không xem xétđược những gì họ có thể thực sự có được."

 

 

Not everyone needs to start a company to be happy.

Không phải ai cũng cần khởi lập công ty để được hạnh phúc.

 

 

And not every company needs to take over the world.

Và không phải công ty nào cũng cần phải chiếm lĩnh thế giới.



THE PLATFORM DELUSION
Who Wins and Who Loses in the Age of Tech Titans
By Jonathan Knee
359 pp. Portfolio. $28.

Chia sẻ: