Tiếng Anh đã chinh phục thế giới ra sao?

20 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Tiếng Anh đã chinh phục thế giới ra sao?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How the English Language Conquered the World

 

Tiếng Anh đã chinh phục thế giới ra sao?

 

 


 

“Every time the question of language surfaces,” the Italian Marxist philosopher Antonio Gramsci wrote, “in one way or another a series of other problems are coming to the fore,” like “the enlargement of the governing class,” the “relationships between the governing groups and the national–popular mass” and the fight over “cultural hegemony.”

 

“Mỗi khi câu hỏi về ngôn ngữ xuất hiện”, nhà triết học Mác-xít người Ý Antonio Gramsci đã viết, “kiểu gì thì một loạt các vấn đề khác cũng sẽ bật ra”, chẳng hạn như “sự khuếch trương của giai cấp thống trị”, “mối quan hệ giữa các nhóm cầm quyền và khối đại chúng bình dân-quốc gia ” và cuộc chiến giành “quyền bá chủ văn hóa”.

 

 

 

Vindicating Gramsci, Rosemary Salomone’s “The Rise of English” explores the language wars being fought all over the world, revealing the political, economic and cultural stakes behind these wars, and showing that so far English is winning.

 

Minh chứng cho Gramsci, cuốn “The Rise of English” (“Sự nổi lên của tiếng Anh”) của Rosemary Salomone khám phá các cuộc chiến tranh ngôn ngữ đang diễn ra trên khắp thế giới, bộc lộ các quyền lợi chính trị, kinh tế và văn hóa đằng sau những cuộc chiến này và cho thấy tiếng Anh cho đến nay đang thắng thế.

 

 

 

It is a panoramic, endlessly fascinating and eye-opening book, with an arresting fact on nearly every page.

 

Cuốn sách này bao quát toàn cảnh, cuốn hút từ đầu đến cuối và khiến ta sáng mắt ra, với sự thật hấp dẫn ở hầu khắp mọi trang.

 

 

 

English is the world’s most widely spoken language, with some 1.5 billion speakers even though it’s native for fewer than 400 million.

 

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ người nói thứ tiếng này mặc dù nó là bản ngữ của chưa đến 400 triệu người.

 

 

 

English accounts for 60 percent of world internet content and is the lingua franca of pop culture and the global economy.

 

Tiếng Anh chiếm 60% nội dung internet trên thế giới và là ngôn ngữ chung của văn hóa đại chúng và nền kinh tế toàn cầu.

 

 

 

All 100 of the world’s most influential science journals publish in English.

 

Tất cả 100 tạp chí khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới đều xuất bản bằng tiếng Anh.

 

 

 

“Across Europe, close to 100 percent of students study English at some point in their education.”

 

“Trên khắp Châu Âu, gần như 100% sinh viên học tiếng Anh vào thời điểm nào đó trong quá trình học tập của họ.”

 

 

 

Even in France, where countering the hegemony of English is an official obsession, English is winning.

 

Thậm chí ở Pháp, nơi sự đối kháng với bá quyền của tiếng Anh là nỗi ám ảnh chính thức, thì tiếng Anh vẫn đang thắng thế.

 

 

 

French bureaucrats constantly try to ban Anglicisms “such as gamer, dark web and fake news,” Salomone writes, but their edicts are “quietly ignored.”

 

Các quan chức của Pháp không ngừng cố gắng cấm dùng những đặc ngữ Anh “chẳng hạn như gamer (game thủ), dark web (web đen) và fake news (tin giả)”  Salomone viết thế, song các sắc lệnh của họ “bị âm thầm phớt lờ”.

 

 

 

Although a French statute called the Toubon Law “requires radio stations to play 35 percent French songs,” “the remaining 65 percent is flooded with American music.”

 

Mặc dù một đạo luật của Pháp có tên là Luật Toubon “yêu cầu các đài phát thanh phát 35% là bài hát tiếng Pháp”, “65% còn lại tràn ngập nhạc Mỹ”.

 

 

 

Many young French artists sing in English.

 

Nhiều nghệ sĩ Pháp trẻ tuổi hát bằng tiếng Anh.

 

 

 

By law, French schoolchildren must study a foreign language, and while eight languages are available, 90 percent choose English.

 

Theo luật, học sinh phổ thông ở Pháp phải học một ngoại ngữ, và trong khi có đến tám ngôn ngữ để học, 90% chọn tiếng Anh.

 

 

 

Salomone, the Kenneth Wang professor of law at St. John’s University School of Law, tends to glide over why English won, simply stating that English is the language of neoliberalism and globalization, which seems to beg the question.

 

Salomone, giáo sư luật học Kenneth Wang  tại Trường Luật của Đại học St. John, có xu hướng lướt qua lý do vì sao tiếng Anh thắng thế, chỉ đơn giản nói rằng tiếng Anh là ngôn ngữ của chủ nghĩa tân tự do và toàn cầu hóa, điều mà dường như mới là giả định.

 

 

 

But she is meticulous and nuanced in chronicling the battles being fought over language policy in countries ranging from Italy to Congo, and analyzing the unexpected winners and losers.

 

Nhưng bà ghi chép lại một cách rất tỉ mỉ và đầy sắc thái về những trận chiến đang diễn ra về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia từ Ý đến Congo, và phân tích những người thắng kẻ thua không ai lường trước được.

 

 

 

Exactly whom English benefits is complicated.

 

Chính xác thì tiếng Anh có lợi cho ai là vấn đề phức tạp.

 

 

 

Obviously it benefits native Anglophones.

 

Hiển nhiên là nó có lợi cho những người nói tiếng Anh bản ngữ.

 

 

 

Americans, with what Salomone calls their “smug monolingualism,” are often blissfully unaware of the advantage they have because of the worldwide dominance of their native tongue.

 

Người Mỹ, với cái mà Salomone gọi là “chủ nghĩa đơn ngữ đầy tự mãn” của họ, là thường sung sướng mà không biết họ có lợi thế gì khi bản ngữ của họ thống trị trên toàn thế giới.

 

 

 

English also benefits globally connected market-dominant minorities in non-Western countries, like English-speaking whites in South Africa or the Anglophone Tutsi elite in Rwanda.

 

Tiếng Anh cũng mang lại lợi ích cho các nhóm thiểu số thống trị thị trường được kết nối toàn cầu ở các nước không thuộc phương Tây, như người da trắng nói tiếng Anh ở Nam Phi hoặc giới tinh hoa nói tiếng Anh của bộ tộc Tutsi ở Rwanda.

 

 

 

In former French colonies like Algeria and Morocco, shifting from French to English is seen not just as the key to modernization, but as a form of resistance against their colonial past.

 

Tại những xứ thuộc địa cũ của Pháp như Algeria và Morocco, việc chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Anh không chỉ được coi là điều then chốt của quá trình hiện đại hóa mà còn là một hình thức phản kháng lại quá khứ thuộc địa của họ.

 

 

 

In India, the role of English is spectacularly complex.

 

Ở Ấn Độ, vai trò của tiếng Anh phức tạp một cách kỳ lạ.

 

 

 

The ruling Hindu nationalist Indian People’s Party prefers to depict English as the colonizers’ language, impeding the vision of an India unified by Hindu culture and Hindi.

 

Đảng Nhân dân Ấn Độ theo chủ nghĩa dân tộc của người Hindu [người theo Ấn Độ giáo] đang cầm quyền thích miêu tả tiếng Anh như ngôn ngữ của bọn thực dân, cản trở tầm nhìn về một Ấn Độ thống nhất bởi văn hóa Ấn Độ giáo và tiếng Hindi.

 

 

 

By contrast, for speakers of non-Hindi languages and members of lower castes, English is often seen as a shield against majority domination.

 

Trái lại, đối với những người nói những ngôn ngữ không phải tiếng Hindi và những người thuộc các đẳng cấp thấp hơn, tiếng Anh thường được coi là lá chắn chống lại sự thống trị của đa số.

 

 

 

Some reformers see English as an “egalitarian language” in contrast to Indian languages, which carry “the legacy of caste.”

 

Một số nhà cải cách coi tiếng Anh là một “ngôn ngữ của sự bình đẳng ” trái ngược với các ngôn ngữ Ấn Độ, vốn mang “di sản của đẳng cấp”.

 

 

 

English is also a symbol of social status.

 

Tiếng Anh cũng là một biểu tượng của địa vị xã hội.

 

 

 

As a character in a recent Bollywood hit says:

 

Như một nhân vật trong một phim Bollywood đình đám gần đây có nói:

 

 

 

“English isn’t just a language in this country. It’s a class.”

 

“Tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ ở xứ này. Đó là một đẳng cấp."

 

 

 

Meanwhile, Indian tiger parents, “from the wealthiest to the poorest,” press for their children to be taught in English, seeing it as the ticket to upward mobility.

 

Trong khi đó, các bậc cha mẹ năng động ở Ấn Độ, “từ những người giàu nhất đến những người nghèo nhất”, thúc giục để con cái của họ được dạy bằng tiếng Anh, coi đó là tấm vé để thăng tiến.

 

 

 

Salomone’s South Africa chapter is among the most interesting in the book.

 

Một trong những chương thú vị nhất cuốn sách của Salomone là chương về Nam Phi.

 

 

 

Along with Afrikaans, English is one of South Africa’s 11 official languages, and even though only 9.6 percent of the population speak English as their first language, it “dominates every sector,” including government, the internet, business, broadcasting, the press, street signs and popular music.

 

Cùng với tiếng Afrikaans [tiếng Hà Lan của người Nam Phi ], tiếng Anh là một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi và mặc dù chỉ có 9,6% dân số nói tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên của họ, nó vẫn “thống trị mọi lĩnh vực”, bao gồm chính phủ, internet, kinh doanh, phát thanh truyền hình, báo chí, biển hiệu trên phố và âm nhạc đại chúng.

 

 

 

But English is not only the language of South Africa’s commercial and political elite.

 

Song tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ của giới tinh hoa làm chính trị và thương mại ở Nam Phi.

 

 

 

It was also the language of Black resistance to the Afrikaner-dominated apartheid regime, giving it enormous symbolic importance.

 

Nó còn là ngôn ngữ của người da đen phản kháng lại chế độ phân biệt chủng tộc của bọn Nam Phi gốc Âu thống trị, mang lại cho nó tầm quan trọng vô cùng to lớn về mặt biểu tượng.

 

 

 

Thus, recent years have seen poor and working-class Black activists pushing for English-only instruction in universities, even though many of them are not proficient in the language.

 

Do đó, những năm gần đây đã chứng kiến những nhà hoạt động người da đen nghèo thuộc tầng lớp lao động thúc đẩy việc chỉ dạy bằng tiếng Anh trong các trường đại học, mặc dù nhiều người trong số họ chẳng thông thạo gì thứ ngôn ngữ này.

 

 

 

Opponents of English, however, argue that shifting away from Afrikaans instruction disproportionately hurts the poor of all races, including lower-income Blacks, whites and mixed-race “colored” South Africans.

 

Tuy thế, những người phản đối tiếng Anh tranh cãi rằng việc chuyển hướng không dạy học bằng tiếng Afrikaans nữa sẽ gây tổn hại quá mức cho người nghèo thuộc mọi chủng tộc, bao gồm cả người da đen, người da trắng và người Nam Phi lai “da màu” có thu nhập thấp.

 

 

 

Meanwhile, younger “colored activists are challenging the English-Afrikaans binary and exploring alternate forms of expression, like AfriKaaps,” a form of Afrikaans promoted by hip-hop artists.

 

Trong khi đó, “những nhà hoạt động da màu trẻ tuổi hơn đang thách thức hệ nhị nguyên tiếng Anh-tiếng Afrikaans và khám phá những hình thức biểu đạt thay thế, như AfriKaaps”, một dạng tiếng Afrikaans được các nghệ sĩ hip-hop quảng bá.

 

 

 

For now, though, “the constitutional commitment to language equality in South Africa is aspirational at best,” and “English reigns supreme for its economic power.”

 

Thế nhưng vào lúc này, “cam kết hiến pháp đối với bình đẳng ngôn ngữ ở Nam Phi dưới góc độ tích cực nhất vẫn chỉ là tham vọng” và “tiếng Anh ngự ở vị trí tối cao vì sức mạnh kinh tế của nó”.

 

 

 

Learning English pays, with “positive labor market returns across the globe.”

 

Học tiếng Anh mang lại lợi ích, với “lợi nhuận tích cực từ thị trường lao động trên toàn cầu”.

 

 

 

Throughout academia today, even in Europe and Asia, “the rule no longer is ‘Publish or perish’ but rather ‘Publish in English … or perish.’”

 

Trong giới học thuật ngày nay, ngay cả ở châu Âu và châu Á, “quy luật không còn là ‘Xuất bản hay là chết’ mà là ‘Xuất bản bằng tiếng Anh… hay là chết’”.

 

 

 

In the Middle East, “employees who were more proficient in English earned salaries from 5 percent (Tunisia) to a stunning 200 percent (Iraq) more than their non-English-speaking counterparts.”

 

Ở Trung Đông, “những nhân viên thông thạo tiếng Anh hơn được hưởng lương nhiều hơn từ 5% (Tunisia) đến 200% (Iraq) so với những nhân viên không nói tiếng Anh tương ứng”.

 

 

 

In Argentina, 90 percent of employers “believed that English was an indispensable skill for managers and directors.”

 

Ở Argentina, 90% nhà tuyển dụng “tin rằng tiếng Anh là kỹ năng thiết yếu đối với những nhà quản lý và các giám đốc”.

 

 

 

In every country she surveys, higher income is correlated with English proficiency.

 

Ở mỗi quốc gia mà bà khảo sát, thu nhập cao hơn tương quan với trình độ thông thạo tiếng Anh.

 

 

 

Salomone concludes with a brief discussion of American monolingualism, describing the waves of political angst over threats to English as the national language, while advocating for more multilingualism in Anglophone countries.

 

Salomone kết luận bằng một cuộc thảo luận ngắn về chủ nghĩa đơn ngữ của Mỹ, bà miêu tả làn sóng bất an chính trị trước những mối đe dọa đối với tiếng Anh với vai trò quốc ngữ, đồng thời tán thành chủ nghĩa đa ngôn ngữ hơn ở những nước nói tiếng Anh.

 

 

 

Beyond the economic benefits of speaking multiple languages in a globalized world, Salomone cites studies that show learning new languages improves overall cognitive function.

 

Ngoài lợi ích kinh tế của việc nói nhiều ngôn ngữ trong một thế giới toàn cầu hóa, Salomone trích dẫn những nghiên cứu cho thấy việc học những ngôn ngữ mới giúp cải thiện chức năng nhận thức tổng thể.

 

 

 

In addition, she argues, “observing life through a wide linguistic and cultural lens leads to greater creativity and innovation.”

 

Thêm vào đó, bà lập luận, “quan sát cuộc sống qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa rộng dẫn đến sự sáng tạo và đổi mới to lớn hơn”.

 

 

 

“The Rise of English” has its weaknesses.

 

“The Rise of English” có những điểm yếu của nó.

 

 

 

Most important, the book lacks any clear thesis beyond suggesting “language is political; it’s complicated.”

 

Quan trọng nhất là cuốn sách không có bất kỳ luận điểm rõ ràng nào ngoài việc gợi ý “ngôn ngữ là chính trị; nó rất phức tạp".

 

 

 

In addition, the book doesn’t tie together or reflect on the divergence of its case studies; I frequently found myself wondering why the experiences of (say) France or Italy or Denmark were different, and what we should take from that fact.

 

Ngoài ra, cuốn sách không liên kết các nghiên cứu điển hình của nó với nhau hoặc nghiền ngẫm sự bất đồng trong các nghiên cứu điển hình đó; tôi thường xuyên thấy băn khoăn vì sao những kinh nghiệm (chẳng hạn) của Pháp, Ý hay Đan Mạch lại khác nhau, và chúng ta phải rút ra điều gì từ thực tế đó.

 

 

 

Finally, the book offers no clear evaluative framework.

 

Cuối cùng, cuốn sách không đưa ra cơ cấu đánh giá rõ ràng.

 

 

 

Salomone focuses primarily on straightforward economic factors (which often boil down to the same thing: access to global markets), but there is a smattering of underdeveloped discussion of other, more elusive themes too, like race, equity, colonialism and imperialism.

 

Salomone chủ yếu tập trung vào các yếu tố kinh tế không có gì phức tạp (thường được rút gọn thành cùng một thứ: tiếp cận các thị trường trên toàn cầu), song rải rác cũng có cuộc thảo luận chưa được phát triển đầy đủ về các chủ đề khác, khó nắm bắt hơn, như chủng tộc, sự công bằng, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.

 

 

 

This hodgepodge of incommensurables may trace back to the book’s origins.

 

Cái mớ hổ lốn những thứ không cân xứng này có thể truy nguyên từ khởi nguồn của cuốn sách.

 

 

 

In her preface, Salomone writes, “My initial plan was to write a book on the value of language in the global economy.”

 

Trong lời tựa của mình, Salomone viết: "Kế hoạch ban đầu của tôi là viết một cuốn sách về giá trị của ngôn ngữ trong nền kinh tế toàn cầu".

 

 

 

But “the deeper I dug … the more I viewed the issues through a wider global lens and the clearer the connections to educational equity, identity and democratic participation appeared.”

 

Song “càng đào sâu… thì tôi càng quan sát các vấn đề đó qua một lăng kính toàn cầu rộng hơn và mối liên kết với công bằng giáo dục, căn tính và sự tham gia dân chủ càng rõ ràng hơn”.

 

 

 

Unfortunately, she never quite gets a handle on these deeper issues.

 

Đáng tiếc là bà chưa bao giờ hoàn toàn nắm được những vấn đề sâu sắc hơn đó.

 

 

 

Will Mandarin, with its 1.11 billion speakers, eventually replace English as the world’s lingua franca?

 

Tiếng Quan thoại, với 1,11 tỷ người nói, rốt cuộc liệu có sẽ thay thế tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ chung của thế giới không?

 

 

 

Will Google or Microsoft Translate moot the issue?

 

Ứng dụng Dịch Google hoặc Dịch Microsoft có sẽ đưa ra vấn đề này không?

 

 

 

Salomone’s painstakingly thorough book addresses these questions too (concluding probably not).

 

Cuốn sách thấu đáo một cách tỉ mỉ của Salomone cũng giải quyết những câu hỏi này (kết luận chắc là không).

 

 

 

The justifications for English — or any language — as a global lingua franca are based primarily in economic efficiency.

 

Những lý lẽ biện minh cho tiếng Anh – hay bất kỳ ngôn ngữ nào – như một ngôn ngữ toàn cầu chủ yếu dựa trên hiệu quả kinh tế.

 

 

 

By contrast, the reasons to protect local languages mostly sound in different registers — the importance of cultural heritage; the geopolitics of resistance to great powers; the value of Indigenous art; the beauty of idiosyncratic words in other languages that describe all the different types of snow or the different flavors of melancholia.

 

Trái lại, các lý do để bảo vệ những ngôn ngữ địa phương chủ yếu nghe thấy trong những bối cảnh xã hội khác nhau – tầm quan trọng của di sản văn hóa; địa chính trị trong sự kháng cự lại các cường quốc; giá trị của nghệ thuật bản địa; vẻ đẹp của những từ có phong cách riêng trong những ngôn ngữ khác miêu tả mọi loại tuyết khác nhau hoặc những mùi vị khác nhau của nỗi ưu sầu.

 

 

 

As Gramsci reminded us, the question of who speaks what language invariably puts all this on the table.

 

Như Gramsci đã nhắc chúng ta, câu hỏi ai nói thứ tiếng nào luôn đặt toàn bộ những thứ này lên bàn thảo luận.


THE RISE OF ENGLISH
Global Politics and the Power of Language
By Rosemary Salomone
488 pp. Oxford University Press. $35.

Chia sẻ: