Các tập đoàn công nghệ lớn đang cùng nuôi dạy con cái với chúng ta. Thế đấy, hãy biết sợ.

23 11 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Các tập đoàn công nghệ lớn đang cùng nuôi dạy con cái với chúng ta. Thế đấy, hãy biết sợ.

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Big Tech Is Co-Parenting Our Children.

 

Các tập đoàn công nghệ lớn đang cùng nuôi dạy con cái với chúng ta.

 

 

 

Yes, Be Afraid.

 

Thế đấy, hãy biết sợ.

 

 


 

In “Who’s Raising the Kids?” Susan Linn’s searing indictment of corporate greed, tech companies targeting children are rivaled only by the lawmakers who let them get away with it.

 

Trong bản cáo trạng nhức nhối của Susan Linn “Who’s Raising the Kids?” (“Ai đang nuôi dạy những đứa trẻ này?”) nói về lòng tham của các công ty, những công ty công nghệ nhằm vào khách hàng mục tiêu là trẻ em chỉ phải đối địch với các nhà lập pháp, những người đã để chúng thoát tội.

 

 

 

A recurring motif in fairy tales is the parental figure who pretends to care, but in fact sees children as a nuisance, a meal ticket or a meal.

 

Một mô-típ lặp đi lặp lại trong các truyện cổ tích là một nhân vật ông cha hoặc bà mẹ vờ quan tâm chăm sóc song thực chất lại coi con cái là mối phiền toái, là con gà đẻ trứng vàng hay miếng ăn.

 

 

 

Think Hansel and Gretel’s witch, scores of wicked stepmothers or the bonneted wolf in Little Red Riding Hood.

 

Cứ ngẫm về mụ phù thủy trong truyện Hansel và Gretel, và vô số mụ dì ghẻ độc ác hay con sói đội mũ trong Cô bé quàng khăn đỏ mà xem.

 

 

 

In Susan Linn’s engrossing and insightful new book, “Who’s Raising the Kids?,” she shows how tech companies like Instagram, TikTok, YouTube and Snapchat have morphed into a society-wide incarnation of these Brothers Grimm monsters.

 

Trong cuốn sách mới thâm thúy và cuốn hút “Who’s Raising the Kids?” của Susan Linn, bà cho thấy các công ty công nghệ như Instagram, TikTok, YouTube và Snapchat dần dà biến thành hiện thân khắp-xã-hội của những con quái vật trong truyện cổ tích của anh em nhà Grimm như thế nào.

 

 

 

They pose as caregivers,  cultivate affection and attachment in children, use psychological insights to prey on their weaknesses, patiently fatten them up — that is, train them in consumption — all the while viewing children as profit centers.

 

Những công ty này đóng vai người chăm sóc, nuôi dưỡng tình cảm và sự gắn bó ở trẻ em, sử dụng sự thấu hiểu tâm lý để khai thác điểm yếu của bọn trẻ, kiên nhẫn vỗ béo bọn trẻ – tức là huấn luyện bọn trẻ tiêu dùng – trong suốt quá trình này chúng coi trẻ em là trung tâm lợi nhuận.

 

 

 

The human and democratic cost, Linn argues, is immeasurable.

 

Cái giá phải trả đối với con người và nền dân chủ, theo lập luận của Linn, không biết bao nhiêu mà kể.

 

 

 

Given hours a day in which to “raise” the children, these companies replace play with screen time and parental bonds with connections to devices.

 

Với nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày để “nuôi dạy” trẻ em, các công ty này thay thế việc chạy nhảy chơi đùa bằng thời gian ngồi bên màn hình và mối gắn kết với cha mẹ bằng sự kết nối với các thiết bị.

 

 

 

In the process, they deprive the child of awe, competence, compassion, security, self-confidence and a sense of meaning.

 

Trong quá trình ấy, chúng tước mất của đứa trẻ nỗi kính sợ, năng lực, lòng trắc ẩn, sự an toàn, lòng tự tin và ý thức về ý nghĩa cuộc sống.

 

 

 

Her thesis:

 

Luận điểm của bà như sau:

 

 

 

These companies don’t really care about children during the most important developmental times in their lives.

 

Các công ty này thực sự không quan tâm đến trẻ em ở những thời điểm phát triển quan trọng nhất trong cuộc đời bọn trẻ.

 

 

 

They care about ad revenue, and have one primary purpose: to get children to stay online as much as possible for as many years as possible.

 

Chúng quan tâm đến doanh thu quảng cáo và chỉ có một mục đích chính duy nhất: khiến trẻ em lên mạng càng nhiều càng tốt trong nhiều năm nhất có thể.

 

 

 

The average American 8-to-12-year-old child spends over five hours a day online, almost all of it passively watching,  and not  — as some tech companies claimed — interacting.

 

Trung bình một trẻ em Mỹ từ 8 đến 12 tuổi dành hơn năm giờ đồng hồ mỗi ngày trên mạng, hầu hết thời gian đó đều ngồi xem một cách thụ động chứ chẳng phải là tương tác như một số công ty công nghệ khẳng định.

 

 

 

Linn is a gifted ventriloquist, whose Audrey Duck puppet was a frequent visitor to “Mister Rogers’ Neighborhood,” but for most of the last two decades she has dedicated herself to protecting children from the  harms caused by advertising.

 

Linn là nghệ sĩ nói tiếng bụng tài năng, con rối Audrey Duck của bà là khách quen của chương trình “Mister Rogers’ Neighborhood” (“Láng giềng của Ông Rogers”), nhưng hầu như suốt hai thập kỷ vừa qua bà cống hiến hết mình để bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại do quảng cáo gây ra.

 

 

 

A psychologist, she co-founded Campaign for a Commercial Free Childhood (now Fairplay) and is a famously effective advocate who has pressured Disney and Scholastic to stop dangerous marketing to children and tried to get the American Psychological Association to formally condemn those psychologists who aid in such advertising.

 

Là nhà tâm lý học, bà đồng sáng lập tổ chức Chiến dịch vì một tuổi thơ không quảng cáo (nay là Fairplay) và là người vận động có tiếng là hiệu quả, người gây áp lực buộc Disney và Scholastic phải dừng việc tiếp thị nguy hiểm đối với trẻ em và cố gắng yêu cầu hiệp hội Tâm lý Mỹ chính thức lên án những nhà tâm lý học trợ giúp trong hoạt động quảng cáo đó.

 

 

 

The author of two books, “Consuming Kids” and “The Case for Make Believe,” she has done all this while  keeping her puppetry alive, conducting research at Boston Children’s Hospital and lecturing at Harvard.

 

Là tác giả của hai cuốn sách “Consuming Kids” (“Những đứa trẻ bị ám ảnh”) và “The Case for Make Believe” (“Lý sự cho việc giả bộ”), bà thực hiện tất cả những việc này trong khi vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật múa rối của mình, đồng thời thực hiện công tác nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Boston và giảng dạy tại Harvard.

 

 

 

Her unique background allows her to examine big-tech companies not through the lens of technology, but as ad agencies.

 

Nền tảng kiến thức hiếm có của bà cho phép bà xem xét các công ty công nghệ lớn không qua lăng kính công nghệ, mà như những công ty quảng cáo.

 

 

 

Linn is not anti-tech, and in fact celebrates its ability to connect and open us to new experiences.

 

Linn không phản đối công nghệ, và thực tế bà ca ngợi khả năng của nó trong việc kết nối và mở ra cho chúng ta những trải nghiệm mới.

 

 

 

She is simply, insistently, opposed to advertising to children, and her goal is to protect this vulnerable population from exploitation by ad companies.

 

Bà tuyệt đối, kiên quyết phản đối việc quảng cáo nhắm tới trẻ em và mục tiêu của bà là bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương này tránh khỏi sự bóc lột của các công ty quảng cáo.

 

 

 

She advocates for banning the particularly intrusive targeted advertising business model, wherein tech companies gather data and serve up ads based on the unique characteristics of underage users.

 

Bà ủng hộ việc cấm mô hình kinh doanh quảng cáo nhằm mục đích xâm nhập đặc biệt, trong mô hình này các công ty công nghệ thu thập dữ liệu và tung quảng cáo dựa trên các đặc điểm riêng của người dùng vị thành niên.

 

 

 

While she admits to being initially intimidated by the organizational complexity of digital corporations, Linn’s expertise in advertising and child psychology quickly convinced her that these behemoths are just more algorithmically gifted versions of the predatory analog ad companies she’d been fighting for decades.

 

Dẫu rằng bà thừa nhận ban đầu bà phát hoảng với tổ chức vô cùng phức tạp của các tập đoàn công nghệ digital, song kiến thức uyên thâm về ngành quảng cáo và tâm lý trẻ em của Linn nhanh chóng khiến bà tin tưởng rằng những gã khổng lồ này chỉ là phiên bản tài năng hơn về mặt thuật toán của các công ty quảng cáo tham tàn sử dụng công nghệ analog mà bà vẫn đang tranh đấu trong nhiều thập kỷ.

 

 

 

In a fascinating chapter about what is known in advertising as “the Nag Factor,” Linn traces the history of how companies have long studied child psychology and used children as consumerist emissaries, unconcerned with the ways in which such nagging divides families or strains finances.

 

Trong chương sách rất lôi cuốn viết về “Nhân tố Mè nheo” trong ngành quảng cáo, Linn lần theo lịch sử về cách thức các công ty lâu nay vẫn nghiên cứu tâm lý trẻ em và sử dụng trẻ em làm sứ giả của chủ nghĩa tiêu dùng, chẳng buồn quan tâm đến những tình trạng mà sự mè nheo đó chia rẽ các gia đình hoặc gây căng thẳng tài chính.

 

 

 

The term is not used in Silicon Valley; the tactics are.

 

Thuật ngữ này không được dùng ở thung lũng Silicon, song các chiến thuật đó thì lại đang được sử dụng.

 

 

 

While the book is rich with insights, it is not a parenting manual, and Linn is viscerally opposed to blaming parents.

 

Mặc dù cuốn sách chứa đựng rất nhiều nhận thức sâu sắc, nhưng nó không phải một cuốn cẩm nang nuôi dạy con cái, và Linn trong thâm tâm phản đối việc đổ lỗi cho cha mẹ.

 

 

 

They, too, are facing an army of psychologists and big-data scientists determined to break down their willpower.

 

Các bậc phụ huynh cũng đang phải đối mặt với một đạo quân gồm các nhà tâm lý học và các nhà khoa học dữ-liệu-lớn quyết tâm phá tan ý chí của họ.

 

 

 

A public health and democratic crisis of this scale is not a burden we should place on parents’ shoulders (any more than we should leave teen cigarette regulation up to individual families).

 

Một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và dân chủ ở quy mô này không phải là gánh nặng mà chúng ta nên chất lên vai các bậc cha mẹ (cũng như chúng ta không nên để mặc cho mỗi gia đình tự ra quy định về việc thanh thiếu niên hút thuốc lá).

 

 

 

Play is profound; it is an activity that fosters growth and is essential for the development of  empathy.

 

Chơi đùa chính là tư duy sâu sắc, đó là hoạt động thúc đẩy sự trưởng thành và cần thiết cho sự đồng cảm phát triển.

 

 

 

Its power lies in its unstructured nature.

 

Sức mạnh của nó nằm trong bản chất phi cấu trúc của nó.

 

 

 

Linn argues for strangeness and silence, for uncharted exploration.

 

Linn biện luận cho tính kỳ dị và sự im lặng, cho sự khám phá chưa được khám phá.

 

 

 

Playing alone, with adults and with other children is as necessary as sleep, food and love.

 

Chơi một mình hay với người lớn và với những đứa trẻ khác cũng cần thiết như giấc ngủ, thức ăn và tình yêu.

 

 

 

Tech companies destroy such play and replace it with device addiction, a simulacrum and a false promise of connection that does none of the developmental work of the real thing.

 

Các công ty công nghệ hủy hoại cách chơi như vậy và thay thế nó bằng chứng nghiện thiết bị, một trò chơi mô phỏng bằng hình ảnh và một lời hứa hẹn hão huyền về sự kết nối chẳng mang lại hiệu dụng nào đối với sự phát triển của trẻ như trò chơi thực tế mang lại.

 

 

 

Linn is compassionate toward parents, but unsparing on the inaction of lawmakers.

 

Linn cảm thông với các bậc cha mẹ, song không khoan nhượng với sự tụ thủ bàng quan của các nhà lập pháp.

 

 

 

When Steve Jobs announced that he kept his kids off phones, the message, she points out, was invidious:

 

Khi Steve Jobs tuyên bố ông không cho các con mình động vào điện thoại, bà chỉ ra rằng thông điệp đó gây phản cảm:

 

 

 

It told Congress that this was a private matter between parents and children, and parents that they were doing a bad job resisting.

 

Nó tuyên bố với Quốc hội rằng đây là vấn đề riêng tư giữa cha mẹ và con cái, và với các bậc cha mẹ rằng họ đang làm một việc tồi tệ khi phản đối.

 

 

 

Linn quotes a marketing expert:

 

Linn trích dẫn lời một chuyên gia tiếp thị:

 

 

 

“I’m sure it’s annoying when a child screams for sugar, but the [in]ability to say ‘no’ is a reflection of ineffective parenting rather than advertising being a malicious force.”

 

“Tôi tin chắc rằng thật khó chịu khi một đứa trẻ khóc dẫy lên đòi ăn đồ ngọt, nhưng có hoặc không có khả năng nói 'không' phản ánh việc nuôi dạy con cái không hiệu quả chứ không phải quảng cáo là một thế lực độc hại."

 

 

 

In Linn’s view,  it is our societal — not individual — job to protect children.

 

Theo quan điểm của Linn, bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn xã hội chứ không phải nhiệm vụ cá nhân.

 

 

 

Our anger and attention must be trained on Congress, the state houses and enforcers.

 

Sự tức giận và sự chú ý của chúng ta phải nhằm vào Quốc hội, các cơ quan nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật.

 

 

 

She has a keen eye, and relentless curiosity, so the book is rich with details that paint a full portrait of contemporary child-corporate relations.

 

Bà có con mắt tinh tường và sự tò mò thường trực, vì vậy cuốn sách rất giàu chi tiết vẽ nên bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ hiện thời giữa trẻ em và các doanh nghiệp.

 

 

 

She quotes an early-learning company’s C.E.O. casually celebrating the fact that new digital assistants “can be a co-parent and help children learn everything.”

 

Bà dẫn lời một vị CEO của một công ty giáo dục mầm non tình cờ ca tụng cái thực tế rằng các trợ lý kỹ thuật số mới “có thể cùng nuôi dạy và giúp trẻ em học đủ thứ.”

 

 

 

At one point, posing as a 4-year-old using Echo Dot Kids, Linn tells her Echo Dot she is bored; Echo, which is not supposed to advertise, suggests an array of American Girl and SpongeBob SquarePants products.

 

Một lần, khi giả bộ là một đứa trẻ lên bốn đang sử dụng thiết bị loa thông minh Echo Dot Kids, Linn nói với Echo Dot rằng bà cảm thấy buồn chán; Echo – vốn không được phép quảng cáo – gợi ý một loạt các sản phẩm của American Girl và SpongeBob SquarePants.

 

 

 

The indictments pile up.

 

Các cáo trạng chồng chất.

 

 

 

Meta’s  own internal research showed Instagram to be a source of lower self-esteem in girls and suicidal thoughts in teens in America and the U.K. Depression in children used to be unusual; now it is commonplace.

 

Nghiên cứu nội bộ của chính Meta cho thấy Instagram là ngọn nguồn khiến trẻ em gái có lòng tự trọng thấp hơn và thanh thiếu niên có ý định tự tử ở Mỹ và Vương quốc Anh. Chứng trầm cảm ở trẻ em từng là điều bất thường nay thành phổ biến.

 

 

 

In Linn’s telling, we have a decision to make: whether to surrender the responsibility of collective parenting and human development to a bunch of algorithmically rich, morally deprived tech bros.

 

Theo lời Linn, chúng ta phải đưa ra quyết định: liệu có nên trao trách nhiệm nuôi dạy con cái và phát triển con người của cộng đồng cho một nhóm những công ty công nghệ giàu có về mặt thuật toán nhưng vô đạo đức hay không.

 

 

 

It is late.

 

Muộn mất rồi.

 

 

 

A 15-year-old boy is staring at his device.

 

Một cậu bé 15 tuổi đang nhìn chằm chằm vào thiết bị của mình.

If he is like an average American child between the ages of 13 and 18, he will have spent seven hours and 22 minutes looking at a screen today.

 

Nếu cậu giống như một đứa trẻ Mỹ bình thường ở độ tuổi từ 13 đến 18, thì hôm nay cậu sẽ dành 7 giờ 22 phút nhìn vào màn hình.

 

 

 

He may have played a few games, but, as with younger children, the overwhelming majority of his time will likely have been spent watching videos.

 

Cậu có thể đã chơi một vài trò chơi, nhưng, cũng như những trẻ em nhỏ tuổi hơn, nhiều khả năng là cậu sẽ dành hầu hết thời gian của mình để xem video.

 

 

 

His emotions will have careered wildly from envy to FOMO to delight to depression  — and the device, this co-parent, may have provided a few TikTok koans but no sustained, meaningful guidance on how to regulate these emotions.

 

Cảm xúc của cậu thay đổi nhanh đến chóng mặt từ ghen tị đến lo sợ bỏ lỡ đến thích thú đến trầm cảm – và thiết bị, cái thứ cùng đóng vai cha mẹ này, có thể cho một số công án TikTok nhưng không cho một hướng dẫn nào lâu dài và có ý nghĩa về cách điều hòa những cảm xúc này.

 

 

 

Maybe he’ll be fine; many kids are.

 

Có lẽ cậu ta rồi sẽ ổn, nhiều đứa trẻ vẫn ổn đấy thôi.

 

 

 

But maybe he won’t be.

 

Nhưng có lẽ cậu sẽ không ổn.

 

 

 

And unless we understand each atomized, private, ad-cultivated addiction as part of public responsibility — not just the responsibility of parents —  maybe we won’t be fine as a society, either, let alone live happily ever after.

 

Và trừ phi chúng ta hiểu rằng mỗi chứng nghiện được cá thể hóa, riêng biệt, do quảng cáo gây ra là một phần trong trách nhiệm chung – không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ – thì có lẽ chúng ta cũng sẽ không ổn với tư cách một xã hội, chứ đừng nói đến việc sống hạnh phúc mãi mãi về sau.


WHO’S RAISING THE KIDS? Big Tech, Big Business, and the Lives of Children | By Susan Linn | The New Press | 352 pp. | $27.99

Chia sẻ: