Quyết định khiến Hitler trả giá bằng cả cuộc chiến

13 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Quyết định khiến Hitler trả giá bằng cả cuộc chiến

nguồn: New York Times,

biên dịch: Minh Thu,

The Decision That Cost Hitler the War

 

Quyết định khiến Hitler trả giá bằng cả cuộc chiến

 

 


 

The world probably changed more between Dec. 5 and Dec. 12, 1941, than in any other week in history.

 

Chỉ trong một tuần từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 12 năm 1941, thế giới có lẽ đã thay đổi nhiều hơn bất kỳ tuần lễ nào khác trong lịch sử.

 

 

 

In early December German forces stood close to Moscow, and it seemed the Soviet capital would soon fall.

 

Vào đầu tháng 12, quân đội Đức đã áp sát Matxcơva, và có vẻ như thủ đô của Liên Xô sẽ sớm thất thủ.

 

 

 

Japan was at war in China but retained diplomatic relations with other world powers.

 

Nhật Bản gây chiến ở Trung Quốc nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao với các cường quốc khác trên thế giới.

 

 

 

The United States, despite the new Lend-Lease program, was as far from entering the military conflict as ever — so much so that Winston Churchill was starting to despair that America’s military power would never come to his hard-pressed country’s aid.

 

Mỹ, với chương trình viện trợ Lend-Lease cho phe Đồng minh vừa mới được thông qua, nhưng vẫn còn xa mới đến mức bước chân vào cuộc chiến, xa đến nỗi Winston Churchill bắt đầu thấy tuyệt vọng, nghĩ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ không bao giờ tới giúp cho đất nước đang khó khăn của ông.

 

 

 

Churchill knew that “dragging the United States in,” as he put it, was Britain’s only possible path to victory.

 

Churchill biết rằng “kéo Mỹ vào cuộc”, như ông nói, là con đường khả thi duy nhất của Anh để chiến thắng.

 

 

 

And then, on Dec. 5, the Soviets opened an enormous counteroffensive in front of Moscow that grew into a mortal threat to the exhausted German forces.

 

Và sau đó, ngày 5 tháng 12, Liên Xô mở một cuộc phản công quy mô lớn ở tiền tuyến của Matxcơva, trở thành mối đe dọa sống còn đối với quân Đức đang kiệt quệ.

 

 

 

On the evening of Dec. 7, as the British historians Brendan Simms and Charlie Laderman tell us in “Hitler’s American Gamble,” their absorbing new book, Churchill was in such a funk that he sat slumped in his chair ignoring the news broadcast of a Japanese assault on an American naval base in the Pacific.

 

Tối ngày 7 tháng 12, như hai nhà sử học người Anh Brendan Simms và Charlie Laderman kể với chúng ta trong cuốn sách mới hấp dẫn của họ “Hitler's American Gamble” [Canh bạc mang tên Mỹ của Hitler], Churchill đã tuyệt vọng đến mức ngồi suy sụp trên chiếc ghế của mình, phớt lờ tin tức về một cuộc tấn công của Nhật vào một căn cứ hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương.

 

 

 

Churchill’s consuming worry was that Japan would attack British-held territories in Asia, giving Britain new fronts and a new skillful and determined enemy, while the United States remained on the sidelines.

 

Chuyện khiến Churchill lo lắng sầu não nhất việc Nhật Bản sẽ tấn công các vùng lãnh thổ của Anh ở châu Á, khiến quân đội Anh phải chiến đấu trên những mặt trận mới với một kẻ thù mới, mạnh về cả nhuệ khí lẫn kỹ thuật, trong khi Mỹ vẫn đứng bên lề.

 

 

 

Even Pearl Harbor did not leave Churchill as relieved as he later claimed:

 

Ngay cả trận Trân Châu Cảng cũng không khiến Churchill nhẹ nhõm như sau này ông tuyên bố:

 

 

 

It raised the danger that the United States might pull out of Lend-Lease and direct all its energies toward Japan, leaving the British more stretched than before.

 

Nó làm dấy lên nguy cơ rằng Mỹ sẽ rút lại chương trình viện trợ để dồn sức đối phó Nhật Bản. Việc này sẽ khiến người Anh càng khó khăn hơn trước.

 

 

 

For four tense days, dramatically chronicled here, it was far from certain that Franklin Roosevelt would lead the United States into war against Germany.

 

Trong bốn ngày căng thẳng được kể lại một cách đầy kịch tính trong cuốn sách, ta khó mà chắc chắn được rằng Franklin Roosevelt đã đẩy Mỹ vào cuộc chiến với Đức.

 

 

 

It took Hitler to do that.

 

Chính Hitler đã làm điều đó.

 

 

 

On Dec. 11, in a speech before Germany’s Reichstag, Hitler announced his declaration of war on the United States.

 

Ngày 11 tháng 12, trong một bài phát biểu trước tòa Reichstag là trụ sở của Quốc hội Đức khi đó, Hitler đã tuyên chiến với Mỹ.

 

 

 

With this step, he chose a war that his country, already mired in the Soviet Union, could never win.

 

Với bước đi này, ông ta đã chọn một cuộc chiến mà đất nước mình, vốn đang sa lầy Liên Xô, sẽ không bao giờ thắng được.

 

 

 

Why would he do this?

 

Tại sao ông ta lại làm như vậy?

 

 

 

Historians have generally fallen into two camps on this question.

 

Nhìn chung, các nhà sử học chia thành hai lập trường trong vấn đề này.

 

 

 

Some think Hitler was just nihilistic and irrational, welcoming the destruction into which he was rushing.

 

Một số người nghĩ rằng Hitler chỉ là kẻ phi lý và ảo tưởng, thích thú trước sự hủy diệtmình sắp gây ra.

 

 

 

Others find at least some semblance of strategic calculation in his decision.

 

Những người khác lại tìm thấy ít nhất một vài nét tính toán chiến lược trong quyết định này.

 

 

 

Simms and Laderman fall into the second camp.

 

Simms và Laderman thuộc nhóm thứ hai.

 

 

 

In their telling — consistent with the theme of Simms’s truly original 2019 biography of Hitler — the Führer was well aware of American power, indeed obsessed by it.

 

Trong lời kể của họ – rất thống nhất với đề tài của cuốn tiểu sử thực sự độc đáo của Simms về Hitler ra mắt năm 2019 vị Quốc trưởng này nhận thức rõ về sức mạnh của Mỹ, thậm chí bị ám ảnh bởi nó.

 

 

 

He was also sure that the United States would enter the war against him sooner or later.

 

Ông ta cũng chắc chắn rằng Mỹ sớm muộn gì cũng sẽ tham chiến chống lại mình.

 

 

 

He thought the only solution was pre-emptive: to get control of enough oil and food from the Soviet Union to enable Germany to hold its own against Anglo-America in a long war.

 

Hitler cho rằng giải pháp duy nhất là ra đòn trước: lấy được đủ dầu mỏ và lương thực từ Liên Xô để Đức có thể tự đứng vững trong cuộc chiến lâu dài chống lại Anh-Mỹ.

 

 

 

Hitler may have believed that the Japanese would distract America long enough for him to reach his goal, and so he wanted to encourage Tokyo by adding his support.

 

Có lẽ Hitler đã tin rằng người Nhật sẽ đánh lạc hướng Mỹ đủ lâu để ông ta đạt được mục tiêu của mình, và vì vậy đã ủng hộ Tokyo hành động.

 

 

 

In any case, the only alternative he saw to immediate war on the United States was slow but certain strangulation at Anglo-American hands.

 

Dù thế nào, nếu không gây chiến trực tiếp với Mỹ, lựa chọn duy nhất còn lại mà Hitler thấy đượccái chết chậm rãi nhưng không thể tránh khỏi dưới cái bắt tay của Anh-Mỹ.

 

 

 

With a nod to an epigram from A. J. P. Taylor, Simms and Laderman offer this summation:

 

Mượn kiểu nói trào phúng của A. J. P. Taylor, Simms và Laderman đưa ra câu kết luận:

 

 

 

“Hitler committed suicide for fear of dying.”

 

"Hitler đã tự sát vì sợ chết."

 

 

 

The greatest strength of Simms and Laderman’s book is its success in accomplishing something supremely difficult:

 

Điểm nổi bật nhất cuốn sách của Simms và Laderman là nó đã hoàn thành xuất sắc được một việc cực kỳ khó khăn:

 

 

 

It reminds us how contingent even the most significant historical events can be, how many other possibilities lurked beyond the familiar ones that actually happened — and how even the greatest leaders often have only a shaky grasp of what is happening.

 

nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những sự kiện lịch sử quan trọng nhất cũng có thể đầy may rủi như thế nào, có bao nhiêu khả năng khác ẩn giấu ngoài những điều quen thuộc đã thực sự xảy ra, rằng ngay cả những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất cũng thường chỉ nắm bắt được đại khái những gì đang xảy ra.

 

 

 

Early December 1941 is the moment of the war in which plausible alternate scenarios seemed to loom the largest.

 

Đầu tháng 12 năm 1941 là thời điểm mà vô số các kịch bản khả thi dường như hiện ra rõ nhất.

 

 

 

What if Vichy France and Fascist Italy had drawn closer together in a “Latin front,” as they were discussing at the time?

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Vichy Pháp và Phát xít Ý xích lại gần nhau hơn trong một “mặt trận Latinh”, như họ đang thảo luận vào thời điểm đó?

 

 

 

What if the Japanese had attacked the British in Malaya and Singapore but not attacked the United States?

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu người Nhật đã tấn công Malaya và Singapore của Anh, chứ không phải Mỹ?

 

 

 

What if the German who spied for the Soviet Union in Tokyo, Richard Sorge, had not supplied his masters with accurate information on Japanese plans, allowing Stalin to move 20 divisions from the east and redeploy them to Moscow for the shattering counterattack of Dec. 5?

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu điệp viên Richard Sorge người Đức của Liên Xô ở Tokyo không cung cấp cho cấp trên của mình thông tin chính xác về kế hoạch của Nhật Bản, khiến Stalin điều động 20 sư đoàn từ phía đông và đưa họ đến Matxcơva cho cuộc phản công kinh hoàng ngày 5 tháng 12?

 

 

 

The other thing the book does effectively is to pay careful attention to how the timing of events played out around the world, especially in the pattern of reactions to Pearl Harbor.

 

Một điều nữa mà cuốn sách đã làm tốtchỉ rõ được rằng các sự kiện trên khắp thế giới đã xảy ra kịp thời và ‘nhịp nhàng’ với nhau thế nào, đặc biệt là trong quy cách phản ứng với trận Trân Châu Cảng.

 

 

 

We see Hitler getting news of the attack late in the evening from his press chief, who heard it from a Reuters broadcast, just as we see Churchill only slowly grasping what he was hearing on the radio.

 

Chúng ta thấy Hitler vào tối muộn hôm ấy mới nhận được tin tức về cuộc tấn công từ người tư lệnh thông tin của mình, người đã nghe được nó từ bản tin của Reuters, cũng như hình dung ra Churchill dần dần hiểu được những gì ông đang nghe trên đài phát thanh.

 

 

 

Simms and Laderman give us a visceral sense of these events as they unfolded, in real time, with historical actors not always quite sure what was happening — a dimension of history that is both crucial and fiendishly difficult to recover.

 

Simms và Laderman đã mang tới cảm giác chân thực và sinh động về những sự kiện này như thể chúng đang diễn ra trong thời gian thực, với các diễn viên lịch sử không phải lúc nào cũng biết rõ điều gì đang và sẽ xảy ra một khía cạnh vừa thiết yếu mà cũng vừa khó tái hiện của lịch sử.

 

 

 

By Dec. 12, 1941, the world was transformed.

 

Đến ngày 12 tháng 12 năm 1941, thế giới đã biến đổi.

 

 

 

One of the last surprises in this book is how many world leaders saw accurately from that moment how the future would unfold.

 

Một trong những điều ngạc nhiên cuối cùng trong cuốn sách này là rất nhiều nhà lãnh đạo đã thấy được tương lai thế giới sẽ ra sao ngay từ thời điểm đó.

 

 

 

“I feel a really miserable defeat coming,” said the recently resigned Japanese prime minister, Prince Konoye.

 

“Tôi cảm thấy một thất bại thực sự đau khổ sắp tới,” Thủ tướng Nhật Bản vừa từ chức, Công tước Konoye nói.

 

 

 

In January 1942, Hitler admitted to the Japanese ambassador Hiroshi Oshima that he was “not yet sure” how he could defeat the United States.

 

Tháng 1 năm 1942, Hitler thừa nhận với Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Oshima rằng ông ta "chưa chắc" làm thế nào để có thể đánh bại Mỹ.

 

 

 

“The accession of the United States makes amends for all,” Churchill told his foreign secretary, Anthony Eden, “and with time and patience will give certain victory.”

 

“Sự gia nhập của Mỹ sẽ thay đổi tất cả,” Churchill nói với ngoại trưởng Anthony Eden của mình, “và với thời gian, sự kiên nhẫn sẽ mang lại chiến thắng.”

 

 

 

They were all correct.

 

Tất cả đều đúng.


HITLER’S AMERICAN GAMBLE
Pearl Harbor and Germany’s March to Global War
By Brendan Simms and Charlie Laderman
528 pp. Basic Books. $35.

Chia sẻ: