Liệu nước Mỹ sẽ lại có nội chiến?

6 3 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Liệu nước Mỹ sẽ lại có nội chiến?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Lương Giang,

Is Civil War Coming to America?

 

Liệu nước Mỹ sẽ lại có nội chiến?

 

 


 

Last month, three retired generals warned that the U.S. military needs to start preparing for the possibility of internal breakdown over the 2024 election.

 

Tháng trước, ba vị tướng về hưu cảnh báo rằng quân đội Mỹ cần bắt đầu chuẩn bị cho nguy cơ tan rã hệ thống sau cuộc bầu cử năm 2024.

 

 

 

“In a contested election,” they wrote, “some might follow orders from the rightful commander in chief, while others might follow the Trumpian loser.

 

Họ viết: “Trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi, một số người sẽ tuân theo lệnh của vị tổng tư lệnh hợp pháp, trong khi một số khác có thể ủng hộ người thua cuộc như Trump.

 

 

 

… Under such a scenario, it is not outlandish to say a military breakdown could lead to civil war.”

 

…Trong một kịch bản như vậy, sẽ không ngoa khi nói rằng tan rã quân đội có thể dẫn đến nội chiến”.

 

 

 

Two new books suggest their concern is not misplaced.

 

Hai cuốn sách mới cho thấy mối lo ngại của họ là có căn cứ.

 

 

 

The generals are likely familiar with the Political Instability Task Force (P.I.T.F.), a group of analysts that has been crunching enormous amounts of data in order to predict where conflict might erupt.

 

Các vị tướng có lẽ biết tới Nhóm chuyên trách về Bất ổn Chính trị (P.I.T.F), một nhóm các nhà phân tích đang xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để dự đoán nơi xung đột có thể nổ ra.

 

 

 

Barbara F. Walter is a member of the task force who has spent 30 years studying civil wars around the world.

 

Là thành viên của Nhóm chuyên trách, Barbara F. Walter đã dành 30 năm nghiên cứu các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.

 

 

 

Her new book, “How Civil Wars Start,” explains that studies have identified three factors that predict which countries are most likely to descend into civil conflict.

 

Trong cuốn sách mới của mình “How Civil Wars Start” ("Nội chiến bắt đầu như thế nào"), cô giải thích rằng các nghiên cứu đã xác định ba yếu tố dự đoán nước nào có nhiều khả năng rơi vào nội chiến nhất.

 

 

 

The first is whether a country is in transition toward or away from democracy.

 

Đầu tiên là liệu nước đó đang tiến tới hay rời xa nền dân chủ.

 

 

 

A data set known as the “polity score” rates every country on a scale from +10 (most democratic) to -10 (most authoritarian).

 

Một tập dữ liệu được gọi là "điểm chính thể" đánh giá các nước theo thang điểm từ +10 (dân chủ nhất) đến -10 (chuyên chế nhất).

 

 

 

Those countries in the middle — between +5 and -5 and therefore neither full democracies nor full autocracies, or what the experts call “anocracies” — are twice as likely as autocracies to experience political instability or civil war and three times as likely as democracies.

 

Những nước ở giữa — từ +5 đến -5 và vì thế không hoàn toàn dân chủ cũng không hoàn toàn chuyên chế, là dạng mà các chuyên gia gọi là “các nước bán dân chủ” — có khả năng xảy ra bất ổn chính trị hoặc nội chiến cao gấp hai lần các nền chuyên chế và gấp ba lần so với các nền dân chủ .

 

 

 

The second factor is what the P.I.T.F. calls “factionalism,” which in Walter’s definition arises when a political party is based on ethnicity, religion or race instead of ideology.

 

Thứ hai là điều mà P.I.T.F gọi là “chủ nghĩa bè phái” -- mà theo định nghĩa của Walter -- sẽ nảy sinh khi một đảng chính trị dựa trên sắc tộc, tôn giáo hoặc chủng tộc thay vì ý thức hệ.

 

 

 

According to a study of hundreds of countries over 70 years, the presence of anocracy and factionalism was the best predictor of where civil wars were likely to erupt.

 

Theo một nghiên cứu hàng trăm nước trong hơn 70 năm qua, sự hiện diện của chính quyền bán dân chủ và chủ nghĩa bè phái là yếu tố dự báo đúng nhất về nơi các cuộc nội chiến có khả năng nổ ra.

 

 

 

It’s in this zone, Walter writes, that “politics goes from being a system in which citizens care about the good of the country as a whole, to one in which they care only about members of their group.”

 

Walter viết: chính trong vùng này “chính trị đi từ một hệ thống mà ở đó công dân quan tâm đến lợi ích của đất nước nói chung, sang một hệ thống mà họ chỉ quan tâm đến các thành viên trong nhóm của mình”.

 

 

 

These factions tend not to harden on their own.

 

Bản thân những phe phái không thể tự củng cố.

 

 

 

Frequently, what the researchers call an “ethnic entrepreneur” — for example, Slobodan Milosevic in Serbia or Omar al-Bashir in Sudan — stirs up fears within one group that they are under threat from another group and must band together.

 

Thông thường, điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “doanh nhân sắc tộc” — ví dụ, Slobodan Milosevic ở Serbia hay Omar al-Bashir ở Sudan — làm dấy lên nỗi sợ hãi trong một nhóm rằng họ đang bị đe dọa từ nhóm khác và phải tập hợp lại với nhau.

 

 

 

Finally, Walter details a third factor: a dominant group’s loss of status.

 

Cuối cùng, Walter trình bày chi tiết về yếu tố thứ ba: sự mất vị thế của một nhóm thống trị.

 

 

 

Called “downgrading,” this predicts which groups are most likely to initiate conflict: those experiencing not just political defeat, but “status reversal.”

 

Được gọi là “hạ cấp”, điều này dự đoán những nhóm nào có nhiều khả năng gây ra xung đột nhất: những nhóm không chỉ bị thất bại về chính trị mà còn bị “đảo ngược vị thế”.

 

 

 

The power of Walter’s model is that she does not need to reference the United States.

 

Sức mạnh của mô hình của Walter là cô không nhất thiết dẫn chiếu đến Mỹ.

 

 

 

One plots our nation automatically as one reads.

 

Người đọc tự hình dung ra nước mình khi đọc nó.

 

 

 

(Before last year’s inauguration, the United States had a polity score of +5, within the anocracy zone for the first time since 1800.)

 

(Trước lễ nhậm chức năm ngoái, Mỹ có số điểm chính thể là +5, lần đầu tiên nằm trong vùng bán dân chủ kể từ năm 1800.)

 

 

 

Her conclusion:

 

Cô kết luận:

 

 

 

“We are a factionalized anocracy that is quickly approaching the open insurgency stage, which means we are closer to civil war than any of us would like to believe.”

 

“Chúng ta là nền bán dân chủ theo phe phái đang nhanh chóng tiến đến giai đoạn nổi dậy mở rộng, có nghĩa là chúng ta đang tiến gần đến nội chiến hơn bất kỳ ai không muốn tin.”

 

 

 

Walter’s otherwise harrowing book stumbles when describing how greater violence might erupt, focusing on fringe groups over likelier flash points.

 

Cuốn sách phần nào gây buồn đau của Walter gặp khó khi miêu tả bạo lực lớn hơn có thể bùng phát như thế nào, tập trung vào các nhóm cực đoan hơn là các điểm bốc cháy dễ xảy ra hơn.

 

 

 

According to recent polling, only one-third of Republicans say they’ll trust the results of an election their candidate loses.

 

Theo cuộc thăm dò gần đây, chỉ một phần ba đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng họ sẽ tin kết quả của cuộc bầu cử mà ứng cử viên của họ thua cuộc.

 

 

 

With a strongman-in-exile who’s already got one violent insurrection under his belt actively stoking those dynamics, Walter’s concentration on extremists like the neo-Nazi Atomwaffen Division feels like a distraction.

 

Với một nhà độc tài lưu vong -- người đã có một cuộc nổi dậy quá khích đang hăng hái thổi bùng lên những động lực đó, việc Walter tập trung vào những phần tử cực đoan như Atomwaffen Division tân phát xít có vẻ là một sự xao lãng.

 

 

 

“The Next Civil War,” by the Canadian essayist Stephen Marche, provides a more recognizable narrative of what a civil rupture might look like.

 

Cuốn sách “The Next Civil War” (“Cuộc nội chiến tiếp theo”) của nhà tiểu luận người Canada Stephen Marche, đưa ra một câu chuyện dễ hiểu hơn về một cuộc nội chiến trông như thế nào.

 

 

 

Marche interviewed military officials, law enforcement, food supply experts, historians and political scientists to make “more than educated guesses” about a potential upheaval.

 

Marche đã phỏng vấn các giới chức quân đội, cơ quan thực thi pháp luật, các chuyên gia cung cấp thực phẩm, các nhà sử học và nhà khoa học chính trị để đưa ra “những phỏng đoán nhiều thông tin” về một cuộc biến động tiềm tàng.

 

 

 

The book alternates between fictional dispatches from a coming social breakdown and digressions that support its predictions with evidence from the present.

 

Cuốn sách là những dòng chữ hư cấu về một cuộc tan rã xã hội sắp tới xen kẽ các bằng chứng hiện tại ủng hộ lập luận này.

 

 

 

The effect is twofold:

 

Hiệu quả gấp đôi:

 

 

 

The narrative delivers Cormac McCarthy-worthy drama; while the nonfictional asides imbue that drama with the authority of documentary.

 

Câu chuyện hấp dẫn như một vở kịch của tiểu thuyết gia xuất sắc Cormac McCarthy; trong khi các bằng chứng hiện tại khiến nó có giá trị như một bộ phim tài liệu.

 

 

 

Marche’s first “dispatch” starts with a defiant sheriff reopening a bridge the feds have closed as structurally unsafe.

 

Câu chuyện đầu tiên của Marche bắt đầu bằng việc một Quận trưởng cảnh sát thách thức cho mở lại một cây cầu mà liên bang đã đóng cửa vì cấu trúc không an toàn.

 

 

 

The choice of a local law enforcement officer as an instigator is a well-informed one.

 

Việc lựa chọn một nhân viên thực thi pháp luật cấp địa phương làm kẻ thủ mưu là một sự lựa chọn đầy căn cứ.

 

 

 

The Claremont Institute has announced the creation of a “Sheriffs Fellowship” to urge local officials not to be “beholden to the centralized … bureaucracies of federal or state governments.”

 

Viện Claremont đã thông báo thành lập “Học bổng dành cho Cảnh sát trưởng” (“Sheriffs Fellowship”) để thôi thúc các giới chức địa phương không “nể nang… các cơ quan hành chính tập trung… của các chính phủ liên bang hoặc tiểu bang”.

 

 

 

And the commander of the Oklahoma National Guard recently directed his members to ignore the Pentagon’s vaccine requirements.

 

Và chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Oklahoma gần đây đã chỉ đạo các thành viên của mình phớt lờ các yêu cầu về vắc-xin của Lầu Năm Góc.

 

 

 

If there’s a frustration in reading Marche, it’s that his book is negative to the last and therefore fails to capture the full complexity of our moment.

 

Nếu bạn cảm thấy thất vọng khi đọc cuốn sách của Marche, đó là vì cuốn sách này tiêu cực đến dòng cuối cùng, và do đó không nắm bắt được toàn bộ sự phức tạp thời điểm hiện tại.

 

 

 

After all, we recently did something few countries ever do: turn an autocrat out of office.

 

Suy cho cùng, gần đây chúng ta đã làm một điều mà rất ít nước từng làm: đuổi một kẻ chuyên quyền ra khỏi văn phòng.

 

 

 

The reality is that the threat has shifted.

 

Sự thực là mối đe dọa đã dịch chuyển.

 

 

 

At the state level, legislatures are changing election laws to make a future coup more possible.

 

Ở cấp tiểu bang, các cơ quan lập pháp đang thay đổi luật bầu cử khiến cho một cuộc đảo chính dễ dàng xảy ra trong tương lai.

 

 

 

At the federal level, the autocrats are storming government buildings from without rather than commanding them from within.

 

Ở cấp liên bang, những kẻ chuyên quyền đang tấn công các tòa nhà chính phủ từ bên ngoài mà không cần phải chỉ huy từ bên trong.

 

 

 

Yet as both books make clear, even the worst-case scenario isn’t civil war in the 1860s sense.

 

Tuy nhiên, như cả hai cuốn sách đều chỉ rõ, ngay cả trường hợp xấu nhất cũng không phải là nội chiến theo nghĩa của những năm 1860.

 

 

 

Neither envisions armies massing across the Potomac.

 

Cả hai tác giả đều không nghĩ tới những đội quân hành quân vượt sông Potomac.

 

 

 

Instead, they predict a conflict more like the Troubles in Northern Ireland or the guerrilla war in Colombia — a normalization of political violence that endangers basic security.

 

Thay vào đó, họ dự đoán một cuộc xung đột giống như Xung đột sắc tộc - dân tộc ở Bắc Ireland hay chiến tranh du kích ở Colombia — một sự bình thường hóa bạo lực chính trị gây nguy hiểm cho an ninh cơ bản.

 

 

 

This makes even the use of the term “civil war” a misleading one: first because it can turn the authors into Cassandras; second because (as Fintan O’Toole argued in his review of Marche’s book in The Atlantic) fears of civil war can precipitate one if both sides are encouraged to arm up and pre-empt an attack by the other.

 

Điều này khiến cho ngay cả việc dùng thuật ngữ “nội chiến” cũng trở nên sai lạc: thứ nhất vì nó có thể biến các tác giả thành Cassandra [nữ thần thấy được tương lai nhưng không một ai sẽ tin]; thứ hai, vì (như nhà báo Fintan O'Toole lập luận trong bài điểm sách ở tờ The Atlantic) chính nỗi sợ về nội chiến sẽ lại có thể thúc đẩy nội chiến diễn ra khi hai bên thấy cần thiết phải trang bị vũ trang và đánh chặn trước một cuộc tấn công của bên kia.

 

 

 

What we need instead is that rare convergence of uncanny leadership from above and below that has marked this country’s previous existential moments: the Revolution, the Civil War, World War II, the civil rights movement.

 

Thay vào đó, những gì chúng ta cần là sự đoàn kết hiếm hoi của các nhà lãnh đạo phi thường từ trên xuống dưới đã đánh dấu những giai đoạn sống còn trước đây của đất nước này: Chiến tranh Cách mạng, Nội chiến, Thế chiến II, Phong trào Dân quyền.

 

 

 

We need Republicans in Congress joining with Democrats to oppose the subversion of future elections (and Democrats passing voting protections alone if necessary); business leaders coming off the sidelines to make democracy a core value of their companies; news media telling unflinching stories about the threats facing our form of government; and neighbors talking to neighbors with empathy to bridge divides.

 

Chúng ta cần các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội chung tay với các đảng viên Dân chủ phản đối việc phá hoại các cuộc bầu cử trong tương lai (và các đảng viên Dân chủ có thể đơn phương thông qua các biện pháp bảo vệ bỏ phiếu nếu cần); những người đứng đầu doanh nghiệp cần thể hiện rõ lập trường, tham gia để dân chủ trở thành giá trị cốt lõi của công ty họ; truyền thông - báo chí không nao núng đưa tin về những mối đe dọa mà hình thức chính phủ của chúng ta phải đối mặt; và những người hàng xóm nói chuyện với nhau với sự đồng cảm để bắc cầu chia rẽ.

 

 

 

The two books have divergent takes on those possibilities.

 

Hai cuốn sách có quan điểm khác nhau về những khả năng này.

 

 

 

Walter nods to them by invoking Nelson Mandela and F. W. de Klerk as past examples of leadership averting a national implosion.

 

Walter đồng ý khi nêu tên Nelson Mandela và F. W. de Klerk [hai cựu tổng thống Nam Phi] như là những dẫn chứng trong quá khứ về những người lãnh đạo ngăn chặn sự sụp đổ của quốc gia.

 

 

 

Marche on the other hand views the future as hopeless.

 

Ngược lại, Marche cho rằng tương lai là vô vọng.

 

 

 

His prescription is not reform, but secession and disunion.

 

Giải pháp của ông không phải là cải cách, mà là ly khai và chia rẽ.

 

 

 

But solutions are not the point of these books.

 

Nhưng giải pháp không phải là cái đích của những cuốn sách này.

 

 

 

Marche’s agenda, as he explains, is to do for a second civil war what the 1983 television film “The Day After” did for nuclear war: scare the country into action.

 

Mục đích của Marche, như ông giải thích, là làm những điều với cuộc nội chiến thứ hai như bộ phim truyền hình năm 1983 “The Day After” ("Ngày sau đó") đã làm với chiến tranh hạt nhân: khiến đất nước phải hành động.

 

 

 

(He reminds us that Ronald Reagan credited “The Day After” with inspiring the Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty with Russia.)

 

(Ông nhắc chúng ta rằng Ronald Reagan đã ghi nhận “The Day After” là nguồn cảm hứng cho Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga.)

 

 

 

Both books provide a sobering vision of where we may be headed, and for that reason they should be required reading for anyone invested in preserving our 246-year experiment in self-government.

 

Cả hai cuốn sách đều đưa ra phân tích nghiêm túc về viễn cảnh chúng ta sắp tới, và vì lẽ đó, là những cuốn sách cần phải đọc dành cho bất kỳ ai muốn dành nỗ lực vào việc duy trì thử nghiệm dân chủ 246 năm của chúng ta.

 

 

 

Because whether we’re heading toward civil war, just instability and strife, or something different altogether, we’ve rarely been this divided as a nation.

 

Vì cho dù chúng ta đang tiến đến một cuộc nội chiến, hay chỉ là bất ổn và xung đột, hay một điều gì đó hoàn toàn khác, là một quốc gia, chúng ta chưa bao giờ bị chia rẽ như lúc này.

 

 

 

Consider this observation from a local paper in Augusta, Ga.:

 

Hãy cùng xem xét nhận định sau từ một bài báo ở thành phố Augusta, bang Georgia:

 

 

 

“The differences between Red and Blue have been growing more marked for years, and the mutual repulsion more radical, until not a single sympathy is left between the dominant influences in each section.”

 

“Sự bất đồng giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ngày càng rõ rệt trong nhiều năm, và sự bài trừ lẫn nhau ngày càng triệt để hơn, cho đến khi không còn một chút thiện ý nào giữa các lực lượng có tầm ảnh hưởng chi phối ở mỗi bên.”

 

 

 

Except the actual quote didn’t say “Red and Blue.” It said “North and South.”

 

Ngoại trừ câu trích dẫn thực tế không viết "Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ” mà là "miền Bắc và miền Nam".

 

 

 

And it was published Nov. 16, 1860 — 10 days after Abraham Lincoln’s election.

 

Và nó được xuất bản ngày 16 tháng 11 năm 1860 — 10 ngày sau cuộc bầu cử của Abraham Lincoln.


HOW CIVIL WARS START
And How to Stop Them
By Barbara F. Walter
320 pp. Crown. $27.

THE NEXT CIVIL WAR
Dispatches From the American Future
By Stephen Marche
256 pp. Avid Reader Press. $27.

Chia sẻ: