Họ muốn viết nên lịch sử của Trung Hoa hiện đại. Nhưng bằng cách nào?

9 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Họ muốn viết nên lịch sử của Trung Hoa hiện đại. Nhưng bằng cách nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

They Wanted to Write the History of Modern China. But How?

 

Họ muốn viết nên lịch sử của Trung Hoa hiện đại. Nhưng bằng cách nào?

 

 


 

One summer’s evening in 1916, 27-year-old Zhou Houkun stepped up to a podium to unveil a marvelous invention: a new kind of Chinese typewriter.

 

Một tối mùa hè năm 1916, chàng trai 27 tuổi Zhou Houkun bước lên bục để trình làng một phát minh kỳ diệu: một máy chữ Trung Hoa kiểu mới.

 

 

 

Zhou had recently returned home to Shanghai from M.I.T., where a chance encounter with an American Monotype machine had spurred him to create a Chinese version.

 

Zhou vừa mới trở về nhà ở Thượng Hải từ Đại học M.I.T., nơi anh tình cờ gặp một chiếc máy chữ Monotype của Mỹ đã thôi thúc anh sáng tạo ra một phiên bản Trung Hoa của nó.

 

 

 

But American typewriters, with their QWERTY keyboards, were designed for alphabetic languages like English; with just 26 letters, you could type anything from a shopping list to Shakespeare.

 

Nhưng máy chữ Mỹ, với bàn phím QWERTY, được thiết kế cho những ngôn ngữ có mẫu tự giống tiếng Anh; chỉ với 26 chữ cái, bạn có thể gõ bất kỳ chữ gì từ danh mục mua sắm đến Shakespeare.

 

 

 

The Chinese script is character-based, each character roughly equivalent to what we mean by an English word.

 

Hệ thống chữ viết tiếng Trung dựa trên ký tự, mỗi ký tự gần như tương đương với ý nghĩa ta định diễn đạt bằng một từ tiếng Anh.

 

 

 

Designing a relatively portable machine that could type 4,000 individual characters had been a monumental task, and people gathered in the July heat to hear Zhou speak.

 

Thiết kế một chiếc máy di động tương tự mà có thể gõ được 4.000 ký tự riêng biệt lúc bấy giờ là một công việc cực kỳ to lớn, và mọi người đã tụ tập trong cái nóng tháng Bảy để nghe Zhou thuyết trình.

 

 

 

But Zhou’s first message to his audience seemingly had nothing to do with typewriters.

 

Song thông điệp đầu tiên mà Zhou gửi đến khán giả của mình dường như chẳng liên quan gì đến máy chữ.

 

 

 

Instead, he pulled an American factory worker’s outfit over his suit.

 

Thay vì thế, anh choàng một bộ quần áo công nhân nhà máy Mỹ ra ngoài bộ com-lê của mình.

 

 

 

“I have one phrase to impart you with today,” he told the crowd.

 

“Hôm nay tôi có một câu muốn chia sẻ với các vị,” anh nói với đám đông.

 

 

 

“Don’t be afraid to get your hands dirty.”

 

“Đừng ngại bẩn tay.”

 

 

 

The Chinese, he said, “shun all activities concerning industry and artisanship, which has made the learned inept at anything practical, and the peasants ignorant of real knowledge.”

 

Người Trung Hoa, anh nói, “thường lánh xa mọi hoạt động liên quan đến lao động cần cù và nghề thủ công, điều này đã khiến những người có học chẳng hiểu gì về hành và nông dân mù tịt kiến thức thực sự”.

 

 

 

Instead, they celebrated the literati over honest laborers.

 

Thay vào đó, họ coi trọng giới trí thức hơn những người lao động lương thiện.

 

 

 

And yet, in America, even President Roosevelt’s relatives were woodworkers.

 

Thế nhưng ở Mỹ, ngay cả thân bằng quyến thuộc của Tổng thống Roosevelt cũng là những thợ mộc.

 

 

 

Zhou wore a uniform from his stint interning at an American factory, to emphasize that however “shabby and filthy these clothes may be, I don’t abandon them, because they bear the marks of a worker.”

 

Zhou mặc bộ đồng phục từ thời anh thực tập tại một nhà máy của Mỹ, để nhấn mạnh rằng cho dù "những bộ quần áo này có xoàng xĩnh và dơ dáy đến đâu, tôi cũng không vứt bỏ chúng, vì chúng mang dấu ấn của một người thợ".

 

 

 

Zhou’s speech occurs about a quarter of the way through Jing Tsu’s rigorous and engaging new book, “Kingdom of Characters: The Language Revolution That Made China Modern.”

 

Ta có thể thấy bài phát biểu của Zhou trên khoảng 1/4 chặng đường xuyên qua cuốn sách mới cuốn hút và tỉ mỉ của Jing Tsu, “Kingdom of Characters: The Language Revolution That Made China Modern.” (“Vương quốc của ký tự: Cuộc cách mạng ngôn ngữ đã kiến tạo nước Trung Hoa hiện đại”).

 

 

 

The story of how linguists, activists, librarians, scholars and ordinary citizens adapted Chinese writing to the modern world is the story of how China itself became modern.

 

Câu chuyện về cách thức mà những nhà ngôn ngữ học, nhà hoạt động, thủ thư, học giả và thường dân chuyển thể chữ viết tiếng Trung cho phù hợp với thế giới hiện đại cũng chính là câu chuyện về cách thức mà Trung Hoa tự mình trở nên hiện đại như thế nào.

 

 

 

Following the history of the script helps explain China’s past, present — and future.

 

Theo dấu lịch sử của hệ thống chữ viết giúp ta giải thích quá khứ, hiện tại – và tương lai của Trung Hoa.

 

 

 

“More than a century’s effort at learning how to standardize and transform its language into a modern technology has landed China here,” writes Tsu, a professor of East Asian languages and literature at Yale, “at the beginning — not the end — of becoming a standard setter, from artificial intelligence to quantum natural language processing, automation to machine translation.”

 

“Nỗ lực hơn một thế kỷ học cách chuẩn hóa và biến đổi ngôn ngữ của mình thành một công nghệ hiện đại đã đưa Trung Hoa đến vị thế này”, Tsu – một giáo sư ngành ngôn ngữ và văn học Đông Á tại Đại học Yale – viết, “ngay từ ban đầu – không phải lúc cuối – khi trở thành một quốc gia thiết lập nên tiêu chuẩn, từ trí tuệ nhân tạo đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên bằng phần mềm lượng tử, từ tự động hóa đến dịch máy”.

 

 

 

Tsu’s book begins around the turn of the 20th century, when reformers challenged traditions like foot binding and the Chinese script.

 

Cuốn sách của Tsu bắt đầu vào khoảng đầu thế kỷ 20, khi các nhà cải cách thách thức những truyền thống như bó chân [ở phụ nữ] và hệ thống chữ viết của Trung Hoa.

 

 

 

Western kings, missionaries and scholars had long sought to “unlock” the secrets of Chinese — or to fetishize it.

 

Các vị vua, các nhà truyền giáo và các học giả phương Tây từ lâu đã tìm cách “mở khóa” những bí ẩn của tiếng Trung – hoặc tôn sùng nó.

 

 

 

Others saw China’s character-based script as “incompatible with logic and inhospitable to abstract thinking.”

 

Những người khác coi hệ thống chữ viết dựa trên ký tự của Trung Quốc là "không hợp logic và không thuận lợi cho tư duy trừu tượng".

 

 

 

“The nature of the written language in itself is a great hindrance to the development of the sciences,” the philosopher Hegel wrote.

 

Triết gia Hegel đã viết: “Bản chất của cái chữ viết đó tự nó đã là một cản trở lớn đối với sự phát triển của các ngành khoa học”.

 

 

 

With their “ad hoc efforts to retrofit Chinese characters” to typewriters and telegraphs, Chinese inventors sought to resolve the difficulties “that accompanied being late entrants in systems intended for a different kind of written language.

 

Với “nỗ lực đặc biệt để trang bị thêm những ký tự tiếng Trung” cho máy chữ và điện tín, các nhà phát minh Trung Quốc đã tìm cách giải quyết những khó khăn “đi kèm theo việc họ là những người muộn màng bước vào những hệ thống được dành cho một loại chữ viết khác.

 

 

 

But many wondered if the Chinese script itself was the problem.”

 

Nhưng nhiều người đã băn khoăn liệu bản thân chữ viết tiếng Trung có phải là vấn đề hay không”.

 

 

 

This book tells the stories of those who decided otherwise.

 

Cuốn sách này kể lại những câu chuyện về những người đã quyết định rằng không phải thế.

 

 

 

Tsu’s title, “Kingdom of Characters,” refers both to the literal characters that make script and the people who sought to save them.

 

Cái tiêu đề mà Tsu đặt – “Kingdom of Characters” ("Vương quốc của ký tự") – đề cập đến cả các ký tự theo nghĩa đen tạo nên chữ viết và những người đã tìm cách giữ gìn chúng.

 

 

 

She does not sugarcoat their difficulties, introducing us to, for example, Wang Zhao, an exiled reformer who crossed China disguised as a monk, risking his life to introduce a new Chinese alphabet that he believed would unite the country under one common language.

 

Cô không tô vẽ cho những khó khăn của họ, chẳng hạn khi giới thiệu với chúng ta về Wang Zhao, một nhà cải cách lưu vong đã băng qua Trung Hoa dưới lốt một nhà sư, liều mạng sống của mình để giới thiệu một bảng chữ cái tiếng Trung mới mà ông tin rằng sẽ thống nhất đất nước dưới một ngôn ngữ chung.

 

 

 

She tells the story of Count Pierre Henri Stanislas d’Escayrac de Lauture, a French adventurer, who, even after being mutilated in a Chinese jail, helped pioneer the development of Chinese telegraphy.

 

Cô kể câu chuyện về Bá tước Pierre Henri Stanislas d’Escayrac de Lauture, một nhà thám hiểm người Pháp, người mà ngay cả sau khi bị cắt xẻo trong nhà tù Trung Hoa, đã giúp mở đường cho sự phát triển của nền điện tín Trung Hoa.

 

 

 

And she writes of how, over 100 years later, Zhi Bingyi, branded a “reactionary academic authority” in the Cultural Revolution, helped discover how to “render Chinese into a language that computers can read — in the zeros and ones of binary code” — from a makeshift prison cell.

 

Và cô đã kể làm thế nào mà hơn 100 năm sau, Zhi Bingyi, bị mệnh danh là "chuyên gia học thuật phản động" trong Cách mạng Văn hóa, đã giúp khám phá ra cách thức "diễn dịch tiếng Trung Quốc thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể đọc – bằng những số 0 và số 1 trong mã nhị phân" – từ một phòng tạm giam.

 

 

 

(Lacking paper, he tested his hypotheses by writing on a teacup with a stolen pen.)

 

(Không có giấy, ông đã thử nghiệm các giả thuyết của mình bằng cách viết lên tách trà với một cây bút lấy trộm được.)

 

 

 

His opening lines may surprise.

 

Những câu mở đầu của Zhou có thể khiến ta ngạc nhiên.

 

 

 

Each step of the way, these innovators had to ask questions like:

 

Mỗi bước đi trên con đường đó, những nhà cải cách này phải đặt ra những câu hỏi như:

 

 

 

How can the Chinese script be organized in a rational way?

 

Làm cách nào để hệ thống chữ viết tiếng Trung được sắp xếp một cách hợp lý?

 

 

 

First, that startling reminder:

 

Trước hết là lời nhắc nhở gây sửng sốt đó:

 

 

 

Could the language be written with an alphabet?

 

Thứ chữ này có thể viết được bằng một bảng chữ cái không?

 

 

 

China once admired America’s manufacturing prowess?

 

Trung Hoa đã có thời từng thán phục năng lực sản xuất của Mỹ?

 

 

 

And if so, which one? (Latin? Arabic? Cyrillic? Another symbolic script?)

 

Và nếu được, thì là bảng chữ cái nào? (Chữ Latinh? Chữ Ả Rập? Chữ Kirin? Hay một loại chữ viết tượng hình khác?)

 

 

 

And then why such a political cri de coeur from the inventor of a typewriter?

 

Và thế thì vì sao lại có tiếng kêu từ tâm can mang tính chính trị như vậy từ người phát minh ra chiếc máy chữ đó?

 

 

 

But this is the key message of Tsu’s book:

 

Song đấy lại là thông điệp then chốt trong cuốn sách của Tsu:

 

 

 

Could any alphabet account for the tones needed to differentiate among characters?

 

Có bảng chữ cái nào diễn giải được các dấu thanh cần thiết để phân biệt giữa các ký tự không?

 

 

 

Zhao Yuanren, a celebrated Chinese linguist, illustrated this difficulty.

 

Zhao Yuanren, một nhà ngôn ngữ học Trung Quốc nổi tiếng, đã minh họa cho điểm khó này.

 

 

 

“Stone house poet Sir Shi was fond of lions and vowed to eat 10 lions,” the first line of a story reads in English.

 

“Nhà thơ ẩn sĩ Shiwu rất thích sư tử và thề sẽ ăn thịt 10 con sư tử”, dòng đầu câu chuyện viết bằng tiếng Anh.

 

 

 

But merely Romanized, “without tone marks or indicators, however, it becomes a long string of monotonous gibberish: Shi shi shi shi shi shi, shi shi, shi shi shi shi.”

 

Nhưng được La-tinh hóa đơn giản, “tuy vậy, không có dấu thanh hoặc chỉ báo, nó trở thành một chuỗi dài những lời lắp bắp đơn điệu: Shi shi shi shi shi shi, shi shi, shi shi shi shi.”

 

 

 

By examining these questions closely, Tsu helps the novice to Chinese understand both the underlying challenges and how they were conquered.

 

Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng những câu hỏi này, Tsu giúp những người mới học tiếng Trung hiểu được cả những thách thức tiềm ẩn và cái cách họ đã bị chinh phục ra sao.

 

 

 

(I sense Tsu is an excellent teacher.)

 

(Tôi thấy Tsu là một giáo viên xuất sắc.)

 

 

 

This material could, in the wrong hands, become dry.

 

Tư liệu này nếu vào tay người không am hiểu có thể trở thành vô vị.

 

 

 

But Tsu weaves linguistic analysis together with biographical and historical context — the ravages of imperialism, civil war, foreign invasions, diplomatic successes and disappointments.

 

Nhưng Tsu đan xen phân tích ngôn ngữ cùng với bối cảnh tiểu sử và lịch sử – những cảnh tàn phá của chủ nghĩa đế quốc, cuộc nội chiến, những cuộc ngoại xâm, những thành công và thất bại về ngoại giao.

 

 

 

This approach not only adds background and meaning to the script debate, but also terrific color to what might have otherwise read like a textbook.

 

Cách tiếp cận này không chỉ bổ sung nền tảng và ý nghĩa cho cuộc tranh luận về chữ viết, mà còn thêm màu sắc tuyệt vời cho những gì mà lẽ ra ta đọc thấy giống như một cuốn sách giáo khoa.

 

 

 

In particular, Mao Zedong’s role in reshaping Chinese script shows how politics and language are often fused.

 

Đặc biệt, vai trò của Mao Trạch Đông trong việc định hình lại chữ viết tiếng Trung cho thấy chính trị và ngôn ngữ thường hợp nhất với nhau như thế nào.

 

 

 

Mao, Tsu notes, “went down in history as, among other things, the political figure who guided the Chinese language through its two greatest transformations in modern history.”

 

Mao, như Tsu nhận định, “đã đi vào lịch sử, ngoài những vai trò khác, như nhân vật chính trị đã dẫn dắt tiếng Trung đi qua hai kỳ biến đổi lớn nhất trong lịch sử hiện đại.”

 

 

 

With more than 90 percent of the population illiterate, Mao embraced the movement to reduce the number of strokes in more than 2,200 characters to render them easier to learn and write.

 

Với hơn 90% dân số mù chữ, Mao đã nhiệt liệt ủng hộ phong trào giản lược các nét trong hơn 2.200 chữ để khiến chúng trở nên dễ học và viết được hơn.

 

 

 

(Taiwan, rejecting simplification, still sees itself as the guardian of traditional Chinese culture.)

 

(Đài Loan, từ chối giản thể, vẫn tự coi mình là người bảo vệ nền văn hóa truyền thống của Trung Hoa.)

 

 

 

Mao also spurred the creation of Pinyin, a phonetic, Romanized Chinese alphabet designed as an auxiliary aid to learning Chinese script, rather than a replacement.

 

Mao cũng thúc đẩy việc tạo ra bảng Bính âm, một bảng chữ cái tiếng Trung được La-tinh hóa, được thiết kế để làm công cụ bổ trợ cho việc học chữ viết tiếng Trung, chứ không phải để thay thế.

 

 

 

Approved in 1958, Pinyin was reportedly learned by 50 million people in its first year alone, during a time of “idealism and hope.”

 

Được phê chuẩn năm 1958, bảng Bính âm được cho là có 50 triệu người học chỉ riêng năm đầu tiên, trong thời kỳ “lý tưởng và hy vọng”.

 

 

 

And yet 1958 was also the first year of the Great Leap Forward, the experiment that saw millions die from famine — and Pinyin’s detractors persecuted.

 

Thế nhưng năm 1958 cũng là năm đầu tiên của cuộc Đại nhảy vọt, cuộc thí điểm đã chứng kiến hàng triệu người chết vì nạn đói – và những người chỉ trích Bính âm bị khủng bố.

 

 

 

It’s no spoiler to reveal that in the end, the Chinese script did not die; instead, it flourished.

 

Cũng chẳng hại gì khi tiết lộ rằng cuối cùng, chữ viết tiếng Trung đã không tàn lụi; trái lại, nó hưng thịnh.

 

 

 

As Tsu writes, “Every technology that has ever confronted the Chinese script, or challenged it, also had to bow before it.”

 

Như Tsu viết, "Mọi công nghệ đã từng đối đầu với chữ viết tiếng Trung, hoặc thách thức nó, đều phải cúi đầu trước nó".

 

 

 

Tsu herself is rarely present in the book, though in the introduction she explains how, after emigrating from Taiwan to America as a child, she found it difficult to give up Chinese.

 

Bản thân Tsu hiếm khi hiện diện trong cuốn sách ấy, mặc dù trong phần giới thiệu cô giải thích rằng sau khi từ Đài Loan di cư sang Mỹ lúc còn bé tí, cô cảm thấy khó khăn đến thế nào khi từ bỏ tiếng Trung.

 

 

 

“It was not enough,” she adds, “to just master writing, reading comprehension and vocabulary.

 

“Nếu chỉ thành thạo cách viết, đọc hiểu và từ vựng thì vẫn là chưa đủ.

 

 

 

To think in English, I had to breathe and live a worldview that was expressed and constructed in that language.”

 

Để tư duy bằng tiếng Anh, tôi đã phải hít thở và sống trong một thế giới quan được biểu đạt và xây dựng bằng ngôn ngữ đó."

 

 

 

Languages, as this book makes clear, convey worlds.

 

Ngôn ngữ, như cuốn sách này làm sáng tỏ, truyền tải thế giới.

 

 

 

The world of Chinese script, painted so vividly by Tsu, is one I’m now grateful to have glimpsed.

 

Thế giới chữ viết tiếng Trung, được Tsu vẽ nên vô cùng sống động, là thế giới mà lúc này tôi rất sung sướng được thấy vừa thoáng hiện.

 

KINGDOM OF CHARACTERS
The Language Revolution That Made China Modern
By Jing Tsu
314 pp. Riverhead. $28.

Chia sẻ: