Trật tự Kinh tế Mới của Ronald Reagan, và Ý nghĩa đối với nước Mỹ

25 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Trật tự Kinh tế Mới của Ronald Reagan, và Ý nghĩa đối với nước Mỹ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Ronald Reagan’s New Economic Order, and What It Meant for America

 

Trật tự Kinh tế Mới của Ronald Reagan, và Ý nghĩa đối với nước Mỹ

 

 


 

Ronald Reagan devoted his Labor Day in 1980 to two marvelous photo ops.

 

Ronald Reagan có hai bức ảnh tuyệt vời trong ngày lễ Lao động năm 1980.

 

 

 

The first captured him delivering a major speech on freedom and opportunity in Jersey City, N.J., the Statue of Liberty standing in the haze behind him.

 

Một bức ảnh chụp lại cảnh ông ta trình bày bài phát biểu quan trọng về tự do và cơ hội tại Thành phố Jersey, bang New Jersey, với hình ảnh Tượng Nữ thần Tự do đứng trong đám mây mù đằng sau.

 

 

 

Then he flew to Allen Park, Mich., one of Detroit’s ubiquitous blue-collar suburbs, for an afternoon cookout at the modest home of a laid-off steelworker.

 

Sau đó, ông ta bay đến Allen Park, bang Michigan, một trong những vùng ngoại ô nổi tiếng nhiều công nhân sinh sống của Detroit, để tham gia nấu bữa chiều tại ngôi nhà khiêm tốn của một người thợ thép bị sa thải.

 

 

 

There he got his second shot: the soon-to-be president of the United States standing over a grill packed with kielbasa, barbecue tongs in one hand, a beer in the other.

 

Tại đó ông có bức ảnh thứ hai: tổng thống sắp nhậm chức của nước Mỹ đang đứng bên bếp nướng đầy xúc xích kielbasa, một tay cầm cây kẹp thịt nướng, một tay cầm bia.

 

 

 

The free market revolutionary as an average Joe, chatting up the workingman.

 

Nhà cách mạng thị trường tự do không khác gì một người dân bình thường, đang trò chuyện với người bình dân lao động.

 

 

 

It was a marker of one of the two political transformations that drive Gary Gerstle’s enlightening new book, “The Rise and Fall of the Neoliberal Order.”

 

Đó là dấu mốc của một trong hai sự thay đổi chính trị thúc đẩy cuốn sách mới mang tính khai sáng của tác giả Gary Gerstle, “The Rise and Fall of the Neoliberal Order” (Sự trỗi dậy và sụp đổ của trật tự tân tự do).

 

 

 

For almost half a century families like those that lived in Allen Park had backed what Gerstle, the Paul Mellon professor emeritus of American history at Cambridge, calls “the New Deal order.”

 

Trong gần nửa thế kỷ những gia đình như vậy sống tại khu Allen Park đã ủng hộ cái mà tác giả Gerstle, cựu giáo sư của quỹ Paul Mellon về lịch sử Mỹ tại Cambridge, gọi là “trật tự Chính sách Kinh tế Mới.”

 

 

 

At its core lay Franklin Roosevelt’s commitment to using government power to counter capitalism’s instability and inequality.

 

Cốt lõi của nó là nỗ lực của Franklin Roosevelt trong việc sử dụng quyền lực của chính phủ để chống lại bất ổn và bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản.

 

 

 

From that principle emerged an array of public policies, some meant to regulate troublesome sectors of the economy, others to assure the aged and the poor a minimal standard of living, still others to give working people the income they needed to buy the goods their factories produced and the homes they dreamed of owning.

 

Từ nguyên tắc đó sinh ra hàng loạt chính sách công, một số nhằm điều chỉnh các lĩnh vực gặp khó khăn của nền kinh tế, một số khác nhằm đảm bảo cho người già và người nghèo mức sống tối thiểu, còn một số khác thì đem lại cho người lao động thu nhập cần thiết để có thể được mua hàng hóa mà nhà máy của họ sản xuất và mua được ngôi nhà họ mơ ước sở hữu.

 

 

 

As the programs flowed out, the support flooded in:

 

Khi các kế hoạch được triển khai, thì sự ủng hộ cũng dâng cao:

 

 

 

By 1936 Roosevelt had added a huge bloc of blue-collar voters in the urban North to the Democrats’ traditional base in the white South, a combination so powerful it gave the party almost unassailable control of national politics for two generations.

 

Đến năm 1936, Roosevelt thu được khối lượng khổng lồ cử tri cổ cồn xanh ở thành thị miền Bắc thêm vào nhóm cử tri cơ sở truyền thống của Đảng Dân chủ ở miền Nam da trắng, sự kết hợp này mạnh mẽ đến mức khiến đảng của ông nắm được quyền kiểm soát gần như không thể chống lại đối với nền chính trị quốc gia trong hai thế hệ.

 

 

 

The coalition started to splinter in the mid-1960s, when Lyndon Johnson’s support of the surging civil rights movement drove the white South to the Republicans.

 

Liên minh này bắt đầu tan rã vào giữa những năm 1960, khi Lyndon Johnson ủng hộ phong trào dân quyền đang dâng cao khiến miền Nam da trắng bị đẩy về tay đảng Cộng hòa.

 

 

 

Gerstle sees the fatal blow coming with the following decade’s economic crisis.

 

Tác giả Gerstle nhận thấy đòn chí mạng đã đến cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế của thập kỷ sau.

 

 

 

The trouble started with the Vietnam War, which triggered an inflationary spiral that the oil shocks of the 1970s accelerated.

 

Tình trạng khó khăn bắt đầu với Chiến tranh Việt Nam, sự kiện này gây ra vòng xoáy lạm phát khiến cú sốc dầu những năm 1970 gia tăng.

 

 

 

Rising prices opened the economy to a rush of lower-cost imports that American industries didn’t see coming until it was too late.

 

Giá cả tăng cao làm cho nền kinh tế ồ ạt nhập khẩu nhiều hàng hóa giá rẻ hơn, đây là vấn đề các ngành công nghiệp của Mỹ không nhận ra cho đến khi quá muộn.

 

 

 

Suddenly auto plants were cutting shifts.

 

Đột nhiên các nhà máy ô tô cắt bớt thời gian sản xuất.

 

 

 

Steel mills were shuttering.

 

Các nhà máy thép đóng cửa.

 

 

 

And Ronald Reagan was standing over a couple of dozen sizzling sausages, telling a yard full of struggling steelworkers that it was time to give up on the New Deal order.

 

Và Ronald Reagan đang đứng bên vài chục chiếc xúc xích nóng hổi, nói với một mảnh sân chật kín thợ thép đang gặp khó khăn rằng đã đến lúc từ bỏ trật tự của Chính sách Kinh tế Mới.

 

 

 

Gerstle carefully recreates the new order Reagan wanted to put in its place.

 

Tác giả Gerstle thận trọng tái lập trật tự mới mà Reagan muốn đưa ra để thay thế.

 

 

 

It had its origins, he says, in classical liberalism’s faith in the free market as the guarantor of both individual liberty and the common good.

 

Tác giả cho hay, nó có nguồn gốc từ niềm tin của chủ nghĩa tự do cổ điển vào thị trường tự do với tư cách là tác nhân bảo đảm quyền tự do cá nhân và lợi ích chung.

 

 

 

In the mid-20th century a handful of European intellectuals and their American acolytes gave that faith a new name — neoliberalism — and an institutional home in a scattering of generously funded research institutions and iconoclastic university economics departments.

 

Vào giữa thế kỷ 20, một số ít trí thức châu Âu và những người Mỹ cùng theo quan điểm với họ đã cho niềm tin ấy một cái tên mới — chủ nghĩa tự do tân tự do — và một ngôi nhà thể chế nằm trong nhiều tổ chức nghiên cứu được tài trợ hào phóng và các khoa kinh tế đại học cấp tiến.

 

 

 

From there it seeped into the right wing of the Republican Party, where Reagan embraced it as the revelation he believed it to be.

 

Từ đó, nó xâm nhập vào cánh hữu của Đảng Cộng hòa, nơi Reagan đón nhận và tin vào như một chân lý.

 

 

 

But Reagan was no intellectual.

 

Nhưng Reagan không phải là nhà trí thức.

 

 

 

He was a popularizer, skilled at turning neoliberalism’s abstractions into sound bites that in the dire circumstances of the late 1970s managed to seem simultaneously common-sensical and inspirational.

 

Ông ta là một người có khả năng đại chúng hóa, có kỹ năng biến những điều trừu tượng của chủ nghĩa tân tự do thành những đoạn phát biểu ngắn ấn tượng mà trong tình trạng tồi tệ cuối những năm 1970, nó có vẻ đồng thời vừa hợp lý lại vừa truyền cảm hứng.

 

 

 

Government wasn’t the solution, he said again and again.

 

Chính phủ không phải là giải pháp, ông ta nói đi nói lại.

 

 

 

It was the problem.

 

Chính phủ mới chính là vấn đề.

 

 

 

Cut its regulation, slash its taxes, lower its trade barriers and capitalism’s genius would be released, the American dream restored.

 

Cắt giảm quy định, giảm thuế, hạ thấp hàng rào thương mại và sự xuất chúng của chủ nghĩa tư bản sẽ được giải phóng, giấc mơ Mỹ được khôi phục.

 

 

 

Reagan also insisted that the government had overreached in its promotion of racial change, a position that was meant, Gerstle says, to anchor the white South’s vote.

 

Reagan cũng nhấn mạnh rằng chính phủ đã quá khích trong việc thúc đẩy thay đổi về chủng tộc, theo tác giả Gerstle, đây là động thái để giữ chặt lá phiếu của người miền Nam da trắng.

 

 

 

There’s a great deal of truth to that argument, but it doesn’t go far enough.

 

Có nhiều phần đúng trong lý lẽ đó, nhưng chưa đủ sâu.

 

 

 

When Reagan denounced affirmative action or busing or welfare queens, he was playing to the racial animus that coursed through places like Allen Park, where whites made up 97 percent of the population, as much as he was playing to Mississippi’s prejudices.

 

Khi Reagan lên án quy định chống phân biệt chủng tộc hoặc chính sách xe buýt xóa bỏ phân biệt chủng tộc hoặc những phụ nữ phụ thuộc phúc lợi, ông ta đang lợi dụng tâm lý thù hận chủng tộc tồn tại ở những vùng như Allen Park, nơi người da trắng chiếm 97% dân số, cũng giống như ông ta lợi dụng định kiến của vùng Mississippi.

 

 

 

In November he lost majority-Black Detroit.

 

Tháng 11, ông ta đánh mất đa số ở Detroit da đen.

 

 

 

But he swept its segregated suburbs.

 

Nhưng ông thắng hết ở những vùng ngoại ô phân biệt chủng tộc.

 

 

 

Over the next eight years Reagan laid the neoliberal order’s foundations.

 

Trong tám năm tiếp theo, Reagan đã đặt nền móng cho trật tự tân tự do.

 

 

 

Gerstle emphasizes its market side — the administration’s busting of the air-traffic controllers’ union, its deregulation of key industries, its dramatic reduction of the wealthiest Americans’ tax rate and its attempt to construct a Supreme Court hostile to the New Deal order — which, as it turned out, released the force of greed more than it did the genius of the marketplace.

 

Tác giả Gerstle làm nổi bật khía cạnh thị trường của trật tự này — chính quyền phá bỏ công đoàn của ngành kiểm soát không lưu, bãi bỏ quy định đối với các ngành công nghiệp chủ chốt, giảm đáng kể thuế suất đối với những người Mỹ giàu có nhất và nỗ lực xây dựng Tòa án tối cao chống lại Chính sách Kinh tế Mới — mà hóa ra đã giải phóng sức mạnh của lòng tham còn hơn cả sự xuất chúng thị trường.

 

 

 

The administration’s racial policies, Gerstle says, centered on the drug war it waged on young Black men, though he could have chosen any number of other positions as well — from the ravaging of public housing to the quiet resegregation of public schools — so thoroughly was race embedded in the Reagan Revolution.

 

Theo tác giả Gerstle, các chính sách phân biệt chủng tộc của chính quyền tập trung vào cuộc chiến chống ma túy tác động lên nam giới da đen trẻ tuổi, mặc dù tác giả cũng có thể chọn bất kỳ khía cạnh nào khác — từ việc phá hoại nhà ở công cộng cho đến sự phân biệt chủng tộc âm thầm trong các trường công lập — vấn đề chủng tộc gắn liền triệt để với Cách mạng Reagan.

 

 

 

What Reagan created, Bill Clinton consolidated.

 

Những gì Reagan tạo ra được Bill Clinton củng cố thêm.

 

 

 

The economic story is straightforward.

 

Câu chuyện kinh tế rất rõ ràng.

 

 

 

Having stumbled through his first two years in office, Clinton claimed neoliberalism as his own, proudly promoting the globalization of manufacturing, the deregulation of banking and telecommunication, and a fiscal policy designed to convince investors that they could make as much money under a Democratic government as they could under a Republican one.

 

Sau hai năm cầm quyền đầu tiên, Clinton tuyên bố chủ nghĩa tân tự do là của ông ta, và tự hào thúc đẩy toàn cầu hóa sản xuất, bãi bỏ quy định ngân hàng và viễn thông, và một chính sách tài khóa được thiết kế để thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền dưới chính phủ đảng Dân chủ không kém gì dưới thời đảng Cộng hòa.

 

 

 

By the turn of the 21st century the American economy had been remade, its old industrial base replaced by the wondrous world of high tech, high finance and high-end real estate.

 

Đầu thế kỷ 21, nền kinh tế Mỹ được tái tạo, cơ sở công nghiệp cũ của đất nước được thay thế bằng thế giới kỳ diệu của công nghệ cao, tài chính cấp cao, và bất động sản cao cấp.

 

 

 

The racial story was more complicated.

 

Câu chuyện chủng tộc càng phức tạp hơn.

 

 

 

Clinton celebrated multiculturalism as a marker of the nation’s vitality, Gerstle says.

 

Tác giả Gerstle chỉ ra rằng Clinton tôn vinh chủ nghĩa đa văn hóa như dấu hiệu cho thấy sức sống của quốc gia.

 

 

 

But he also doubled down on Reagan’s racialized law-and-order campaigns and completed the assault on the welfare state, even as the new economy was hitting poor communities with particular force.

 

Nhưng tác giả cũng đào sâu vào các chiến dịch an ninh trật tự mang tính phân biệt chủng tộc và việc phá hủy tình hình phúc lợi xã hội của Reagan, ngay cả khi nền kinh tế mới đang tấn công mạnh mẽ vào các cộng đồng dân nghèo.

 

 

 

By the end of the Clinton years, Allen Park’s median household income was 15 percent lower than it had been when Reagan stopped by for a beer. Detroit’s had tumbled by 39 percent.

 

Vào cuối những năm của chính quyền Clinton, thu nhập trung bình của hộ gia đình vùng Allen Park thấp hơn 15% so với hồi Reagan ghé qua uống bia. Detroit đã giảm 39%.

 

 

 

There the neoliberal order remained, all but untouchable in its orthodoxy, until the crash of 2008.

 

Ở đó, trật tự tân tự do vẫn duy trì, vẫn là trật tự chính thống không ai chạm vào được, cho đến tận cuộc khủng hoảng năm 2008.

 

 

 

In that seismic event Gerstle sees a dynamic much like the one that had shattered the New Deal order.

 

Trong sự kiện chấn động đó, tác giả Gerstle nhìn thấy một động lực giống như động lực đã phá vỡ trật tự của Chính sách Kinh tế Mới.

 

 

 

At its center stood Barack Obama, the erstwhile champion of hope captured, in Gerstle’s telling, by a coterie of Clinton-era advisers convinced that neoliberalism could right itself.

 

Trung tâm của nó chính là Barack Obama, nhà vô địch đầu tiên của niềm hy vọng, qua lời kể của tác giả Gerstle, ông ta đã thu hút được nhóm cố vấn thời Clinton và thuyết phục được rằng chủ nghĩa tân tự do có thể tự điều chỉnh.

 

 

 

To Obama’s left a new generation of social Democrats demanded a state-directed reconstruction of the economy, while a new generation of Black activists turned the horror of racial violence and a brilliantly phrased hashtag into a mass movement.

 

Phía cánh tả của Obama, một thế hệ mới đảng viên Dân chủ mang tính xã hội yêu cầu tái thiết nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo, trong khi một thế hệ nhà hoạt động Da đen mới đã biến nỗi kinh hoàng của bạo lực chủng tộc và những hashtag dùng từ ngữ rất xuất sắc trở thành một phong trào quần chúng.

 

 

 

But it was the right that brought down the neoliberal order with a candidate who understood how to exploit the frustrations and furies of those whites the new economy had left behind.

 

Nhưng chính cánh hữu mới là nhân tố làm sụp đổ trật tự tân tự do với một ứng cử viên hiểu rõ cách khai thác những thất vọng và khó khăn của người da trắng mà nền kinh tế mới bỏ lại phía sau.

 

 

 

Donald Trump’s mix of anti-elitism, hyper-nationalism and raw racism didn’t win him the popular vote in 2016.

 

Sự kết hợp giữa chủ nghĩa chống tinh hoa, chủ nghĩa siêu dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thô thiển của Donald Trump không giúp ông ta giành được phiếu phổ thông năm 2016.

 

 

 

But it won him Allen Park.

 

Nhưng giúp ông giành được Allen Park.

 

 

 

He lost it four years later, by three-tenths of a percent.

 

Bốn năm sau ông ta đánh mất vùng này, ba phần mười của một phần trăm.

 

 

 

Maybe the blue-collar voters who still lived there had seen the hollowness of his populism.

 

Có thể những cử tri cổ cồn xanh vẫn sống ở đó đã nhìn thấy sự rỗng tuếch trong chủ nghĩa dân túy của ông ta.

 

 

 

Maybe they simply grew tired of the chaos Trump had caused.

 

Có thể đơn giản là họ quá chán ngán những hỗn loạn mà Trump gây ra.

 

 

 

But there is a darker reading than the one Gerstle’s fine book suggests.

 

Nhưng có những ẩn ý đen tối hơn những gì cuốn sách xuất sắc của Gerstle đưa ra.

 

 

 

Maybe the fact that the election had been so close, despite the year’s upheavals, shows that what matters most in American politics isn’t the shape of the nation’s economy but the enduring appeal of its racism.

 

Có thể thực tế rằng cuộc bầu cử rất sít sao, bất chấp những biến động trong năm, cho ta thấy điều quan trọng nhất trong nền chính trị Mỹ không phải là hình dạng nền kinh tế của quốc gia mà là cám dỗ dai dẳng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


THE RISE AND FALL OF THE NEOLIBERAL ORDER
America and the World in the Free Market Era
By Gary Gerstle
432 pp. Oxford University Press. $27.95.

Chia sẻ: