Vùng đất Băng và Tuyết

13 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Vùng đất Băng và Tuyết

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

The Land of the Ice and Snow

 

Vùng đất Băng và Tuyết

 

 


 

Imagine this:

 

Thử hình dung cảnh tượng này:

 

 

 

While watching the final season of “Game of Thrones,” you see a screeching, undead fiend from the frozen north — a “wight” — lunge forth from its crate and try to kill any human within reach.

 

Khi xem phần cuối bộ phim “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền), bạn thấy một con quái vật bất tử gào rít đến từ phương bắc băng giá — một con “quỷ xác sống”— lao ra khỏi thùng nhốt nó và cố gắng giết bất kỳ con người nào trong tầm với.

 

 

 

Irresistibly compelled, you book a holiday to the gelid, hostile regions whence the creature came.

 

Bị hấp dẫn không thể cưỡng lại, bạn liền đặt một kỳ nghỉ đến vùng đất rét buốt khắc nghiệt nơi có sinh vật này.

 

 

 

Before you scoff, “Preposterous!” the cultural historian Bernd Brunner would have you know that this (more or less) is what happened two centuries ago, when the novelist Mary Shelley invented another undead fiend — a giant corpse brought to life by a scientist named Frankenstein, who murders his creator’s bride and flees to the North Pole.

 

Trước khi bạn thốt lên lời chê cười "Thật ngớ ngẩn!," nhà sử học văn hóa Bernd Brunner sẽ cho bạn biết rằng đây (ít nhiều) là chuyện đã xảy ra cách đây hai thế kỷ, khi tiểu thuyết gia Mary Shelley sáng tạo ra một con quỷ xác sống khác — một xác chết khổng lồ được nhà khoa học có tên Frankenstein hồi sinh, sau đó hắn giết cô dâu của người tạo ra mình và chạy trốn đến Bắc Cực.

 

 

 

As the bereaved scientist chased his monster (by dogsled) across the floes of the Arctic Sea, “surrounded by mountains of ice” and “in imminent danger of being crushed in their conflict,” enthralled readers of “Frankenstein” began making travel plans.

 

Khi nhà khoa học đau đớn vì mất mát đuổi theo con quái vật ông tạo ra (bằng xe chó kéo) qua những tảng băng trôi vùng biển Bắc Cực, “bị những ngọn núi băng bao quanh” và “luôn trong nguy cơ sát sườn sẽ tan tành nếu va vào chúng,” mê hoặc những độc giả say mê tác phẩm “Frankenstein” bắt đầu lên kế hoạch đi du lịch.

 

 

 

In “Extreme North,” his idiosyncratic inquiry into the power of the north in the popular imagination, Brunner writes that Shelley’s 1818 horror story kicked off a wave of “Arctic exploration for tourists.”

 

Trong cuốn “Extreme North” (Phương Bắc khắc nghiệt), qua tìm hiểu theo phong cách riêng của mình về sức mạnh của phương Bắc trong tâm trí đại chúng, tác giả Brunner cho thấy rằng câu chuyện kinh dị năm 1818 của Shelley đã khởi đầu một làn sóng “khám phá Bắc Cực dành cho khách du lịch.”

 

 

 

Never mind that Shelley had never been to the Arctic; or that photography did not yet exist to back up her thrilling descriptions; or that most of the travelers only made it as far north as Scotland or Scandinavia before calling it quits.

 

Đừng bận tâm đến những vấn đề như là Shelley chưa bao giờ tới Bắc Cực; hay là chưa có máy ảnh để chứng thực những mô tả ly kỳ của bà; hoặc là hầu hết du khách đi xa nhất về phía bắc chỉ tới Scotland hoặc vùng Scandinavia trước khi bỏ cuộc.

 

 

 

It was not so much a particular spot on the map that called them, Brunner suggests, as the “concept of ‘north’” supercharged, distinct and alien: “a space both real and imaginary.”

 

Tác giả Brunner cho rằng nơi đó không hẳn là một địa điểm cụ thể trên bản đồ, mà "khái niệm 'phương bắc'" được khuếch đại lên hơn thế nhiều, khác biệt và xa lạ: "một không gian vừa thực vừa ảo."

 

 

 

Geographically speaking, Brunner points out early on, the “north” is relative.

 

Nói về mặt địa lý, Brunner sớm chỉ ra rằng “phương bắc” mang tính tương đối.

 

 

 

To the Spanish, Britain is “north”; whereas the English might place the “north” elsewhere — Scotland, Germany, Russia, Scandinavia.

 

Đối với người Tây Ban Nha, nước Anh là "phương bắc"; trong khi người Anh có thể đặt "phương bắc" ở những nơi khác — Scotland, Đức, Nga, Scandinavia.

 

 

 

To the Danes, up in the Arctic latitudes, the North Sea is the West Sea; while the Norwegian volcanic island of Bouvetoya, an “ice-covered speck,” lies between South Africa and Antarctica, toward the bottom of any child’s globe.

 

Đối với người Đan Mạch, ở tận vĩ độ vòng cực bắc, thì Biển Bắc là Biển Tây; trong khi đảo núi lửa Bouvetoya của Na Uy, một "chỏm đất phủ băng,” thì nằm giữa Nam Phi và Nam Cực, về phía đáy của quả địa cầu.

 

 

 

So … “Where is the north, exactly?” he asks, invoking the question that the Canadian novelist Margaret Atwood raised long ago.

 

Vậy… “Chính xác thì phương bắc là ở đâu?” tác giả đặt ra câu hỏi, gợi lại vấn đề mà tiểu thuyết gia người Canada là Margaret Atwood từng nêu ra từ lâu.

 

 

 

The question that consumes Brunner is more ineffable: What is the north, exactly?

 

Vấn đề khiến Brunner trằn trọc lại không thể giải đáp được: Chính xác thì phương bắc là gì?

 

 

 

In 31 chapters, each as self-contained and pointed as a shard of ice, Brunner presents a different historic, political, natural or cultural facet of his subject.

 

Trong 31 chương, mỗi chương đều hoàn chỉnh và sắc bén như một mảnh băng, tác giả Brunner trình bày một khía cạnh lịch sử, chính trị, tự nhiên hoặc văn hóa khác nhau về chủ đề này.

 

 

 

Together, these shards form a glacial memory palace-cum-climbing wall that lets readers scale this myth-wreathed territory.

 

Những mảnh băng này cùng nhau tạo thành một bức tường leo và cũng là cung điện ký ức bằng băng giúp cho người đọc dần mở ra lãnh thổ đầy huyền thoại này.

 

 

 

He looks not so much for a through-line as for arresting spots on the berg of the notional north where the reader can plant an ice ax, pause for breath, look out and down, and ponder the mysteries of the northern lights, spread out across the centuries.

 

Tác giả không dẫn người đọc đi theo con đường thẳng xuyên qua lãnh thổ ấy, mà ông tìm ra những điểm neo bám trên ngọn núi băng giả tưởng để người đọc có thể cắm chiếc búa băng lên đấy, dừng lại lấy hơi, nhìn ra xung quanh và nhìn xuống, rồi suy ngẫm về những bí ẩn của bắc cực quang, trải qua suốt nhiều thế kỷ.

 

 

 

Among these mysteries:

 

Một vài trong số những bí ẩn ấy:

 

 

 

How can you reconcile the fact that, in 1595, when the Dutch explorer Willem Barents was already sailing the Arctic, and would soon discover (technically, rediscover) the Svalbard Archipelago, the geographer Gerhard Mercator produced a map that showed an enormous whirlpool ringing the North Pole?

 

Làm sao bạn có thể thừa nhận thực tế rằng, vào năm 1595, khi nhà thám hiểm người Hà Lan có tên Willem Barents giương buồm đến Bắc Cực và sẽ sớm phát hiện ra (nói đúng hơn là tái phát hiện ra) Quần đảo Svalbard, thì nhà địa lý học Gerhard Mercator đã tạo ra tấm bản đồ có vẽ một xoáy nước khổng lồ bao quanh Bắc Cực?

 

 

 

In 1747, in Hamburg, Germany, a merchant named Johann Anderson wrote a “voluminous,” scathing tome attacking Iceland, portraying its inhabitants as grim, tippling laborers whose eternal aim was to “catch and clean something that they can trade for brandy, their beloved brandy, the next time Danish ships dock.”

 

Năm 1747, tại Hamburg, Đức, một thương gia tên là Johann Anderson viết một cuốn sách “đồ sộ” gay gắt công kích Iceland, miêu tả cư dân nơi đây là những công nhân dữ tợn nát rượu, luôn luôn muốn “bắt hoặc vét bất kỳ thứ gì họ có thể dùng đổi lấy rượu brandy, thứ rượu brandy yêu thích của họ, mỗi lần tàu Đan Mạch cập bến.”

 

 

 

Anderson, Brunner writes, had never set foot in Iceland.

 

Tác giả Brunner cho biết rằng Anderson chưa bao giờ đặt chân đến Iceland.

 

 

 

Within five years, a geographer for the Danish crown would publish a corrective study, utterly rejecting Anderson’s “flights of foolishness.”

 

Trong khoảng 5 năm, một nhà địa lý của hoàng gia Đan Mạch cho xuất bản nghiên cứu sửa lại, bác bỏ hoàn toàn “những lời ngớ ngẩn quá thể” của Anderson.

 

 

 

Why did the German and the Dane, in the same decade, have such intense, conflicting attitudes about their northern neighbor?

 

Vì sao người Đức và người Đan Mạch, trong cùng một thập kỷ, lại có thái độ gay gắt và mâu thuẫn như vậy về nước láng giềng phía bắc của họ?

 

 

 

In 19th-century England, a “wild notion circulated” that Queen Victoria was a blood relative of the Norse god Odin.

 

Ở Anh thế kỷ 19, có “quan niệm điên rồ lưu truyền” rằng Nữ hoàng Victoria là người có quan hệ huyết thống với thần Odin của Bắc Âu.

 

 

 

Seriously?

 

Không đùa đấy chứ?

 

 

 

And in 1896, when the American Arctic explorer Robert E. Peary transported six Inuit Greenlanders (including a child) to the Museum of Natural History in New York for research purposes, 20,000 New Yorkers met the ship at the docks to gawk at the “exotic foreigners.”

 

Và năm 1896, khi nhà thám hiểm Bắc Cực người Mỹ Robert E. Peary đưa sáu người Inuit thuộc vùng Greenland (có cả một đứa trẻ) về Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York để nghiên cứu, 20.000 người New York đã tới đón con tàu tại bến cảng và trầm trồ xem "người nước ngoài xa lạ."

 

 

 

Did they understand that these captives from the north were not wights, but human beings?

 

Liệu họ có hiểu rằng những người bị bắt về từ phương bắc này không phải là ác quỷ xác sống, mà là con người hay không?

 

 

 

Other authors investigating Brunner’s point of the compass have systematically tracked recorded landmarks of its exploration — for instance, the discoveries of the Northwest and Northeast Passages, the Yukon gold rush and the exploits of polar adventurers like Henry Hudson, Roald Amundsen or Sir Edmund Hillary.

 

Các tác giả khác nghiên cứu về hướng la bàn của tác giả Brunner đã theo dõi rất hệ thống các mốc lớn được ghi lại trong quá trình khám phá — ví dụ, việc khám phá ra các tuyến đường biển Tây Bắc và Đông Bắc, cơn sốt tìm vàng Yukon và các kỳ tích của những nhà thám hiểm vùng cực như Henry Hudson, Roald Amundsen hay Sir Edmund Hillary.

 

 

 

But Brunner seeks the neural north that exists off the map — or despite the map.

 

Nhưng tác giả Brunner tìm kiếm phương bắc tâm tưởng nằm ngoài bản đồ — hay có thể nói không cần đến bản đồ.

 

 

 

The ancient Greeks, he notes, imagined the northern terra incognita — which they called Hyperborea (after Boreas, the god of the north wind) — as a paradise inhabited by wise, immortal giants.

 

Ông nhận thấy người Hy Lạp cổ đại tưởng tượng vùng đất chưa ai biết tới phía bắc — họ gọi là Hyperborea (theo tên Boreas, vị thần gió bắc) — như một thiên đường nơi những người khổng lồ thông thái, bất tử sinh sống.

 

 

 

To medieval Europeans, haunted by memories of terrifying Viking raids, the High North was “the realm of the devil, the place whence evil would come upon the world.”

 

Với người châu Âu thời Trung cổ, vốn ám ảnh bởi ký ức về những cuộc cướp phá kinh hoàng của người Viking, thì vùng cực Bắc là “lãnh địa tà ác, nơi ma quỷ xuất thế.”

 

 

 

To later Europeans, beguiled by Icelandic Eddas, Norse sagas, elves, trolls, the paintings of Caspar David Friedrich and the folkloric music of Edvard Grieg, it was a “book of fairy tales” spread across unspoiled nature:

 

Đối với người châu Âu sau này, bị lôi cuốn bởi những sử thi Edda của Iceland, truyện dân gian Bắc Âu, người tiên, người lùn, các bức tranh của Caspar David Friedrich và âm nhạc mang hơi hưởng dân gian của Edvard Grieg, thì phương bắc là một “cuốn chuyện cổ tích” trải dài trên nền thiên nhiên hoang sơ:

 

 

 

“bucolic idylls, birch forests, and mountain and ice landscapes.”

 

“Những đồng quê hoang vu, những khu rừng bạch dương, và những cảnh núi và băng.”

 

 

 

And to the young Kaiser Wilhelm II, who summered in the Norwegian fjords for a quarter-century on his yacht, the Hohenzollern, it was the ancestral home of Germanness.

 

Và với chàng trai trẻ Kaiser Wilhelm II, người từng du ngoạn các vịnh nước hẹp ở Na Uy trong suốt 1/4 thế kỷ trên du thuyền có tên Hohenzollern, thì đó là quê hương của tổ tiên người Đức.

 

 

 

“Magic threads draw me to this broad-shouldered people,” he is said to have declared in 1890, the second year of his fjord expeditions, as he bestowed a viking statue upon the Norwegian people, and proudly claimed viking ancestry.

 

“Những sợi dây phép màu thu hút tôi đến với những người có bờ vai rộng này,” ông được cho là đã phát biểu như vậy năm 1890, năm thứ hai trong chuyến thám hiểm vịnh nước hẹp, khi ông ban tặng một bức tượng viking cho người dân Na Uy và tự hào tuyên bố có tổ tiên là viking.

 

 

 

Dreams of mystical northern brotherhood like the Kaiser’s soon would be disastrously exploited by antisemites and white supremacists who, as J. R. R. Tolkien put it, perverted “the ‘Nordic’ spirit and myth in their quest for world domination.”

 

Những giấc mơ về tình anh em phương Bắc thần bí như của Kaiser nhanh chóng bị những kẻ bài Do thái và lũ thượng đẳng da trắng lợi dụng theo cách rất thảm họa, như J.R.R. Tolkien từng nói, chúng đã làm biến thái “tinh thần và huyền thoại 'Bắc Âu' trong hành trình thống trị thế giới của chúng."

 

 

 

That impulse persists to this day, Brunner shows, giving as proof a photograph of one of the stormers of the U.S. Capitol in 2021, who bore a horned helmet on his head and Nordic tattoos on his chest.

 

Ảnh hưởng đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, tác giả Brunner cho thấy qua bằng chứng là bức ảnh chụp một trong những người xông vào Điện Capitol Mỹ hồi năm 2021, người này đội một chiếc mũ trùm đầu gắn sừng và có hình xăm kiểu Bắc Âu trên ngực.

 

 

 

But it’s not only insurrectionists who fall for the call of wild, icebound climes, he notes, marveling at the “immense success” of “Game of Thrones” and Neil Gaiman’s fantastical northern road novel, “American Gods.”

 

Tác giả nhận thấy không chỉ những người nổi loạn mới yêu thích tiếng gọi của vùng đất băng giá hoang dã, ông càng ngạc nhiên trước “thành công to lớn” của “Game of Thrones” và cuốn tiểu thuyết về con đường phương bắc tuyệt vời của Neil Gaiman nhan đề “American Gods” (Các vị thần nước Mỹ).

 

 

 

He asks, “What needs are serviced by such tales from a world that no longer exists and perhaps never did in the form that we imagine?”

 

Tác giả đặt ra câu hỏi, "Những câu chuyện như vậy từ một thế giới không còn tồn tại và có lẽ chưa bao giờ xảy ra như chúng ta tưởng tượng phục vụ cho nhu cầu gì?"

 

 

 

Thought-provoking and wide-ranging, “Extreme North” resembles the “cabinet of wonders” that he uses as the book’s embarkation point: the 16th-century Museum Wormianum, which held thousands of northern relics assembled by a Copenhagen polymath named Olaf Worms — from fossils and taxidermied beasts (a great auk, a small polar bear) to a narwhal skull, complete with its “long, sharp, spiral tusk.”

 

Là cuốn sách khiến người đọc suy ngẫm và có phạm vi rộng, “Extreme North” giống như “căn phòng kỳ quan” được tác giả dùng làm điểm bắt đầu cuốn sách: Bảo tàng Wormianum thế kỷ 16, nơi lưu giữ hàng ngàn di vật phương Bắc được học giả Copenhagen có tên Olaf Worms tập hợp — từ hóa thạch và tiêu bản động vật (chim anca lớn, gấu Bắc Cực nhỏ) đến hộp sọ kỳ lân biển hoàn chỉnh có "chiếc sừng dài, sắc nhọn, hình xoắn ốc.”

 

 

 

Over the centuries, most of the collection has been lost; today, its breadth can only be known through a 1655 catalog that preserves the collector’s impressions of his holdings — in Latin.

 

Qua nhiều thế kỷ, phần lớn bộ sưu tập đã bị thất lạc; ngày nay, hình bóng của bộ sưu tập chỉ có thể biết đến qua một danh mục năm 1655 ghi lại dấu ấn của người sưu tập về tài sản của ông —bằng tiếng Latinh.

 

 

 

Worms wanted, Brunner writes, to give the public “a sense of the vast expanse of the north.”

 

Brunner viết, Worms muốn mang đến cho công chúng “cảm giác về vùng đất rộng lớn của phương bắc.”

 

 

 

Brunner achieves that goal in a modern tongue, not with objects you can hold in your hand, but with ideas you can carry in your head.

 

Tác giả Brunner đạt được mục tiêu đó bằng ngôn từ hiện đại, không phải bằng những đồ vật bạn có thể cầm trong tay, mà bằng những hình dung bạn có thể mang trong đầu.


EXTREME NORTH
A Cultural History
By Bernd Brunner
Translated by Jefferson Chase
Illustrated. 256 pp. W.W. Norton & Company. $27.95.

Chia sẻ: