Lần cuối bạn phải lau vết côn trùng chết trên kính chắn gió là khi nào?

21 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Lần cuối bạn phải lau vết côn trùng chết trên kính chắn gió là khi nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

When Did You Last Clean Bug Splatter Off Your Windshield?

 

Lần cuối bạn phải lau vết côn trùng chết trên kính chắn gió là khi nào?

 

 


 

It’s probably been awhile — and that’s a problem, Oliver Milman writes in his new book, “The Insect Crisis.”

 

Có lẽ đã rất lâu rồi — và đó chính là vấn đề tác giả Oliver Milman đề cập trong cuốn sách mới của ông, “The Insect Crisis” (Cuộc khủng hoảng côn trùng).

 

 

 

Anyone with a car has gathered data on insect declines.

 

Bất kỳ ai có ô tô đều thấy được côn trùng suy giảm.

 

 

 

Entomologists call it “the windshield effect,” a relatable metric neatly summed up by a question:

 

Các nhà côn trùng học gọi đó là “hiệu ứng kính chắn gió,” số liệu đo lường nhận biết có thể tóm gọn trong câu hỏi:

 

 

 

When was the last time you had to clean bug splatter from your windshield?

 

Lần cuối bạn phải lau vết côn trùng chết trên kính chắn gió là khi nào?

 

 

 

This ritual was once an inevitable coda to any long drive.

 

Đây từng là nghi thức không thể tránh ở cuối chặng đối với bất kỳ chuyến xe đường dài nào.

 

 

 

Now, we’re far more likely to watch those same landscapes pass by through unblemished glass, mile after empty mile.

 

Giờ đây, nhiều khả năng chúng ta có thể ngắm nhìn cảnh quan quen thuộc trôi qua tấm kính không tỳ vết, hết dặm này qua dặm khác.

 

 

 

The trend is more than anecdotal.

 

Xu hướng này không chỉ là câu chuyện phiếm.

 

 

 

When the ecologist Anders Pape Møller began systematically driving two Danish roads in 1996 and counting the windshield splats, many people dismissed his project as a lark.

 

Khi nhà sinh thái học Anders Pape Møller bắt đầu lái xe đều đặn dọc hai tuyến đường ở Đan Mạch năm 1996 và đếm vết côn trùng trên kính chắn gió, nhiều người đã coi dự án của ông là trò cười.

 

 

 

Twenty years later, the results showed something deadly serious:

 

Hai mươi năm sau, kết quả cho thấy một vấn đề hết sức nghiêm trọng:

 

 

 

Collisions with insects had declined 80 percent along the first roadway, and a staggering 97 percent along the second.

 

Các vụ va chạm với côn trùng đã giảm 80% trên tuyến đường thứ nhất, và giảm ở mức kinh ngạc đến 97% trên con đường thứ hai.

 

 

 

Other scientists, using more conventional methods, have reported similar collapses everywhere from Puerto Rican jungles to nature reserves in Germany.

 

Các nhà khoa học khác, sử dụng nhiều phương pháp thông dụng hơn, cũng báo cáo mức giảm tương tự ở khắp mọi nơi từ rừng rậm Puerto Rico đến các khu bảo tồn thiên nhiên ở Đức.

 

 

 

News stories have referred to the situation as an “insect apocalypse,” or even “insectageddon.”

 

Tin tức truyền thông gọi tình trạng này là “tận thế của côn trùng”, hay thậm chí là “tàn sát côn trùng.”

 

 

 

Beyond the headlines, entomologists are frantically trying to figure out what is happening, and how in the world to stop it.

 

Ngoài các tiêu đề trên báo, các nhà côn trùng học đang điên đầu cố gắng tìm ra chuyện gì đang xảy ra và làm thế nào để ngăn chặn.

 

 

 

Those concerns lie at the heart of the environmental journalist Oliver Milman’s gripping, sobering and important new book.

 

Những mối lo ngại ấy là trọng tâm trong cuốn sách mới lôi cuốn, thực tế và đáng chú ý của nhà báo môi trường Oliver Milman.

 

 

 

He, too, delves beyond the headlines, refreshingly willing to embrace the complexity of the issue.

 

Tác giả cũng đi sâu hơn nội dung trên tiêu đề, hào hứng sẵn sàng nắm bắt tính phức tạp của vấn đề.

 

 

 

“It’s useful,” he writes, “to think about the insect crisis less like a single downward sloping line on a graph and more like a lot of different lines.”

 

“Sẽ có ích nếu ta không nhìn nhận cuộc khủng hoảng côn trùng giống như một đường duy nhất đi xuống trên biểu đồ mà xem nó giống như có rất nhiều đường biểu diễn khác nhau.”

 

 

 

While many species are indeed plummeting, some are holding steady, zigzagging or — for pests like bedbugs that thrive alongside people — going up.

 

Trong khi nhiều loài thực sự đang giảm mạnh, một số loài giữ được tính ổn định, có thay đổi lên xuống ngoằn ngoèo hoặc — đối với côn trùng gây hại như loài rệp giường sống cùng với con người — tăng lên.

 

 

 

Even more don’t appear on the graph at all because no one has ever studied them.

 

Thậm chí còn nhiều loài không xuất hiện trên biểu đồ bởi chưa ai từng nghiên cứu chúng.

 

 

 

Of the world’s estimated 5.5 million to 30 million different kinds of insects, a scant one million have been identified.

 

Trong số khoảng 5,5 triệu đến 30 triệu loài côn trùng khác nhau trên thế giới, chỉ có một triệu ít ỏi đã xác định được.

 

 

 

Some will likely vanish before we have done so much as name them.

 

Một số loài có thể sẽ biến mất trước khi chúng ta kịp đặt tên cho chúng.

 

 

 

Blame for the crisis falls on broad biodiversity threats like habitat loss and climate change, as well as insect-specific challenges from light pollution and the rampant use of pesticides.

 

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này đến từ các mối đe dọa đa dạng sinh học rộng lớn như mất môi trường sống và biến đổi khí hậu, cũng như các thách thức đối với riêng loài côn trùng cụ thể như ô nhiễm ánh sáng và việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu.

 

 

 

But Milman draws particular attention to the way industrial agriculture has transformed once-varied rural landscapes into vast monocultures.

 

Nhưng tác giả Milman đặc biệt chú ý đến việc công nghiệp hóa nông nghiệp làm những cảnh quan nông thôn đa dạng một thời giờ đây trở thành những vùng độc canh rộng lớn.

 

 

 

Devoid of hedgerows or even many weeds, modern single-crop farms simply lack the diverse plant life necessary to support an insect community.

 

Không có hàng rào hoặc thậm chí không có mấy cỏ dại, các trang trại độc canh hiện đại đơn giản là thiếu hệ thực vật đa dạng cần thiết để nuôi sống một cộng đồng côn trùng.

 

 

 

As the agricultural ecologist Barbara Smith puts it:

 

Như lời nhà sinh thái nông nghiệp Barbara Smith từng nói:

 

 

 

“It’s like if the only food available was chips. Chips for everybody even if you don’t eat chips.”

 

“Giống như thức ăn duy nhất tồn tại là khoai tây chiên. Khoai tây chiên cho tất cả mọi người cho dù bạn không ăn khoai tây chiên.”

 

 

 

Milman has an ear for a good quote and a knack for explaining scientific research.

 

Tác giả Milman rất giỏi tìm thấy những câu nói thú vị và có sở trường giải thích nghiên cứu khoa học.

 

 

 

He interviews dozens of experts, from beekeepers battling murder hornets in the Pacific Northwest to a biologist tracking declines in beetles through chemical traces in the feathers of the birds that eat them.

 

Tác giả phỏng vấn hàng chục chuyên gia, từ những người nuôi ong chiến đấu với ong bắp cày chết người ở Tây Bắc Thái Bình Dương, đến nhà sinh vật học theo dõi sự suy giảm của bọ cánh cứng thông qua dấu vết hóa học trong lông vũ của những con chim ăn bọ.

 

 

 

There are times one longs to linger on a story, but with so much urgent ground to cover it’s hard to begrudge the book its pace.

 

Có những lúc người ta muốn kéo dài một câu chuyện, nhưng với quá nhiều vấn đề cấp bách cần phải đề cập, thì khó mà chê trách tốc độ nhịp văn của cuốn sách.

 

 

 

This omnibus approach also reveals something telling: the startling number of scientists who describe their findings as “alarming” or “frightening.”

 

Cách tiếp cận bao trùm nhiều vấn đề này cũng cho thấy nội dung đáng nói như: số lượng đáng kinh ngạc các nhà khoa học miêu tả phát hiện của họ là “đáng báo động” hoặc “đáng sợ.”

 

 

 

In other words, the people who know most about the crisis aren’t just worried; they’re scared.

 

Nói cách khác, những người hiểu rõ nhất về cuộc khủng hoảng không chỉ lo lắng; họ sợ hãi.

 

 

 

Unchecked insect declines threaten massive crop failures, collapsing food webs, bird extinctions and more.

 

Sự suy giảm côn trùng không được kiểm soát đe dọa gây ra mất mùa hàng loạt, làm sập chuỗi thức ăn, dẫn đến tuyệt chủng một số loài chim và hơn thế nữa.

 

 

 

But as the ecologist Roel van Klink observes, “Insect populations are like logs of wood that are pushed underwater.”

 

Nhưng theo như quan sát của nhà sinh thái học Roel van Klink, "Các quần thể côn trùng giống như những khúc gỗ bị ấn xuống dưới nước."

 

 

 

Remove the pressure and they bob back up again, something Milman glimpses at the Knepp estate in Sussex, where restored, pesticide-free pastures and woodlands hum with so much life they’ve become a tourist attraction.

 

Bỏ đi lực ấn thì nó sẽ bật lên trở lại, đó là điều tác giả Milman thoáng nhận thấy ở vùng Knepp tại Sussex, nơi những đồng cỏ không thuốc trừ sâu đã được phục hồi và những cánh rừng ngập tràn nhựa sống đã trở thành điểm thu hút khách du lịch.

 

 

 

“If you squint a little,” Milman writes, “addressing the insect crisis can be viewed as surprisingly straightforward.”

 

“Nếu nhìn kỹ một chút, việc giải quyết cuộc khủng hoảng côn trùng có thể coi là đơn giản đến mức đáng ngạc nhiên.” tác giả Milman viết.

 

 

 

Doing things to help insects may not be necessary if we stop doing things that harm them.

 

Giúp phục hồi côn trùng có thể không cần thiết nếu chúng ta ngừng làm những việc gây hại cho chúng.


THE INSECT CRISIS: The Fall of the Tiny Empires That Run the World, by Oliver Milman | Norton | 220 pages | $27.95

Chia sẻ: