Facebook và ‘sự thật xấu xí’

8 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Facebook và ‘sự thật xấu xí’

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

The ‘Ugly Truth’ About Facebook

 

Facebook và ‘sự thật xấu xí’

 

 


 

On Jan. 6, after monitoring the messages domestic extremists were posting on Facebook, the company’s security experts became increasingly worried there might be violence in Washington, D.C. The team warned top executives, who even mulled asking their C.E.O., Mark Zuckerberg, to call Donald Trump and find out what the president was intending to tell his mob of supporters then gathering to protest the election results.

 

Ngày 6 tháng 1, sau khi kiểm tra các tin nhắn từ những kẻ cực đoan trong nước đăng trên Facebook, nhóm chuyên gia bảo mật của công ty dần lo ngại tình trạng bạo lực có thể xảy ra ở Washington, D.C. Nhóm đã cảnh báo ban giám đốc điều hành cấp cao, những người từng cân nhắc yêu cầu CEO Mark Zuckerberg gọi cho Donald Trump để tìm hiểu ý định của tổng thống trước đám đông ủng hộ đang tụ tập để phản đối kết quả bầu cử.

 

 

 

But the executives scrapped that plan, worried the media would find out about such a phone call and Facebook would be implicated in whatever happened next.

 

Nhưng ban giám đốc đã gạt bỏ kế hoạch đó, lo sợ giới truyền thông sẽ đánh hơi được cuộc gọi và Facebook có thể bị liên lụy trong nhiều tình huống.

 

 

 

Instead, they sat at home and watched as Trump stirred up the furious crowd, and as threats in Facebook posts escalated into real-world attacks on the Capitol.

 

Thay vào đó, họ ngồi nhà và xem Trump kích động đám đông giận dữ, theo dõi các bài đăng đe dọa trên Facebook biến thành các cuộc tấn công thực vào Điện Capitol.

 

 

 

Days later, in a video interview with Reuters, Sheryl Sandberg, the company’s chief operating officer, blamed the riots on far-right niche social media sites, such as Gab and Parler, “that don’t have our abilities to stop hate, don’t have our standards and don’t have our transparency.”

 

Vài ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn video với Reuters, COO Sheryl Sandberg lên tiếng chỉ trích các cuộc bạo động trên các trang mạng xã hội cực hữu (như Gab hay Parler) là: “không có khả năng ngăn chặn sự thù ghét, không có chuẩn mực và không có sự minh bạch như chúng tôi.”

 

 

 

By the time this anecdote appears in “An Ugly Truth,” the exposé written by the New York Times reporters Sheera Frenkel and Cecilia Kang, it’s part of a familiar pattern:

 

Vào thời điểm giai thoại này xuất hiện trong cuốn sách “Sự thật xấu xí”, phóng viên Sheera Frenkel và Cecilia Kang của tờ New York Times đã tiết lộ một phần trong mô típ quen thuộc:

 

 

 

The social media behemoth does as little as possible to prevent disasters from happening, then feebly attempts to avoid blame and manage public appearances.

 

Gã khổng lồ mạng xã hội gần như chẳng làm gì để ngăn chặn thảm họa xảy ra, cố gắng né tránh chỉ trích và xoay chuyển cái nhìn của công chúng trong vô vọng.

 

 

 

The same series of events — an unheeded warning from an employee or an outsider, followed by executives’ inaction, followed by crisis — repeats with regard to users’ data privacy, Russia’s influence in American elections, ethnic violence in Myanmar and on and on.

 

Chuỗi các sự kiện tương tự lặp đi lặp lại — phớt lờ lời cảnh báo từ nhân viên nội bộ lẫn người ngoài ngành, theo sau là việc án binh bất động của ban giám đốc, và rồi khủng hoảng xảy ra — đều liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng, ảnh hưởng của Nga trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, bạo lực sắc tộc ở Myanmar và hơn thế nữa.

 

 

 

This is a book intended to make you outraged at Facebook.

 

Cuốn sách này cố tình chọc bạn muốn tức điên lên vì Facebook.

 

 

 

But if you’ve read anything about the company in recent years, you probably already are.

 

Nhưng nếu bạn có tìm hiểu về Facebook những năm gần đây, hẳn là bạn đã điên tiết sẵn rồi.

 

 

 

Frenkel and Kang faced the challenge of unearthing new and interesting material about one of the most heavily debated communication tools of our modern age.

 

Tác giả Frenkel và Kang đối mặt với thách thức khi phải khai quật tài liệu vừa mới vừa thú vị về một trong những công cụ giao tiếp gây tranh cãi nhiều nhất thời hiện đại.

 

 

 

More than 400 interviews later, they’ve produced the ultimate takedown via careful, comprehensive interrogation of every major Facebook scandal.

 

Hơn 400 cuộc phỏng vấn sau đó đã thu về loạt chỉ trích thậm tệ thông qua quá trình thẩm vấn cụ thể, toàn diện về mọi vụ bê bối lớn của Facebook.

 

 

 

“An Ugly Truth” provides the kind of satisfaction you might get if you hired a private investigator to track a cheating spouse:

 

“Sự thật xấu xí” sẽ khiến bạn hài lòng như thể bạn đi thuê một thám tử tư để theo dõi vợ/chồng mình đi bồ bịch:

 

 

 

It confirms your worst suspicions and then gives you all the dates and details you need to cut through the company’s spin.

 

Cuốn sách củng cố những nghi ngờ lớn nhất trong bạn, sau đó cung cấp cho bạn tất cả ngày tháng và thông tin chi tiết bạn cần để tránh khỏi bẫy tuyên truyền của công ty.

 

 

 

The market has not lacked for Facebook books.

 

Trên thị trường không thiếu sách viết về Facebook.

 

 

 

There are insiders and academics plainly out to prosecute, such as Roger McNamee in “Zucked” and Siva Vaidhyanathan in “Antisocial Media,” and authors who write more impartial histories of the company’s rise to power, such as Steven Levy with “Facebook” and David Kirkpatrick with “The Facebook Effect.”

 

Có những cuốn được viết từ người trong cuộc và các học giả, họ đơn giản là theo đến cùng như Roger McNamee trong “Zucked” và Siva Vaidhyanathan trong “Chống đối mạng xã hội”, cũng như các tác giả viết công bình hơn về quá trình phát triển của công ty, chẳng hạn như Steven Levy với “Facebook” và David Kirkpatrick với “Hiệu ứng Facebook”.

 

 

 

Frenkel and Kang’s addition to this overstuffed genre revisits all of the company’s known missteps; at times, reading it felt like a reprise of the greatest hits in Facebook journalism.

 

Với đóng góp của Frenkel và Kang vào thị trường đang quá tải này, toàn bộ sai lầm đã biết của Facebook sẽ được xem xét lại; đôi khi, đọc “Sự thật xấu xí” giống như đang đọc bản tổng hợp những bài báo phổ biến nhất về Facebook vậy.

 

 

 

But by weaving all those threads together, and adding new reporting from high-level meetings in Silicon Valley and Washington, D.C., the authors manage to effectively examine the shortcomings in the company’s leadership, structure and accountability.

 

Nhờ cách đan xen tất cả các chủ đề đó cộng với báo cáo mới được bổ sung từ các cuộc họp cấp cao ở Thung lũng Silicon và Washington, D.C., các tác giả có thể đánh giá chi tiết những thiếu sót trong ban lãnh đạo, cơ cấu và trách nhiệm giải trình của công ty.

 

 

 

The book connects the internal drama and decision-making at Facebook with what we have all experienced on the outside.

 

Cuốn sách kết nối tính kịch tính nội bộ, quá trình đưa ra quyết định tại Facebook với những trải nghiệm thực tế bên ngoài của chúng ta.

 

 

 

The reporting duo’s sources are highly placed.

 

Nguồn tài liệu của hai tác giả được đánh giá rất cao.

 

 

 

Readers get fly-on-the-wall access to a shouting match at a Facebook board meeting over Russian election interference, as well as Sandberg’s too-casual testimony to the Federal Trade Commission over Facebook’s monopoly powers, where she “kicked off her shoes and folded her legs under her, as she often does in meetings, and spooned the foam off her cappuccino while taking questions.”

 

Độc giả như đang lén tham gia vào cuộc cãi vã tại cuộc họp hội đồng quản trị của Facebook về việc Nga can thiệp bầu cử, cũng như lời khai suồng sã của Sandberg trước Ủy ban Thương mại Liên bang về sức mạnh độc quyền của Facebook, nơi bà “đá văng đôi giày và ngồi khoanh chân như mọi cuộc họp thông thường khác, trong khi vừa gạt lớp kem cappuccino vừa trả lời câu hỏi.”

 

 

 

Facebook employees have told me they’re nervous about the book’s release, and for good reason.

 

Nhân viên Facebook hoàn toàn có lý do để vô cùng lo lắng trước việc phát hành cuốn sách.

 

 

 

Frenkel and Kang expose the dysfunction of its top ranks, revealing tensions between Zuckerberg and Sandberg.

 

Tác giả Frenkel và Kang cho thấy tình trạng bất thường giữa những người đứng đầu, hé lộ căng thẳng giữa Zuckerberg và Sandberg.

 

 

 

The two executives appear to blame each other for Facebook’s problems.

 

Hai giám đốc đổ lỗi lẫn nhau trong mọi vấn đề của Facebook.

 

 

 

Sandberg, with a reputation as a master communicator, disappoints Zuckerberg by failing to smooth over perceptions of Facebook in public and with regulators.

 

Nổi tiếng là nhà giao tiếp bậc thầy nhưng Sandberg đã khiến Zuckerberg thất vọng khi không lấp liếm được một số quan điểm về Facebook trước công chúng và các cơ quan quản lý.

 

 

 

Zuckerberg, meanwhile, makes policy decisions that Sandberg disagrees with, but doesn’t say so out of fear Zuckerberg will find her disloyal.

 

Trong khi đó, Sandberg không hài lòng với các quyết định chính sách Zuckerberg đưa ra, nhưng bà không nói ra vì sợ Zuckerberg nghĩ mình không trung thành.

 

 

 

Instead, she confides in friends about how difficult it is to change his mind.

 

Thay vào đó, bà tâm sự với bạn bè, rằng  Zuckerberg là người khó thay đổi ý định như thế nào.

 

 

 

The employees who report to them seem unwilling to bring the leaders bad news, because they know all too well about the pressure to grow Facebook’s audience and revenue — and not slow anything down with attention to what might be broken on the platform.

 

Có vẻ các nhân viên báo cáo không muốn cung cấp tin tức tiêu cực lên cấp trên, vì họ nhận thức rõ về áp lực tăng lượng người dùng và doanh thu của Facebook — và không muốn để những sai sót có thể xảy ra trên nền tảng làm cản trở bất kỳ điều gì.

 

 

 

Change only comes in response to external pressure, whether in the form of regulatory inquiry or explosive media story.

 

Thay đổi chỉ xảy ra khi đối phó với áp lực bên ngoài, cho dù dưới hình thức điều tra theo quy định hay câu chuyện truyền thông gây sốc.

 

 

 

When Alex Stamos, the head of security at Facebook in 2016, realized that Sandberg and Zuckerberg hadn’t been briefed on his team’s research into Russian misinformation, how it was spreading on the platform and possibly manipulating American voters, he asked for a meeting.

 

Năm 2016, trưởng bộ phận bảo mật của Facebook, Alex Stamos biết được sự việc Sandberg và Zuckerberg chưa từng nhận được bản tóm tắt nghiên cứu do nhóm ông thực hiện (nghiên cứu về thông tin sai lệch của Nga đã lan truyền trên nền tảng và có thể thao túng cử tri Mỹ như thế nào). Sau đó Alex Stamos yêu cầu tổ chức cuộc họp.

 

 

 

But “at Facebook, being proactive was not always appreciated,” the authors write.

 

Nhưng “tại Facebook, sự chủ động không phải lúc nào cũng được đánh giá cao,” tác giả viết.

 

 

 

Stamos got no kudos for his findings, according to an executive who was present for the intense internal briefing:

 

Không ai khen ngợi những nghiên cứu của Stamos. Theo một vị giám đốc có mặt trong buổi giao ban căng thẳng:

 

 

 

“By investigating what Russia was doing, Alex had forced us to make decisions about what we were going to publicly say. People weren’t happy about that.”

 

“Qua việc điều tra động thái của Nga, Alex đã buộc chúng tôi phải quyết định xem nên công khai những gì. Khiến mọi người không hài lòng.”

 

 

 

Several times in 2017, Stamos made plans to release information to the public about his team’s findings, but Facebook’s higher-ups sanitized his warnings so that as little as possible would actually get out.

 

Năm 2017, Stamos nhiều lần lên kế hoạch công bố những phát hiện của nhóm mình trước công chúng, nhưng cấp trên của Facebook đã ngăn chặn những lời cảnh báo nhằm tránh để lộ thông tin.

 

 

 

If that story sounds familiar, it’s because Frenkel and Kang told an explosive version of it in The Times in 2018.

 

Nếu nghe chuyện này có vẻ quen quen thì bởi năm 2018, Frenkel và Kang từng lên tờ The Times và kể một phiên bản gây sốc hơn.

 

 

 

All the new details in the book have the potential to reignite concern over the company’s priorities at a timely juncture.

 

Tất cả các chi tiết mới trong cuốn sách có khả năng khơi lại mối quan tâm về ưu tiên của công ty theo thời điểm thích hợp.

 

 

 

“An Ugly Truth” hits shelves just as multiple bills aiming to curb the powers of Big Tech make their way through Congress, and as the Federal Trade Commission mulls over how or whether to refile a suit against Facebook for abuses of monopoly power.

 

“Sự thật xấu xí” lên kệ ngay khi nhiều dự luật nhằm hạn chế quyền lực của Big Tech đệ trình lên Quốc hội, cùng lúc Ủy ban Thương mại Liên bang xem xét việc tái khởi kiện Facebook vì lạm dụng sức mạnh độc quyền.

 

 

 

While the book may go on to inform various investigations and laws, we shouldn’t get our hopes up about its contents changing Facebook’s culture, or its trajectory.

 

Cho dù cuốn sách mang lại nhiều thông tin về luật cũng như các cuộc điều tra khác nhau, chúng ta cũng không nên kỳ vọng việc nội dung của nó sẽ làm thay đổi văn hóa hay quỹ đạo của Facebook.

 

 

 

None of the revelations so far of Facebook’s foibles have harmed the company financially; in June, it became the fastest-ever company to reach $1 trillion in market value, validating Zuckerberg’s grow-at-all-costs strategy.

 

Cho đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy những nhược điểm của Facebook gây tổn thất về mặt tài chính cho công ty; tháng 6, Facebook trở thành công ty đạt 1 nghìn tỷ đô-la giá trị thị trường nhanh nhất từ trước đến nay, chứng minh chiến lược tăng trưởng “bất chấp” của Zuckerberg.

 

 

 

We may be concerned about Facebook, we may even be fatigued by the amount of anger-inducing information we’ve learned about Facebook, but we still use its products.

 

Chúng ta có thể lo ngại về Facebook, thậm chí mệt mỏi với lượng thông tin gây phẫn nộ mà chúng ta đã biết về Facebook, nhưng chúng ta vẫn sử dụng các sản phẩm của nó.

 

 

 

The book’s title alludes to an internal posting written by one of Facebook’s longest-tenured executives, Andrew Bosworth, which he called “The Ugly.”

 

Tiêu đề cuốn sách ám chỉ một bài đăng nội bộ do một trong những giám đốc lâu năm nhất của Facebook là Andrew Bosworth viết, với cái tên “Xấu Xí”.

 

 

 

In the 2016 memo, which he says he wrote to provoke debate, he explained that Facebook cares more about adding users than anything else.

 

Trong bản ghi nhớ nhằm khơi gợi cuộc tranh luận vào năm 2016, ông cho biết, Facebook chỉ quan tâm đến việc tăng lượng người dùng hơn bất kỳ điều gì khác.

 

 

 

“The ugly truth is that we believe in connecting people so deeply that anything that allows us to connect more people more often is de facto good,” he wrote.

 

“Sự thật tệ hại là chúng tôi thực sự tin vào mục đích kết nối con người. Đến mức bất chấp đúng sai, bất cứ việc gì giúp chúng tôi kết nối với nhiều người thường xuyên hơn đều được”, ông viết.

 

 

 

“That can be bad if they make it negative.

 

“Vấn đề này có thể xảy ra theo chiều hướng xấu nếu họ thực hiện theo hướng tiêu cực.

 

 

 

Maybe it costs a life by exposing someone to bullies.

 

Có thể phải trả giá bằng mạng sống khi ai đó tiếp xúc với những kẻ bắt nạt.

 

 

 

Maybe someone dies in a terrorist attack coordinated on our tools.

 

Ai đó có thể chết do cuộc tấn công khủng bố được phối hợp dựa trên các công cụ của chúng tôi.

 

 

 

And still we connect people.”

 

Và chúng tôi vẫn kết nối mọi người.”

 

 

 

Facebook tells employees in new-hire orientation that social media’s history is not yet written, and that its product’s effects are not neutral.

 

Facebook tuyên bố trước khối nhân viên theo định hướng mới rằng, lịch sử của mạng xã hội vẫn chưa được viết và hiệu ứng sản phẩm của họ mang lại không hề tầm thường.

 

 

 

Now, the effects are less of a mystery.

 

Nay, hiệu ứng đó không còn là bí ẩn nữa.



AN UGLY TRUTH
Inside Facebook’s Battle for Domination
By Sheera Frenkel and Cecilia Kang
333 pp. Harper/HarperCollins Publishers. $29.99.

Chia sẻ: