Người phụ nữ chẳng chịu nhường bước Indiana Jones

10 6 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Người phụ nữ chẳng chịu nhường bước Indiana Jones

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,


The Woman Who Gave Indiana Jones a Run for His Money

 

Người phụ nữ chẳng chịu nhường bước Indiana Jones

 

 


 

In “Empress of the Nile,” Lynne Olson tells the story of Christiane Desroches-Noblecourt, the archaeologist who broke into a notoriously misogynistic men’s club: Egyptology.

 

Trong cuốn “Empress of the Nile” (“Nữ hoàng sông Nile”), Lynne Olson kể câu chuyện về Christiane Desroches-Noblecourt, nhà khảo cổ học đã thâm nhập  vào một tổ chức của nam giới  khét tiếng là kỳ thị phụ nữ: ngành Ai Cập học.

 

 

 

Egyptian archaeology has never been regarded as an equal-opportunity profession.

 

Ngành khảo cổ học Ai Cập chưa từng được coi là một nghề nghiệp có cơ hội bình đẳng.

 

 

 

Charismatic males have dominated the field since its inception, from Giovanni Belzoni, a onetime circus strongman who located the hidden entrance to the second Pyramid at Giza in 1818, to Howard Carter, the Briton who shot to global fame after uncovering Tutankhamen’s tomb.

 

Những người đàn ông có uy tín đã thống trị lĩnh vực này ngay từ buổi ban đầu, từ Giovanni Belzoni, từng một thời là diễn viên xiếc thể hình  và là người xác định được vị trí lối vào bí mật dẫn đến Kim tự tháp thứ hai ở Giza năm 1818, cho đến Howard Carter, công dân Anh quốc bỗng nhiên nổi tiếng toàn cầu sau khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamen.

 

 

 

Then there’s Zahi Hawass, the self-styled Indiana Jones who ruled over Egypt’s antiquities for years.

 

Rồi đến Zahi Hawass, người tự xưng là Indiana Jones và là người cai quản các cổ vật Ai Cập nhiều năm trời.

 

 

 

Driven out by allegations of corruption during the Arab Spring, Hawass resurrected himself, Osiris-style, under the current dictatorship.

 

Bị hạ bệ  vì những cáo buộc tham nhũng trong thời kỳ Mùa xuân Ả Rập, Hawass đã phục sinh chính bản thân mình, theo kiểu Osiris , dưới chế độ độc tài hiện tại.

 

 

 

Lynne Olson’s “Empress of the Nile” tells the story of the most accomplished woman ever to break into that men’s club.

 

“Empress of the Nile” của Lynne Olson là câu chuyện về người phụ nữ tài hoa nhất từng thâm nhập vào tổ chức toàn đàn ông này.

 

 

 

The author of a number of books about World War II, Olson was researching the Musée de l’Homme resistance movement when she came across references to Christiane Desroches-Noblecourt, a curator at the Louvre who led a secret life in the anti-Nazi underground.

 

Là tác giả của một số cuốn sách về Thế chiến II, Olson đang nghiên cứu phong trào kháng chiến Musée de l'Homme thì tình cờ bắt gặp những tài liệu tham khảo về Christiane Desroches-Noblecourt, nhà giám tuyển làm việc tại bảo tàng Louvre có một cuộc sống bí mật trong lực lượng ngầm chống Đức Quốc xã.

 

 

 

Desroches-Noblecourt went on to become a field archaeologist with a knack for finding intact tombs, and a master bureaucratic infighter who played a key role in rescuing Egypt’s endangered antiquities from destruction by the construction of the Aswan High Dam.

 

Desroches-Noblecourt sau đó  trở thành nhà khảo cổ thực địa với sở trường tìm kiếm những ngôi mộ còn nguyên vẹn và là bậc thầy về tranh đấu chống quan liêu nội bộ, bà đóng vai trò quan trọng trong cuộc giải cứu các cổ vật của Ai Cập khỏi mối đe dọa bị hủy hoại do việc xây dựng con đập Aswan High Dam .

 

 

 

Along the way, Olson relates in this fast-paced, highly entertaining book, Desroches-Noblecourt survived a Gestapo interrogation, faced angry crowds during the 1956 Suez crisis and sparred with everyone from Gamal Nasser to Charles de Gaulle.

 

Trong suốt quá trình đó, theo lời kể của Olson, Desroches-Noblecourt vượt qua cuộc thẩm vấn của Gestapo, đối mặt với những đám đông giận dữ trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 và đấu khẩu với tất cả mọi người từ Gamal Nasser đến Charles de Gaulle.

 

 

 

Desroches-Noblecourt (she added the second name after her 1942 marriage) became infatuated with Egypt as a small girl after her grandfather took her to admire the great obelisk of Rameses II.

 

Desroches-Noblecourt (bà thêm tên họ thứ hai  sau cuộc hôn nhân năm 1942) bắt đầu phải lòng xứ Ai Cập khi còn là một cô gái nhỏ sau khi ông nội của cô đưa cô đến chiêm ngưỡng đài tưởng niệm vĩ đại của vị pharaoh Rameses II.

 

 

 

Liberal-minded intellectuals, her parents enrolled her in a progressive girls’ public school, then encouraged her to study for a degree in Egyptology at the prestigious École du Louvre.

 

Là những trí thức có tư tưởng tự do, cha mẹ cô đăng ký cho cô vào trường công lập dành cho nữ sinh cấp tiến, rồi khuyến khích cô theo học ngành Ai Cập học tại trường École du Louvre danh tiếng.

 

 

 

There she fell under the tutelage of Étienne Drioton, a priest who later served as the director of the French-run Egyptian Antiquities Service in Cairo.

 

Nơi đó cô được linh mục Étienne Drioton kèm cặp dạy dỗ, sau này ông giữ chức giám đốc Nha  Cổ vật Ai Cập do Pháp điều hành ở Cairo.

 

 

 

Drioton arranged the first of his student’s many field trips to dig sites along the Nile.

 

Drioton sắp xếp chuyến đầu tiên trong số rất nhiều chuyến đi thực địa của cô học trò này để khai quật tại những địa điểm dọc theo sông Nile.

 

 

 

In camps infested with cobras and scorpions, she mastered Arabic, developed a rapport with the local workers and won the attention of powerful mentors.

 

Trong những lều trại đầy những rắn hổ mang và bọ cạp, cô học thông thạo tiếng Ả Rập, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhân công địa phương và được những bậc thầy thông thái đầy quyền lực để ý.

 

 

 

At Edfu, she made the first of several remarkable discoveries: the untouched 4,200-year-old tomb of Lady Sechséchet, the wife of a chief government minister who was revered as a “living god.”

 

Tại Edfu, cô có phát hiện đầu tiên trong một số phát hiện đáng kể: ngôi mộ 4.200 năm tuổi còn nguyên vẹn của Phu nhân Sechséchet , vợ của vị tể tướng  được tôn sùng như “vị thần sống”.

 

 

 

As she gazed on a sarcophagus, surrounded by delicate objects of gold, alabaster, copper and calcite, Desroches-Noblecourt recalled, “the euphoria I felt was indescribable.”

 

Theo lời kể của Desroches-Noblecourt, khi nhìn vào chiếc quách, được bao quanh bởi những đồ vật tinh tế bằng vàng, thạch cao tuyết hoa, đồng và canxit, “nỗi phấn khích mê li mà tôi cảm thấy thật không thể diễn tả bằng lời”.

 

 

 

She also endured the mistreatment of a chauvinistic French archaeologist, Alexandre Varille, who bullied her at a dig they worked on together, then stole credit for her notes and photos.

 

Cô cũng phải chịu đựng sự ngược đãi của một nhà khảo cổ người Pháp theo chủ nghĩa sô-vanh là Alexandre Varille, người ức hiếp cô tại cuộc khai quật họ cùng làm việc, sau đó dùng thủ đoạn chiếm đoạt danh tiếng về các ghi chép và ảnh của cô.

 

 

 

Olson’s narrative gathers steam in the tense days before the Nazis invaded Poland.

 

Tiết tấu câu chuyện của Olson dồn dập trong những ngày căng thẳng trước cuộc xâm chiếm Ba Lan của Đức Quốc xã.

 

 

 

Along with the Louvre’s debonair director, Jacques Jaujard, Desroches-Noblecourt evacuated thousands of pieces, including the “Mona Lisa” and the museum’s entire Egyptian collection, to a remote chateau.

 

Cùng với vị giám đốc vui tính tự tin của Louvre là Jacques Jaujard, Desroches-Noblecourt sơ tán hàng ngàn tác phẩm, gồm cả kiệt tác “Mona Lisa” và trọn vẹn bộ sưu tập Ai Cập của bảo tàng, đến một lâu đài xa xôi.

 

 

 

A year later, she organized a second removal through Nazi-occupied territory, on roads clogged with refugees, to the free French zone near the Spanish border.

 

Một năm sau, chị  tổ chức cuộc di dời thứ hai xuyên qua lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, trên những con đường kẹt cứng người tị nạn, đến vùng tự do của Pháp gần biên giới Tây Ban Nha.

 

 

 

All the while, as Olson relates with brio, she was sneaking messages out of Paris for the Musée de l’Homme resistance network.

 

Suốt khoảng thời gian đó, theo lời dẫn truyện sôi nổi của Olson, Desroches-Noblecourt lén gửi tin nhắn từ Paris cho mạng lưới kháng chiến Musée de l'Homme.

 

 

 

The Gestapo soon broke up the movement and executed its leaders; Desroches-Noblecourt fell under Nazi suspicion, but she escaped unharmed.

 

Gestapo sớm đập tan phong trào này và hành quyết những người lãnh đạo phong trào; Desroches-Noblecourt rơi vào tầm ngắm của Đức Quốc xã, nhưng chị thoát được mà không hề hấn gì.

 

 

 

The highlight of Olson’s book is her thrilling account of the rescue of the giant statues of Rameses II and the Abu Simbel temples from inundation by the Aswan High Dam.

 

Nổi bật trong cuốn sách của Olson là câu chuyện ly kỳ của bà  về vụ cứu những bức tượng Rameses II khổng lồ và hai ngôi đền Abu Simbel  khỏi bị ngập lụt bởi con đập Aswan High Dam.

 

 

 

After Nasser announced his intention to build the dam — the centerpiece of a huge 1950s modernization drive — Desroches-Noblecourt, then the chief of a UNESCO mission to Egypt, embarked on what she called a “David and Goliath” effort to move the colossi out of harm’s way.

 

Sau khi Nasser tuyên bố ý định xây con đập này – tâm điểm của đợt phát động hiện đại hóa khổng lồ những năm 1950 – Desroches-Noblecourt, khi đó là trưởng phái đoàn của UNESCO tới Ai Cập, dấn mình vào điều mà chị gọi là nỗ lực “David và Goliath” để di chuyển những kiến trúc khổng lồ  này ra khỏi nơi nguy hiểm .

 

 

 

Turning on the charm and twisting arms, she got Nasser’s government to embrace the project and enlisted the support of UNESCO’s leaders, the Kennedy administration and the French government.

 

Quyến rũ và khẩn khoản , chị thuyết phục được chính phủ của Nasser chấp nhận dự án và tranh thủ được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo UNESCO, chính quyền Kennedy và chính phủ Pháp.

 

 

 

Desroches-Noblecourt held her own against powerful skeptics.

 

Desroches-Noblecourt đã tự bảo vệ thành công trước những người hoài nghi đầy quyền lực.

 

 

 

In her first meeting with Charles de Gaulle, the French president rebuked her for her unilateral pledge of French government support for the plan.

 

Trong cuộc họp đầu tiên với Charles de Gaulle, ngài tổng thống Pháp khiển trách chị vì chị đơn phương cam kết về sự ủng hộ chính phủ Pháp với dự án này.

 

 

 

“And you — did you demand the authority of Pétain’s government on June 18, 1940?” she shot back.

 

“Thế còn ngài – ngài có yêu cầu quyền hành động từ chính phủ Pétain hôm 18/6/1940 không ?” chị đáp trả.

 

 

 

“Then Charles de Gaulle did something exceedingly rare for him:

 

 “Thế rồi Charles de Gaulle đã làm một việc mà ông rất hiếm khi làm:

 

 

 

He laughed,” Olson writes.

 

Ông cười lớn,” Olson viết.

 

 

 

The funding was approved.

 

Việc tài trợ được phê duyệt.

 

 

 

Olson wrests high drama from small moments, such as Desroches-Noblecourt’s scramble to find a Roman-letter typewriter in Cairo in order to meet a crucial deadline, and huge ones.

 

Olson cố rút ra kịch tính từ những khoảnh khắc nhỏ nhặt, chẳng hạn như cảnh Desroches-Noblecourt phải vật lộn đi tìm một máy chữ đánh được chữ La Mã ở Cairo để kịp một thời hạn quan trọng, và cả những khoảnh khắc lớn lao.

 

 

 

In meticulous detail, she lays out the effort, carried out by hundreds, to extricate the great temple from the cliff into which it had been built three millenniums ago.

 

Chi tiết đến mức tỉ mỉ, bà trình bày nỗ lực của hàng trăm con người để tách gỡ ngôi đền vĩ đại khỏi vách đá mà nó được xây dựng gắn vào đó cách đây ba thiên niên kỷ.

 

 

 

Workers cut the sandstone colossi into pieces, lifted the fragments high above the floodwaters and reassembled them.

 

Công nhân cắt những kiến trúc khổng lồ bằng đá sa thạch đó ra thành nhiều mảnh, nhấc các mảnh lên cao hơn mặt nước lũ và lắp ráp chúng lại.

 

 

 

“Empress of the Nile”’s momentum falters after the Abu Simbel rescue.

 

Tiết tấu  của “Empress of the Nile” chững lại sau cuộc giải cứu Abu Simbel.

 

 

 

Desroches-Noblecourt oversaw digs, organized overseas tours of the mummy of Rameses II and the treasures of King Tutankhamen, and wrote popular books about ancient Egypt, but none of her achievements could match the drama of her early years.

 

Desroches-Noblecourt giám sát những cuộc khai quật, tổ chức cho xác ướp của Rameses II và kho báu của vua Tutankhamen đi trưng bày ở nước ngoài, đồng thời viết những cuốn sách nổi tiếng về Ai Cập cổ đại, song không thành tựu nào của bà có thể sánh được với kịch tính của những năm bà bắt đầu sự nghiệp.

 

 

 

Desroches-Noblecourt died in 2011 at 97.

 

Năm 2011 Desroches-Noblecourt qua đời ở tuổi 97.

 

 

 

Though she left a rich legacy as a fund-raiser, logistician, diplomat and scholar, she considered herself primarily an archaeologist.

 

Dù để lại một di sản rất phong phú với tư cách một nhà gây quỹ, chuyên gia hậu cần, nhà ngoại giao và học giả, về căn bản bà tự coi mình là một nhà khảo cổ học.

 

 

 

She was “galloping like a gazelle over the sands of the Egyptian deserts at an age when others had long since put on their slippers,” one colleague wrote.

 

Một đồng nghiệp viết: “Bà đang chạy nhanh như con linh dương trên triền cát sa mạc Ai Cập ở cái tuổi mà những người khác đã lê lết đôi dép đi trong nhà từ lâu”.

 

 

 

Her last fieldwork in Egypt, carried out at 70, was a survey of the Valley of the Queens, the burial ground of the wives and daughters of the Pharaohs — a fitting final expedition for a figure who never let Egyptology’s gender gap stand in her way.

 

Công tác thực địa cuối cùng của bà ở Ai Cập, được thực hiện khi bà 70 tuổi, là cuộc khảo sát Thung lũng Các Nữ hoàng, nơi chôn cất các vị hoàng hậu và công chúa của các Pharaoh – chuyến thám hiểm cuối cùng thích hợp với người phụ nữ không bao giờ để sự phân biệt giới trong ngành Ai Cập học cản đường mình.

 

EMPRESS OF THE NILE: The Daredevil Archaeologist Who Saved Egypt’s Ancient Temples From Destruction | By Lynne Olson | Illustrated | 427 pp. | Random House | $32

Bài trước: Một ngôi sao công nghệ đã mất phương hướng ra sao
Chia sẻ: