Bữa tối có gì thế? Chắc không phải lợn thịt London

24 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Bữa tối có gì thế? Chắc không phải lợn thịt London

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

What’s for Dinner? Probably Not London Porker.

 

Bữa tối có gì thế? Chắc không phải lợn thịt London.

 

 


 

“Ach-ech-ech-ech!”

 

“Ach-ech-ech-ech!”

 

 

 

The birdcall clacks through the canopy in the Tanzanian bush not far from Lake Eyasi.

 

Tiếng chim lảnh lót xuyên qua lùm cây trong bụi rậm gần Hồ Eyasi ở Tanzania.

 

 

 

Down below, Sigwazi, one of the thousand or so members of the Hadza tribe, hears it and calls back.

 

Bên dưới lùm cây, một trong hàng ngàn thổ dân bộ tộc Hadza là anh Sigwazi nghe thấy và đáp lại.

 

 

 

Both bird and man understand the message and soon they are off on a treasure hunt, by foot and by wing, that ends when the bird hovers over a nest of African honeybees high in the branches of a baobab tree.

 

Cả chim và người đều hiểu cái thông điệp đó và họ sẽ tức thì bắt đầu cuộc săn tìm kho báu, chạy bằng chân và bay bằng cánh, cuộc săn tìm sẽ kết thúc khi con chim bay lượn trên một tổ ong mật châu Phi cao tít trên một cành cây bao báp.

 

 

 

Sigwazi nimbly climbs the tree.

 

Sigwazi thoăn thoắt trèo lên cây.

 

 

 

He holds burning leaves in a not fully successful effort to ward off stings as he rips the nest apart with one hand and tosses chunks of honeycomb down to the rest of the hunting party.

 

Anh cầm đám bùi nhùi lá đang cháy với nỗ lực xua đuổi ong đốt chỉ thành công một phần trong lúc bóc toạc tổ ong bằng một tay và ném những tảng ong xuống cho những thành viên khác của nhóm săn mật.

 

 

 

The bird, known as a honeyguide, waits while the Hadza suck out the honey and protein-dense larvae.

 

Con chim ấy, được gọi là chim dẫn mật, chờ đợi trong khi người Hadza hút lấy mật và ấu trùng giàu protein.

 

 

 

The beeswax that they spit out on the ground will be its payment for the bee-spotting services.

 

Sáp ong mà họ nhổ ra trên mặt đất sẽ là công xá trả cho nó về dịch vụ phát hiện tổ ong.

 

 

 

There are easier and less painful ways to get a sugar rush, and at least one of them has come to the Hadza recently.

 

Có những cách dễ dàng hơn và ít đau đớn vất vả hơn để có được một cuộc chè chén đường mật say sưa, và ít nhất một trong những cách đó đã nảy ra trong trí óc thổ dân Hadza.

 

 

 

As Dan Saladino writes in “Eating to Extinction,” the last hunter-gatherers in Africa can now buy cans of brand-name soft drinks from a mud brick hut deep in their terrain, far from any city or road.

 

Như Dan Saladino đã viết trong cuốn “Eating to Extinction” (“Ăn đến tuyệt chủng”, những người săn bắt-hái lượm cuối cùng ở châu Phi giờ đây có thể mua những lon nước ngọt có thương hiệu từ một túp lều tranh vách đất nằm sâu trong lãnh thổ của họ, cách xa bất kỳ thành phố hay con đường nào.

 

 

 

This and other threats to a way of living and eating that stretches back tens of thousands of years, if not more, brought Saladino to the Tanzanian honey hunt.

 

Mối đe dọa này cùng các mối đe dọa khác đối với cách ẩm thực khởi cư trải dài hàng chục ngàn năm, nếu không phải là nhiều hơn nữa, đã đưa Saladino đến với cuộc đi săn mật ong ở Tanzania.

 

 

 

A broadcast journalist for the BBC, he specializes in chasing down foods that are disappearing for one reason or another.

 

Là một ký giả phát thanh truyền hình cho BBC, anh chuyên săn lùng các loại thức ăn đang biến mất vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác.

 

 

 

“Eating to Extinction” tells the stories of dozens of these endangered tastes and makes a reasoned case for saving them in which nostalgia and sentimentality play very little part.

 

“Eating to Extinction” kể những câu chuyện về hàng chục loại mùi vị có nguy cơ tuyệt chủng này và đưa ra lý do hữu lý vì sao nên bảo tồn chúng, trong đó nỗi hoài nhớ và tính đa cảm chỉ đóng vai trò rất nhỏ.

 

 

 

In the 1970s and ’80s, another journalist, Raymond Sokolov, went on a similar odyssey in the United States, tracking down local specialties — Virginia ham, Key limes, Kentucky burgoo — that were being left behind.

 

Trong thập kỷ 1970 và 1980, một nhà báo khác là Raymond Sokolov đã làm một cuộc phiêu lưu tương tự ở Mỹ, lần theo dấu vết những món đặc sản địa phương đã trôi vào quá khứ – chẳng hạn như món giăm bông Virginia, những quả chanh lá cam, món rau củ quả hầm thịt Kentucky.

 

 

 

In 1982, when he collected his finds in the book “Fading Feast,” the chief causes of decline were supermarkets and the erosion of regional differences.

 

Năm 1982, khi ông tập hợp những phát hiện của mình vào cuốn sách “Fading Feast” (“Những món cao lương mỹ vị đang mất dần”), thì nguyên nhân chính khiến chúng biến mất là các siêu thị và những khác biệt giữa các vùng miền đã bị xói mòn.

 

 

 

The scope of “Eating to Extinction” is wider.

 

Cuốn “Eating to Extinction” bao gồm phạm vi rộng hơn.

 

 

 

Saladino reports from countries on every continent except Antarctica.

 

Saladino đưa tin từ những quốc gia trên mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực.

 

 

 

The culprits have gotten bigger, too.

 

Các thủ phạm cũng lớn hơn.

 

 

 

What started as the grocery chains’ demands for uniform products with a long shelf life has metastasized into something so vast and all-encompassing, yet so nebulous and faceless, that nobody has come up with a more precise term for it than “the food system.”

 

Cái gì bắt đầu khi nhu cầu của các chuỗi cửa hàng tạp hóa đối với các sản phẩm đồng nhất với hạn sử dụng dài đã di căn sang một thứ gì đó rộng lớn và bao trùm khắp mọi nơi, song lại vô định và vô danh, đến nỗi ngoài cụm “hệ thống thực phẩm” thì không ai tìm ra được một thuật ngữ chính xác hơn cho nó.

 

 

 

What we really mean is profit-minded corporate logic set free on a global scale at an incalculable cost to health, economic stability, cultural coherence and joy.

 

Hàm ý đích thực của chúng ta ở đây là logic doanh nghiệp hướng đến lợi nhuận được thả cho tự do tung hoành trên quy mô toàn cầu với một cái giá phải trả không tính trước được đối với sức khỏe, sự ổn định kinh tế, sự gắn kết văn hóa và niềm vui.

 

 

 

Saladino has an 18-year-old backpacker’s willingness to light out for remote destinations far from the usual food-writer feeding troughs.

 

Ở Saladino có sự sốt sắng của một du khách ba lô 18 tuổi bất chợt nổi hứng lên đường đến những địa điểm hẻo lánh khác xa với những cái máng ăn của cây viết ẩm thực thông thường.

 

 

 

He clambers over snow-covered terraces dug into the slopes of the Cordillera Apolobamba range of the Bolivian Andes, “one of the highest, toughest, coldest places on earth to live,” with a shaman who points out medicinal plants on the way to a patch of the tuber known as oca.

 

Anh leo qua những bậc phủ đầy tuyết đào vào sườn dãy Cordillera Apolobamba thuộc dãy núi Andes ở Bolivia, "một trong những nơi cao nhất, khắc nghiệt nhất, lạnh giá nhất để sống trên trái đất này", cùng với một vị pháp sư chỉ ra cho anh những cây thuốc trên đường đi tới một đám củ được gọi là oca [một loại khoai đặc biệt ở vùng núi Andes].

 

 

 

Along with potatoes, uncounted varieties of oca are tended by Indigenous Quechua and Aymara people in these mountains.

 

Cùng với khoai tây, vô số những giống oca đang được người Quechua và Aymara bản địa chăm sóc ở những vùng núi này.

 

 

 

Oca in colors from cream to safety orange were bred over centuries to thrive at specific elevations.

 

Oca với các màu từ kem đến màu da cam sáng đã được lai tạo qua nhiều thế kỷ để phát triển mạnh ở những độ cao đặc biệt.

 

 

 

Now these microclimates are under attack from changes in the macroclimate.

 

Bây giờ những đới khí hậu vi mô này đang bị tấn công từ những thay đổi của khí hậu vĩ mô.

 

 

 

New pests are blighting oca crops, driving people from the slopes to cities in search of work.

 

Những loài gây hại mới đang khiến mùa màng oca tàn lụi, xua mọi người từ các triền núi vào thành phố để tìm việc làm.

 

 

 

Variations on this scene replay in chapter after chapter.

 

Những biến tấu của cảnh này lặp lại hết chương này sang chương khác.

 

 

 

Global changes to the environment and the food marketplace don’t just threaten unique flavors; as traditional ways of eating disappear, communities lose their ability to feed themselves.

 

Những biến đổi trên toàn cầu đối với môi trường và thị trường thực phẩm không chỉ đe dọa những hương vị độc đáo; khi những cách ăn uống truyền thống biến mất, các cộng đồng mất khả năng tự nuôi sống mình.

 

 

 

Local economies collapse.

 

Nền kinh tế địa phương sụp đổ.

 

 

 

Money flows in one direction, out, into the accounts of a few corporations that will grow richer if everyone on earth eats only the foods that they control.

 

Tiền chảy theo một hướng duy nhất, ra ngoài, đổ vào tài khoản của vài công ty ngày càng giàu hơn nếu mọi người trên trái đất chỉ ăn những thực phẩm mà họ kiểm soát.

 

 

 

Eating keeps us alive, of course, but one theme of Saladino’s deeply humanist book is how many of the things we consume can’t survive without us.

 

Ăn để mà sống, tất nhiên rồi, song một chủ đề của cuốn sách mang tính nhân văn sâu sắc của Saladino là có bao nhiêu thứ chúng ta tiêu thụ không thể tồn tại nếu không có chúng ta.

 

 

 

Heirloom vegetables and grains, like the O-Higu soybean that once grew across Okinawa, will be unknown if we stop planting them.

 

Các loại rau và ngũ cốc truyền đời, như đậu tương O-Higu có thời đã mọc trên khắp Okinawa, sẽ chẳng còn ai biết đến nếu ta thôi trồng chúng.

 

 

 

Livestock breeds like the Middle White pig, also known as the London Porker in the days when it was “ pig of choice,” will die out if we stop raising them.

 

Các giống vật nuôi như Lợn Trắng cỡ nhỡ, còn được gọi là Lợn thịt London vào thời mà nó là "lợn được ưa chuộng", sẽ tuyệt chủng nếu ta thôi nuôi chúng.

 

 

 

The Georgian wines fermented by wild yeasts in clay pots called qvevri that were around before wine barrels will dry up if we stop drinking them.

 

Rượu vang Gruzia được lên men bởi các loại men tự nhiên trong những chiếc vò gốm được gọi là qvevri có trước cả các thùng gỗ đựng rượu sẽ cạn kiệt nếu ta thôi uống chúng.

 

 

 

Of course, other foods depend on us to clean up the mess we’ve made.

 

Lẽ dĩ nhiên, những loại thực phẩm khác phụ thuộc vào chúng ta để sắp xếp lại cái tình trạng hổ lốn mà chúng ta đã tạo ra.

 

 

 

Greedy fishing fleets and lazy policing have nearly emptied stretches of ocean that were once so crowded that 18th-century sailors reported getting stuck in traffic jams of giant cod.

 

Các đội tàu đánh cá tham lam và việc cảnh sát lười thực thi pháp luật đã gần như làm rỗng không những dải đại dương từng có thời đông đúc đến mức những thủy thủ từ thế kỷ 18 thuật lại rằng họ họ bị kẹt đường vì đàn cá tuyết khổng lồ.

 

 

 

Factory methods applied to farming have polluted rivers, cleared forests and caused low-yielding but nutrient-rich local crops to be muscled out by blander, less fortifying ones.

 

Các phương pháp nhà máy áp dụng vào canh tác đã làm ô nhiễm sông ngòi, chặt trụi rừng rậm và khiến các loại cây trồng bản địa có năng suất thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng bị đánh bật ra bởi những loại cây nhạt nhẽo, kém chất dinh dưỡng.

 

 

 

And we’re just starting to calculate the threats of climate change, which didn’t enter Sokolov’s notebooks at all.

 

Và chúng ta chỉ mới bắt đầu tính đếm các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, điều này hoàn toàn không được ghi vào sổ ghi chép của Sokolov.

 

 

 

Saladino’s eye for detail is photographic when he is describing places and things; it is less so when it comes to his human subjects.

 

Cách Saladino nhìn chi tiết như chụp ảnh khi anh miêu tả những địa điểm và sự vật; song lại không chi tiết bằng khi đề cập đến những đối tượng là con người.

 

 

 

He introduces us to dozens of people — behind every idiosyncratic food product lies an even more idiosyncratic producer — but they rarely spring to life in the sorts of small, vivid character sketches Susan Orlean or John McPhee might have given us.

 

Anh giới thiệu với chúng ta hàng chục dân tộc – đằng sau mỗi sản phẩm thực phẩm mang đặc tính riêng là một nhà sản xuất thậm chí còn mang đặc tính riêng hơn thế nữa – nhưng họ hiếm khi trở nên sinh động theo kiểu những phác họa nhân vật nhỏ, sống động mà Susan Orlean hoặc John McPhee có lẽ đã cho chúng ta.

 

 

 

He leaves no doubt, though, that the diversity he set out to record very much includes distinctive people like Sally Barnes, who runs the last smokehouse in Ireland that preserves only wild Atlantic salmon.

 

Tuy vậy, anh cho thấy một điều chắc chắn rằng sự đa dạng mà anh khởi cuộc hành trình để ghi lại đích xác bao gồm những người đặc biệt như Sally Barnes, người điều hành nhà xông khói cuối cùng ở Ireland mà chỉ bảo quản cá hồi hoang dã từ Đại Tây Dương.

 

 

 

Barnes tailors her technique from fish to fish and can “read” the needs of each one.

 

Barnes điều chỉnh kỹ thuật của bà cho hợp từ loài cá này đến loài cá khác và có thể “đọc vị” nhu cầu của từng loài.

 

 

 

“I feel like I’ve become a wild salmon myself,” she says, “a creature swimming against the tide.”

 

“Tôi có cảm giác như chính tôi đã biến thành một con cá hồi hoang dã”, bà nói, “một sinh vật bơi ngược dòng nước”.

 

 

 

As global markets have hollowed out communities that once fed themselves, an opposing idea has taken root: reclaiming old foods as a form of resistance.

 

Khi các thị trường toàn cầu đục khoét rỗng ruột những cộng đồng từng nuôi sống mình, một ý tưởng đối lập đã bén rễ: phục hồi các loại thức ăn thời trước như một hình thức phản kháng.

 

 

 

For those people, swimming against the tide has political overtones.

 

Đối với những người đó, bơi ngược dòng nước còn có thêm ngụ ý chính trị.

 

 

 

The Mexican group Sin Maíz, No Hay País (Without Maize, There Is No Country) promotes Indigenous strains of corn over the commodity corn that flooded Mexico after NAFTA, which the group wants to see renegotiated.

 

Nhóm Sin Maíz, No Hay País (Không có ngô, sẽ không có đất nước) của Mexico quảng bá các giống ngô bản địa hơn hẳn loại ngô hàng hóa tràn ngập Mexico sau NAFTA [Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ], cái hiệp định mà nhóm này muốn thấy nó được đàm phán lại.

 

 

 

Later in the book, Saladino meets Vivien Sansour, a Palestinian woman who was inspired by the group to scour the West Bank for old strains of squash, tomatoes, wheat and sesame.

 

Ở phần sau của cuốn sách, Saladino gặp Vivien Sansour, một phụ nữ Palestine, người được nhóm ấy truyền cảm hứng đã sục sạo khắp Bờ Tây để tìm những loại bí, cà chua, lúa mì và vừng giống cũ.

 

 

 

“To tell me that our seeds are not worth saving and planting is like telling me that we as people have no worth and no future,” Sansour says.

 

“Nếu bảo tôi rằng hạt giống của chúng tôi không đáng để bảo tồn và gieo trồng thì chẳng khác gì bảo tôi rằng chúng tôi là những con người không đáng giá và chẳng có tương lai”, Sansour nói.

 

 

 

She looked particularly hard for a watermelon called jadu’i, which once sweetened tables from Beirut to Damascus but was believed to have died out.

 

Chị đã đặc biệt khổ công tìm kiếm một loại dưa hấu có tên là jadu’i, loại dưa từng mang lại hương vị ngọt ngào cho những bàn ăn từ Beirut đến Damascus nhưng được cho là đã tuyệt chủng.

 

 

 

Finally she met an old man living in the West Bank who had given up farming and thought the world had forgotten about jadu’i. But he kept a packet of seeds in the back of a drawer, just in case.

 

Cuối cùng chị gặp một ông già sống ở Bờ Tây, ông này đã bỏ canh tác và nghĩ rằng thế giới đã quên mất jadu’i. Song ông ta vẫn giữ một gói hạt giống tận cùng ngăn kéo tủ, để phòng xa.


EATING TO EXTINCTION
The World’s Rarest Foods and Why We Need to Save Them
By Dan Saladino
464 pp. Farrar, Straus & Giroux. $30.

Chia sẻ: