Watergate: Vết nhơ không bao giờ rửa sạch

26 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Watergate: Vết nhơ không bao giờ rửa sạch

nguồn: New York Times,

biên dịch: Minh Thu,

Watergate: The Scandal That Never Goes Away

 

Watergate: Vết nhơ không bao giờ rửa sạch

 

 


 

Seldom had a White House event been more meticulously planned than the June 12, 1971, wedding of President Richard  Nixon’s daughter Tricia to Edward F. Cox, the 24-year-old scion of a prominent New York family.

 

Hiếm có sự kiện nào ở Nhà Trắng được lên kế hoạch tỉ mỉ hơn sự kiện hôm 12 tháng 6 năm 1971 đó: cô con gái Tricia của Tổng thống Richard Nixon kết hôn với Edward F. Cox, 24 tuổi, hậu duệ của một gia đình danh giá ở New York.

 

 

 

A who’s who of celebrities and notables attended, including Billy Graham, Norman Vincent Peale and J. Edgar Hoover.

 

Những minh tinh và người nổi tiếng nô nức tới góp mặt, trong đó có cả mục sư Billy Graham, giáo sĩ và tác giả Norman Vincent Peale và giám đốc đầu tiên của FBI J. Edgar Hoover.

 

 

 

The 87-year-old Alice Roosevelt Longworth, who herself had been married at the White House in 1906, shakily dug her invitation out of her handbag to present to security.

 

Bà cụ Alice Roosevelt Longworth, 87 tuổi, người cũng đã kết hôn tại Nhà Trắng năm 1906, run run lấy thiệp mời ra khỏi túi xách để đưa cho nhân viên an ninh.

 

 

 

Cameras clicked madly when the newlyweds cut their seven-tier wedding cake.

 

Những chiếc máy ảnh chụp lia lịa điên cuồng khi cặp đôi mới cưới cùng nhau cắt chiếc bánh bảy tầng.

 

 

 

Yet when the stories hit the news, the Rose Garden gala was portrayed as Squaresville, U.S.A.

 

Tuy nhiên, khi được đưa tin, buổi tiệc cưới linh đình tại Vườn Hồng của Nhà Trắng lại được miêu tả như một đám cưới xô bồ và tầm thường.

 

 

 

Nixon was livid.

 

Nixon giận tím mặt.

 

 

 

“If it were the Kennedys,” he complained to his chief of staff, H. R. Haldeman, “it would be rerun every night for three weeks.”

 

“Nếu đó là tiệc cưới của nhà Kennedy, thì có khi bọn đấy sẽ phát đi phát lại suốt ba tuần đấy” ông phàn nàn với người phụ trách nhân sự của Nhà Trắng, H.R. Haldeman.

 

 

 

He found the smugness of The Washington Post particularly infuriating.

 

Ngài tổng thống thấy điên tiết với sự tự mãn của tờ The Washington Post.

 

 

 

“I just don’t like that paper,” he grumbled to his press secretary, Ron Ziegler, demanding that The Post be banned from future White House social events.

 

“Tôi không thích tờ báo đó, thế thôi.” Ông càu nhàu với thư ký báo chí của mình, Ron Ziegler, và ra lệnh cấm phóng viên của tờ báo này xuất hiện trong các sự kiện xã hội của Nhà Trắng trong tương lai.

 

 

 

As the journalist and historian Garrett M. Graff details in his dazzling “Watergate: A New History,” the White House’s anti-press escalation began the very next day when The New York Times ran Neil Sheehan’s eye-popping “Vietnam Archive: Pentagon Study Traces Three Decades of Growing Involvement.”

 

Như sử gia kiêm nhà báo Garrett M. Graff đã kể chi tiết trong “Watergate: A New History”, thái độ căm ghét báo chí của Nhà Trắng bắt đầu rõ nét ngay ngày hôm sau khi tờ The New York Times đăng một bài báo của Neil Sheehan với tiêu đề gai mắt: “Hồ sơ Việt Nam: Nghiên cứu của Lầu Năm Góc về những liên đới sâu dần trong suốt ba thập kỷ”

 

 

 

It was the initial volley describing what came to be called “The Pentagon Papers,” a classified 7,000-page Defense Department study, leaked by the defense analyst Daniel Ellsberg, that traced the U.S. involvement in the Vietnam War.

 

Đó là cú đánh đầu tiên của cái sau này được gọi là “Hồ sơ Lầu Năm Góc”, một nghiên cứu tuyệt mật của Bộ Quốc phòng dày 7.000 trang do nhà phân tích quốc phòng Daniel Ellsberg tiết lộ, ghi lại sự leo thang của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.

 

 

 

“The Pentagon Papers contained all the right ingredients for an explosion,” Graff writes.

 

Graff viết: “Các tài liệu của Lầu Năm Góc chứa đựng tất cả các thành phần lý tưởng cho một vụ nổ.

 

 

 

“They played to Nixon’s conspiratorial paranoid nature, to his antipathy for the press in general and The Washington Post and The New York Times in specific; moreover, they focused on a government cover-up, catnip to reporters, that stemmed from the thing Nixon hated most next to perhaps antiwar protesters — leakers.”

 

Chúng thể hiện rõ tính cách hoang tưởng, ưa thuyết âm mưu của Nixon, cho thấy sự ác cảm của ông ta đối với báo chí nói chung và tờ The Washington Post, The New York Times nói riêng; hơn nữa, những tài liệu này còn tập trung vào những chiêu trò mà chính quyền Nixon dùng để cản trở hay dụ dỗ phóng viên, mà nguyên nhân của nó là bởi Nixon ghét nhất những kẻ tuồn tin, có lẽ chỉ sau những kẻ biểu tình phản chiến.”

 

 

 

Nixon had been the first president since 1848 to enter the White House without control of either congressional body, which forced him to triangulate with Democratic senators to pass laws like the Clean Air Act and the Occupational Health and Safety Act — both landmarks of the liberal era of American governance.

 

Nixon là tổng thống đầu tiên kể từ năm 1848 vào Nhà Trắng mà không kiểm soát được nghị viện nào, điều này buộc ông phải bắt tay với các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ để thông qua các luật như Đạo luật Không khí sạch và Đạo luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp — cả hai đều là những dấu mốc trong kỷ nguyên tự do của chính quyền Mỹ.

 

 

 

But his refusal to immediately pull troops out of Vietnam, coupled with his administration’s illegal incursions into Cambodia and Laos, had earned him a villainous reputation.

 

Nhưng việc ông ta từ chối rút quân ngay lập tức khỏi Việt Nam, cùng với việc xâm nhập bất hợp pháp vào Campuchia và Lào, đã khiến Nixon trở thành một tổng thống đầy tai tiếng.

 

 

 

Seething that the media, the Democrats and the counterculture were all out to destroy him, Nixon fought back.

 

Điên tiết vì cả truyền thông, Đảng Dân chủ và giới văn hóa đối lập đều ra sức chống đối mình, Nixon đã đáp trả.

 

 

 

Treating politics as a blood sport, he disregarded the protocols and proprieties of the executive branch, putting himself above the law.

 

Coi chính trị như một môn thể thao đẫm máu, ông ta bất chấp các giao thức và quy tắc của cơ quan hành pháp, đặt mình lên trên luật pháp.

 

 

 

Beyond suing The Times, he recruited a team of former F.B.I. and C.I.A. operatives for clandestine operations intended to plug the Pentagon Papers leak.

 

Ngoài việc kiện tờ The Times, ông ta còn tuyển dụng một nhóm các cựu đặc nhiệm FBI và CIA để hành động bí mật nhằm bịt kín vụ rò rỉ Hồ sơ Lầu Năm Góc.

 

 

 

On Sept. 3, 1971, that team — nicknamed “the plumbers” — broke into the Los Angeles office of Dr. Lewis Fielding, Ellsberg’s psychiatrist, seeking evidence to discredit the whistle-blower.

 

Ngày 3 tháng 9 năm 1971, đội đó — với biệt danh “những người thợ sửa ống nước” — đã đột nhập vào văn phòng tại Los Angeles của Tiến sĩ Lewis Fielding, bác sĩ tâm lý của Ellsberg để tìm kiếm bằng chứng nhằm hạ nhục và bôi nhọ kẻ đầu têu vụ việc.

 

 

 

They found nothing, but the file cabinet they pried open is now on display at the Smithsonian.

 

Họ không tìm thấy gì, nhưng tủ tài liệu mà họ cạy mở hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Smithsonian.

 

 

 

As Nixon’s 1972 re-election effort gained steam, one of those plumbers, G. Gordon Liddy, was transferred to the Committee to Re-Elect the President (CREEP), where he obtained approval from Attorney General John Mitchell for a wide-ranging plan of espionage.

 

Khi nỗ lực tái tranh cử năm 1972 của Nixon đạt được kết quả, một trong những thợ sửa ống nước đó, G. Gordon Liddy, được chuyển đến Ủy ban Tái cử Tổng thống (CRP nhưng được gọi châm biếm là CREEP), nơi gã được Bộ trưởng Tư pháp John Mitchell chấp thuận thực hiện một kế hoạch theo dõi bí mật trên diện rộng.

 

 

 

On May 28, 1972, Liddy’s men staged their first break-in at the Democratic National Committee headquarters at Washington’s Watergate complex, bugging the telephones of staffers.

 

Ngày 28 tháng 5 năm 1972, người của Liddy đã thực hiện vụ đột nhập đầu tiên vào trụ sở Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ tại khu phức hợp Watergate ở Washington, cài thiết bị nghe lén vào điện thoại của các nhân viên nơi này.

 

 

 

During a subsequent incursion on June 17, they were discovered and apprehended — touching off the scandal that would ultimately take down the administration.

 

Trong một cuộc đột nhập tiếp theo ngày 17 tháng 6, họ đã bị phát hiện và bắt giữ — sự kiện làm bùng lên vụ bê bối hạ gục chính quyền Nixon.

 

 

 

A lively writer, Graff explores the dramatic scope of the Watergate saga through its participants — politicians, investigators, journalists, whistle-blowers and, at center stage, Nixon himself: power broker extraordinaire, five-time fixture on Republican presidential tickets between 1952 and 1972, and holder of the record for most appearances on the cover of Time magazine, at 55 issues.

 

Là một nhà văn có lối viết sinh động, Graff khai thác câu chuyện Watergate đầy kịch tính thông qua những người tham gia vào vụ việc: các chính trị gia, nhà điều tra, nhà báo, người khởi xướng và ở trung tâm, chính Nixon — thiên tài giao dịch quyền lực, năm lần là ứng viên trong cặp đôi tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa từ năm 1952 đến 1972, và giữ kỷ lục xuất hiện nhiều nhất trên trang bìa tạp chí Time, với 55 lần.

 

 

 

For all his accomplishments, the 37th president was a man of deep contradictions: a law-and-order candidate who flouted the law, an insecure man with a deep reservoir of hubris, a traditional-values president who drank to excess and cursed like a sailor.

 

Dù có tất cả những thành tích như vậy, vị tổng thống thứ 37 của nước Mỹ là một con người đầy mâu thuẫn: một ứng viên đại diện cho nền pháp quyền nhưng coi thường luật pháp, một người đàn ông luôn bất an nhưng đầy kiêu ngạo, một vị tổng thống theo lối truyền thống nhưng nốc rượu và chửi bới như kẻ vô học.

 

 

 

While Nixon’s predecessor, Lyndon Johnson, thrived amid disorder, Nixon maintained a clean desk and kept his circle of advisers small.

 

Trong khi người tiền nhiệm của Nixon, Lyndon Johnson thành công giữa thế cục rối loạn, Nixon không bày vẽ lằng nhằng và duy trì nhóm cố vấn chỉ với vài người.

 

 

 

“Just one dinky little phone to keep in touch with his people,” a flabbergasted Johnson scoffed after dining with Nixon.

 

“Ông ta chỉ dùng đúng một cái điện thoại bé tí để giữ liên lạc với người của mình,” Johnson kinh ngạc mà mỉa mai sau khi ăn tối với Nixon.

 

 

 

“That’s all — just three buttons and they all go to Germans!”

 

"Đúng ba nút bấm! Và tất cả đều là người Đức!"

 

 

 

— those being the chief of staff, Haldeman; the domestic policy chief, John Ehrlichman; and the national security adviser, Henry Kissinger.

 

Đó là phụ trách nhân sự Nhà Trắng, Haldeman; phụ trách chính sách đối nội, John Ehrlichman; và cố vấn an ninh quốc gia, Henry Kissinger.

 

 

 

Reporters variously referred to this team as the German Shepherds, the Berlin Wall, the Fourth Reich and “the King’s Krauts.”

 

Các phóng viên đã gọi bộ ba này với nhiều biệt danh khác nhau như Bộ ba Berger, Bức tường Berlin, Đế chế thứ tư và “Những gã người Đức của Nhà vua”.

 

 

 

Graff ably recounts the tense interactions between Nixon and his people in the aftermath of the Watergate break-in. After a 16-minute telephone talk with Senator Sam Ervin, who wanted to send the attorney Samuel Dash to the White House to study files, Nixon abruptly hung up.

 

Những căng thẳng giữa Nixon và phe cánh của ông ta sau vụ đột nhập Watergate được Graff kể lại đầy hấp dẫn. Sau 16 phút nói chuyện điện thoại với Thượng nghị sĩ Sam Ervin, người muốn cử luật sư Samuel Dash đến Nhà Trắng để nghiên cứu tài liệu, Nixon đột ngột dập máy.

 

 

 

“There ain’t gonna be no papers that come out,” Nixon vented to Kissinger and Al Haig.

 

“Sẽ không có tài liệu nào được tiết lộ hết,” Nixon nói với Kissinger và Al Haig.

 

 

 

“Let him sue, Christ, they — if the Supreme Court wants to decide in its wisdom to help destroy the presidency, the Supreme Court destroys it. I’m not gonna destroy it.”

 

“Cứ để hắn kiện, Chúa ơi, bọn chúng… nếu Tòa án Tối cao muốn dùng chút khôn ngoan của họ để góp sức phá hủy nhiệm kỳ tổng thống này, thì cứ mặc họ. Tôi sẽ không phá hủy nó."

 

 

 

Nixon launched into a tirade about immediately finding the “toughest, meanest, right-wing nominees” to appoint as federal judges.

 

Nixon bắt đầu một bài diễn thuyết gay gắt và lê thê về chuyện phải ngay lập tức tìm ra “những ứng cử viên cánh hữu cứng rắn nhất, tài năng nhất” để bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang.

 

 

 

“No Jews,” Nixon barked. “Is that clear? We’ve got enough Jews. Now if you find some Jew I think is great, put him on there. Put a Black Jew?”

 

“Không được là người Do Thái,” Nixon quát lên. “Rõ chưa? Chúng ta có đủ người Do Thái rồi. Nhưng nếu tìm được vài người Do Thái mà tôi thấy được thì cứ đưa tới. Một người Do Thái da màu?”

 

 

 

With granular detail, Graff writes about the white-collar criminals, hatchet men and rogues who populated the outer circles of Nixon’s covert operations.

 

Graff viết về những tên tội phạm cổ cồn trắng, những kẻ lưu manh và côn đồ làm tay sai bên ngoài cho các hoạt động bí mật của Nixon.

 

 

 

The deputy campaign manager, Jeb Magruder, arguably comes off the worst, “an empty vessel of a man, all too ready to fulfill others’ ambitions, taskings and visions.”

 

Jeb Magruder, phó giám đốc chiến dịch tái tranh cử, được cho là kẻ tệ nhất, “một con rối rỗng tuếch, luôn sẵn sàng thực hiện tham vọng, nhiệm vụ và tầm nhìn của kẻ khác.”

 

 

 

Though competent enough to help devise Nixon’s winning 1972 re-election slogan, “Now More Than Ever,” he displayed a carelessness that saw him nonchalantly introducing Liddy to Washington reporters as CREEP’s “man in charge of dirty tricks.”

 

Dù cũng khá có tài khi nghĩ ra khẩu hiệu “Now More Than Ever” góp phần giúp Nixon tái đắc cử năm 1972, Magruder cho thấy sự tùy tiện khi thản nhiên giới thiệu với các phóng viên Washington rằng Liddy là “người phụ trách những trò bẩn thỉu” của CREEP.

 

 

 

This caused Liddy to beg the White House counsel, John Dean, to fire the preppy loudmouth.

 

Điều này khiến Liddy phải cầu xin cố vấn Nhà Trắng, John Dean, đuổi cổ ngay gã ngu ngơ to mồm này.

 

 

 

“Magruder’s an asshole, John,” Liddy pleaded, “and he’s going to blow my cover.”

 

“Magruder là một thằng khốn, John ạ, và gã sẽ thổi bay vỏ bọc của tôi mất,” Liddy nài nỉ.

 

 

 

Magruder stayed on, then flipped to federal prosecutors in exchange for reduced charges.

 

Nhưng Magruder được giữ lại và giao cho các công tố viên liên bang, đổi lại là cả đám được giảm nhẹ tội danh.

 

 

 

The heroes of “Watergate” are predictable: Bob Woodward and Carl Bernstein of The Washington Post.

 

Các anh hùng của vụ Watergate thật dễ đoán: Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ The Washington Post.

 

 

 

Charting their trajectory from the arraignment of the Watergate burglars on June 17, 1972, until Vanity Fair revealed the identity of Deep Throat in 2005, Graff celebrates their tenacity while also documenting dramatic embellishments in their best-selling memoir “All the President’s Men.”

 

Trình bày lại cả quá trình, từ cuộc luận tội những tên trộm đột nhập vào Watergate ngày 17 tháng 6 năm 1972, cho đến khi danh tính của Deep Throat [mật danh của William Mark Felt, nguồn tin của Bob Woodward và Carl Bernstein] được Vanity Fair tiết lộ năm 2005, Graff ngợi ca sự kiên trì của họ đồng thời cũng chỉ ra những chi tiết thêu dệt kịch tính mà họ đã viết trong cuốn hồi ký nổi tiếng “All the President’s Men” của mình.

 

 

 

Watergate studies can be a rabbit hole of hard-to-decipher tapes and half-baked theories.

 

Vụ việc Watergate, với những cuốn băng khó giải mã và những lý thuyết nửa vời, có thể là một cái hang không đáy để người ta khai thác nhiều điều.

 

 

 

As a former Politico Magazine editor, Graff chafes at hunches and internet misinformation.

 

Là một cựu biên tập viên của Tạp chí Politico, Graff cũng khó chịu trước những suy đoán và thông tin sai lệch trên internet.

 

 

 

Therefore, it’s notable that he suggests the C.I.A. might have set up the voice-activated system that sank Nixon’s ship.

 

Do đó, đáng chú ý là ông cho rằng CIA có thể đã thiết lập hệ thống kích hoạt bằng giọng nói để hạ bệ Nixon.

 

 

 

The mysterious figure of Alexander Butterfield looms large in this regard.

 

Nhân vật bí ẩn mang tên Alexander Butterfield có dấu ấn lớn trong chuyện này.

 

 

 

According to Graff, Rose Mary Woods, Nixon’s secretary, believed that Butterfield, who installed the White House taping system, was a C.I.A. operative.

 

Theo Graff, Rose Mary Woods, thư ký của Nixon, tin rằng Butterfield, người phụ trách cài đặt hệ thống ghi âm của Nhà Trắng, là một đặc vụ của CIA.

 

 

 

“I have to agree,” Haldeman is quoted as saying.

 

“Tôi phải đồng ý rằng cô ấy có thể có lý,” Graff dẫn nguyên lời Haldeman.

“She may have a point.”

 

 

Nixon studies have matured in the past 50 years thanks to superb books by Rick Perlstein, John A. Farrell, Irwin F. Gellman, Margaret MacMillan and others.

 

Các nghiên cứu về Nixon ngày càng phong phú trong 50 năm qua nhờ những cuốn sách tuyệt vời của Rick Perlstein, John A. Farrell, Irwin F. Gellman, Margaret MacMillan và nhiều người khác.

 

 

 

But neither they nor Graff’s “Watergate” answers some longstanding big questions.

 

Nhưng cả họ và “Watergate: A New History” của Graff đều không trả lời được những câu hỏi quan trọng lâu nay.

 

 

 

Who officially ordered the break-in? What was the aim?

 

Ai chính thức ra lệnh đột nhập? Mục đích là gì?

 

 

 

Were such central players as Howard Hunt and James McCord cooperating with the C.I.A. even as they orchestrated the break-in?

 

Liệu những nhân vật trung tâm như Howard Hunt và James McCord có hợp tác với CIA không, dù chính họ là người tổ chức vụ đột nhập?

 

 

 

Meanwhile, Nixon still hovers in the dark shadows of American history, the jowly-faced villain tattooed on Roger Stone’s back, and his signature scandal has provided shorthand for every other -gate scandal that’s followed.

 

Trong khi đó, Nixon vẫn lẩn quẩn trong mặt tối của lịch sử nước Mỹ, kẻ phản diện có khuôn mặt ghê tởm được xăm trên lưng của Roger Stone, và vụ bê bối trứ danh của ông ta đã trở thành cái tên thuận tiện gọi chung cho mọi vụ bê bối chính trị khác xảy ra sau đó.

 

 

 

As for Tricia Nixon?

 

Còn Tricia Nixon?

 

 

 

Five decades later she and Ed Cox remain happily married.

 

Năm thập kỷ sau, cô và Ed Cox vẫn hạnh phúc bên nhau.


WATERGATE
A New History
By Garrett M. Graff
Illustrated. 832 pp. Avid Reader Press. $35.

Chia sẻ: