Phóng viên đã nói cho cả thế giới biết về bom nguyên tử

22 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Phóng viên đã nói cho cả thế giới biết về bom nguyên tử

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Reporter Who Told the World About the Bomb

 

Phóng viên đã nói cho cả thế giới biết về bom nguyên tử

 

 


 

Seventy-five years ago, on the bright clear morning of Aug. 6, 1945, the United States dropped an atomic bomb on Hiroshima, immediately killing 70,000 people, and so grievously crushing, burning and irradiating another 50,000 that they too soon died.

 

70 năm trước, vào buổi sáng rạng rỡ trong trẻo ngày 6/8/1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, giết chết tức thì 70.000 người, và nghiền nát, đốt cháy và phóng xạ trầm trọng 50.000 người khác khiến họ cũng sớm qua đời.

 

 

 

The numbers are necessarily approximate, but even from within the deadliest conflict in history, such devastation from a single, airdropped device raised the stakes of war from conquest into the realm of human annihilation.

 

Các con số tất chỉ là áng chừng, nhưng ngay cả trong cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử, sự tàn phá như vậy bằng một vũ khí duy nhất thả từ máy bay xuống đã nâng cuộc đua chiến tranh từ chinh phục lên lĩnh vực hủy diệt con người.

 

 

 

For a moment the Japanese had no idea what had hit them.

 

Trong khoảnh khắc, người Nhật không biết cái gì đã ập xuống đầu họ.

 

 

 

But President Harry S. Truman soon provided an explanation.

 

Nhưng Tổng thống Harry S. Truman đã sớm đưa ra lời giải thích.

 

 

 

Returning from the Potsdam Conference, and broadcasting mid-Atlantic from the U.S.S. Augusta, a battle-weary cruiser, he said:

 

Trở về từ Hội nghị Potsdam và phát thanh giữa Đại Tây Dương từ U.S.S. Augusta, một tàu tuần dương của Mỹ bị hư hỏng vì chinh chiến, ông nói:

 

 

 

“Sixteen hours ago an American airplane dropped one bomb on Hiroshima, an important Japanese army base.

 

“Mười sáu giờ trước, một máy bay Mỹ đã ném một quả bom xuống Hiroshima, một căn cứ quân sự quan trọng của Nhật Bản.

 

 

 

That bomb had more power than 20,000 tons of TNT.

 

Quả bom đó có sức công phá lớn hơn 20.000 tấn thuốc nổ TNT.

 

 

 

… It is an atomic bomb.

 

… Đó là một quả bom nguyên tử.

 

 

 

It is a harnessing of the basic power of the universe.

 

Đó là một sự khai thác sức mạnh căn bản của vũ trụ.

 

 

 

The force from which the sun draws its power has been loosed against those who brought war to the Far East.”

 

Năng lượng mà từ đó mặt trời thu được sức mạnh của mình đã được phóng thích để chống lại những kẻ đã đưa chiến tranh đến vùng Viễn Đông".

 

 

 

Three days after Hiroshima the United States dropped additional evidence on Nagasaki, and Japan surrendered.

 

Ba ngày sau sự kiện Hiroshima, Mỹ thả bằng chứng bổ sung xuống Nagasaki, và Nhật Bản đầu hàng.

 

 

 

Afterward, as part of a clampdown on information — an extension of routine wartime censorship — little mention of realities on the ground was allowed by American authorities beyond the obvious fact that with one bomb each, two cities had been smashed.

 

Sau đó, như một phần của chính sách hạn chế thông tin – phần mở rộng của kiểm duyệt thông thường thời chiến – chính quyền Mỹ chỉ cho phép đề cập lớt phớt đến những sự thực ngoài thực địa, ngoài cái sự thực mười mươi là bằng một quả bom thả ở mỗi nơi, hai thành phố đã bị tàn phá tan tành.

 

 

 

And so what?

 

Và thế thì đã sao?

 

 

 

In the United States the hatred for the Japanese far exceeded that of the hatred for the Germans; racism aside, the Japanese had dared to bomb Americans on American territory.

 

Tại Mỹ, lòng căm ghét người Nhật vượt xa lòng căm ghét người Đức; chưa kể đến sự phân biệt chủng tộc, người Nhật đã dám ném bom người Mỹ trên lãnh thổ của Mỹ.

 

 

 

Days after the bombings a Gallup poll found that 85 percent of Americans approved of the attacks, and another survey, made after the war, indicated that 23 percent wished that more such weapons had been dropped before the Japanese surrender.

 

Ít ngày sau vụ đánh bom, một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy 85% dân Mỹ tán thành các cuộc tấn công đó, và một cuộc khảo sát khác, được thực hiện sau chiến tranh, chỉ ra rằng 23% dân Mỹ ước gì có nhiều vũ khí như vậy đã được ném xuống trước khi Nhật Bản đầu hàng.

 

 

 

Among those harboring no love for the enemy was a reporter named John Hersey, who had covered the war in Europe and the Pacific, and had described the Japanese as “stunted physically” and as “a swarm of intelligent little animals.”

 

Trong số những người không ấp ủ tình thương đối với kẻ thù có một phóng viên tên là John Hersey, người đã đưa tin về cuộc chiến ở Châu Âu và Thái Bình Dương, và đã miêu tả người Nhật là “thể chất còi cọc” và là “một bầy động vật thông minh bé tí tẹo”.

 

 

 

Hersey was over 6 feet tall, lanky, handsome, a graduate of Hotchkiss and Yale, and a modest, retiring man.

 

Hersey cao hơn 1,8m, lêu đêu, đẹp trai, tốt nghiệp các trường Hotchkiss và Yale danh giá, và là một người khiêm nhường, đã nghỉ hưu.

 

 

 

He lived in New York, and was a rising star in the city’s publishing circles.

 

Ông hiện sống ở New York và từng là ngôi sao đang lên trong giới xuất bản của thành phố này.

 

 

 

When the war ended he was 31, had recently returned from a posting in Moscow and had just won a Pulitzer Prize for “A Bell for Adano,” a war novel set in Sicily.

 

Khi chiến tranh kết thúc ông 31 tuổi, vừa từ một vị trí được bổ nhiệm ở Moscow về nước và vừa mới giành được giải thưởng Pulitzer cho “A Bell for Adano” (“Một quả chuông cho Adano”), một cuốn tiểu thuyết chiến tranh có bối cảnh ở Sicily.

 

 

 

Preferring fiction over straight reporting, he spent much of his subsequent life writing novels.

 

Thích thể loại văn học hư cấu hơn tường thuật chân thực, ông đã dành phần lớn cuộc đời về sau của mình để viết tiểu thuyết.

 

 

 

But first there was this matter of the atomic bombs.

 

Nhưng trước tiên là vấn đề những quả bom nguyên tử này.

 

 

 

Hersey despaired when he heard Truman’s Hiroshima announcement on the radio:

 

Hersey tuyệt vọng khi nghe thông cáo của Truman về vụ Hiroshima trên đài phát thanh:

 

 

 

He understood the ominous implications for humanity.

 

Ông hiểu rõ những hàm ý báo điềm gở cho nhân loại.

 

 

 

At the same time, he felt relieved.

 

Đồng thời, ông cảm thấy như trút được gánh nặng.

 

 

 

The bombing, he guessed, would end the war; one such hit would prove to be plenty.

 

Vụ ném bom, ông đoán, sẽ chấm dứt chiến tranh; một đòn đánh như vậy sẽ chứng tỏ là thừa đủ.

 

 

 

He was outraged therefore when three days later the United States nuked Nagasaki; he called that second bombing a criminal action.

 

Thế nên ông rất bất bình khi ba ngày sau Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki; ông gọi vụ đánh bom thứ hai này là một hành động tội ác.

 

 

 

For weeks afterward little was known about the consequences in Hiroshima and Nagasaki beyond reports of impressive physical devastation.

 

Suốt những tuần sau đó, rất ít thông tin về hậu quả ở Hiroshima và Nagasaki ngoài những phóng sự về cảnh tàn phá vật chất ấn tượng.

 

 

 

When word of widespread radiation sickness began to circulate in occupied Japan and the first Western press reports slipped by the censors, the accounts were categorically denied.

 

Khi tin báo về bệnh phóng xạ lan rộng bắt đầu truyền đi ở nước Nhật đang bị chiếm đóng và những phóng sự đầu tiên của báo chí phương Tây lọt qua được kiểm duyệt, những tin bài đó đã bị phủ nhận thẳng thừng.

 

 

 

In late August 1945, The New York Times ran a United Press dispatch from Hiroshima, but only after deleting nearly all references to radiation poisoning; as published, the article asserted that victims were succumbing solely to the sort of injuries that one would expect from a conventional bombing.

 

Cuối tháng 8 năm 1945, tờ Thời báo New York đã cho chạy một bản tin của United Press từ Hiroshima, nhưng chỉ sau khi xóa hầu hết mọi chỗ đề cập đến nhiễm độc phóng xạ; như nội dung được xuất bản, bài báo khẳng định rằng các nạn nhân chỉ bị chết vì những loại thương tích mà người ta có thể cho là từ một vụ ném bom thông thường.

 

 

 

An accompanying editorial note stated, “United States scientists say the atomic bomb will not have any lingering aftereffects in the devastated area.”

 

Một ghi chú của tòa soạn kèm theo nêu rõ: "Các nhà khoa học Mỹ nói rằng bom nguyên tử sẽ không gây bất kỳ hậu quả kéo dài nào trong khu vực bị tàn phá".

 

 

 

Less than two months earlier, a group of United States scientists had worried that the world’s first nuclear explosion, the ultrasecret Trinity test in New Mexico, might ignite the atmosphere.

 

Chưa đầy hai tháng trước đó, một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã lo ngại rằng vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới, vụ thử tối mật có mã danh Trinity ở New Mexico, có thể đốt cháy bầu khí quyển.

 

 

 

That did not happen.

 

Điều đó đã không xảy ra.

 

 

 

Yet in a narrow sense, the scientists were right about lingering effects at the blast site:

 

Song theo một nghĩa hẹp, các nhà khoa học đã đúng về những ảnh hưởng kéo dài tại địa điểm vụ nổ:

 

 

 

Surprisingly soon after the bombings, the residual radiation in Hiroshima and Nagasaki dropped to levels that allowed the cities to begin to recover.

 

Điều đáng ngạc nhiên là chẳng bao lâu sau khi các vụ ném bom đó xảy ra, lượng phóng xạ còn sót lại ở Hiroshima và Nagasaki giảm xuống mức cho phép các thành phố ấy bắt đầu phục hồi.

 

 

 

But that was only half the radiation story.

 

Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện về phóng xạ.

 

 

 

The other half consisted of tens of thousands of people who had absorbed dangerous doses on the mornings of the bombings and were now sickening and in some cases dying.

 

Nửa còn lại bao gồm hàng chục ngàn người đã hấp thụ những liều phóng xạ nguy hiểm vào các buổi sáng xảy ra những vụ ném bom và hiện đang ốm bệnh và trong một số trường hợp là đang hấp hối.

 

 

 

The U.S. Army officer who had directed the atomic bomb program, Lt. Gen. Leslie Groves, dismissed reports of dangerous radiation as propaganda.

 

Trung tướng Leslie Groves, sĩ quan Quân đội Mỹ chỉ đạo chương trình bom nguyên tử, đã bác bỏ các báo cáo về phóng xạ nguy hiểm coi đó chỉ là tuyên truyền.

 

 

 

“I think our best answer to anyone who doubts this is that we did not start the war, and if they don’t like the way we ended it, to remember who started it.”

 

“Tôi nghĩ câu trả lời hay nhất của chúng ta cho những ai nghi ngờ điều này là chúng ta đã không khởi đầu cuộc chiến này và nếu họ không thích cái cách chúng ta kết thúc nó, hãy nhớ ai là kẻ đã khơi mào cuộc chiến”.

 

 

 

This was obviously a non sequitur.

 

Đây rõ là một lập luận phi lý.

 

 

 

By the fall of 1945 accounts of radiation sickness had become indisputable even by Groves.

 

Mùa thu năm 1945, những báo cáo về căn bệnh phóng xạ đã trở nên không thể bàn cãi được thậm chí là với cả Groves.

 

 

 

Called to testify before a Senate committee on atomic energy, he resorted to claiming that radiation poisoning “is a very pleasant way to die.”

 

Được gọi ra làm chứng trước một ủy ban của Thượng viện về năng lượng nguyên tử, ông ta đã viện đến lời tuyên bố rằng ngộ độc phóng xạ "là một cách chết rất dễ chịu".

 

 

 

Hatred blinds people.

 

Hận thù thường khiến người ta mù quáng.

 

 

 

Hatred makes people stupid.

 

Hận thù thường biến người ta thành ngu ngốc.

 

 

 

John Hersey was different.

 

Nhưng John Hersey thì không thế.

 

 

 

He was a New England sophisticate who had attended his exalted schools on scholarships, and now stood as evidence that if imbued with discipline and a deep education in the humanities, patricians can be molded as well as bred.

 

Ông là một người sành sỏi ở New England, từng theo học các trường danh giá bằng học bổng, và bây giờ ông là bằng chứng cho thấy nếu thấm nhuần kỷ luật và một học vấn sâu rộng về nhân văn, thì có thể được hun đúc hoặc dưỡng dục thành những con người cao quý.

 

 

 

He was physically brave.

 

Ông thực sự dũng cảm.

 

 

 

As a war correspondent he had willingly exposed himself to great danger.

 

Là một phóng viên chiến trường, ông sẵn sàng đặt mình vào tình thế cực kỳ nguy hiểm.

 

 

 

The Army formally commended him for having rescued a wounded G.I. on Guadalcanal.

 

Quân đội chính thức tuyên dương ông vì đã cứu một G.I.* bị thương trên đảo Guadalcanal.

 

 

 

Characteristically, he explained that helping the man to safety was the best way he knew to remove himself from the fight.

 

Theo tính cách đặc trưng của mình, ông giải thích rằng giúp người lính đó đến nơi an toàn là cách tốt nhất ông biết để đưa bản thân ông ra khỏi chiến trận.

 

 

 

No one believed it.

 

Không ai tin điều đó.

 

 

 

War correspondents move forward into fights.

 

Các phóng viên chiến trường thường dấn thân vào trận chiến.

 

 

 

Hersey moved forward a lot.

 

Hersey đã rất nhiều lần dấn thân.

 

 

 

But he was not a Hollywood tough guy.

 

Song ông không phải kiểu người hùng Hollywood.

 

 

 

He was quiet, self-effacing and empathetic.

 

Ông là người thầm lặng, khiêm nhường và đồng cảm.

 

 

 

Throughout his experience with battle, and despite the slurs he had written about the Japanese, he distinguished between the idea of a hated enemy — the Japanese as a swarm — and the reality of whatever individual was currently bringing him under fire.

 

Trong suốt thời gian ông trải nghiệm chiến trường, và bất chấp những lời giễu cợt mà ông đã viết về người Nhật, ông phân biệt giữa quan niệm về một kẻ thù đáng căm hận – người Nhật như một bầy đàn – và thực tế về bất kỳ cá nhân nào lúc bấy giờ đang đặt ông vào tầm súng.

 

 

 

“Was he from Hakone, perhaps Hokkaido?

 

“Phải chăng anh ta là người Hakone, hay có lẽ là người Hokkaido?

 

 

 

What food was in his knapsack?

 

Trong ba lô của anh ta có đồ ăn gì?

 

 

 

What private hopes had his conscription snatched from him?”

 

Nghĩa vụ tòng quân đã tước đi những hy vọng riêng tư nào của anh ta?"

 

 

 

After the United States dropped the atomic bombs, Hersey wrote that if civilization was to mean anything, people had to acknowledge the humanity of their enemies.

 

Sau khi Mỹ ném những quả bom nguyên tử đó, Hersey đã viết rằng nếu nền văn minh có bất kỳ ý nghĩa nào, thì con người cần phải thừa nhận tính nhân đạo của kẻ thù của họ.

 

 

 

As the months passed he realized that this was the element still lacking in descriptions of the devastation.

 

Khi nhiều tháng đã qua đi, ông nhận ra rằng đây là yếu tố vẫn còn thiếu trong những miêu tả về sự tàn phá.

 

 

 

It was a failing of journalism, and an opportunity for him.

 

Đó là một khiếm khuyết của nghề báo, và một cơ hội dành cho ông.

 

 

 

With the backing of The New Yorker — specifically of the magazine’s founder and editor, Harold Ross, and his colleague William Shawn — he flew in early 1946 to China, and from there found his way into Japan, where he managed to obtain permission to visit Hiroshima.

 

Với sự hậu thuẫn của tạp chí The New Yorker – cụ thể là của Harold Ross, nhà sáng lập kiêm biên tập của tạp chí đó, và đồng nghiệp William Shawn của ông – đầu năm 1946 ông đã bay đến Trung Quốc, và từ đó tìm đường đến Nhật Bản, nơi ông đã xoay xở xin được giấy phép đến thăm Hiroshima.

 

 

 

He was there for two weeks before returning to New York to escape the censors and beginning to write.

 

Ông đã ở đó hai tuần trước khi quay về New York để thoát khỏi sự kiểm duyệt và bắt đầu viết.

 

 

 

The result was an austere, 30,000-word reportorial masterpiece that described the experiences of six survivors of the atomic attack.

 

Kết quả là một kiệt tác phóng sự chân chất dài 30.000 từ miêu tả trải nghiệm của sáu người sống sót sau vụ tấn công bằng bom nguyên tử.

 

 

 

That August, The New Yorker devoted an entire issue to it.

 

Tháng 8 năm đó, tạp chí The New Yorker đã dành nguyên một số cho tác phẩm này.

 

 

 

It made a huge sensation.

 

Nó đã tạo ra một cảm giác cực kỳ chấn động.

 

 

 

Knopf then published the story in book form as “Hiroshima.”

 

Sau đó nhà xuất bản Knopf đã xuất bản câu chuyện thành cuốn sách "Hiroshima."

 

 

 

It was translated into many languages.

 

Nó đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.

 

 

 

Millions of copies were sold worldwide.

 

Hàng triệu bản đã được bán trên toàn thế giới.

 

 

 

Today it exists as something of an artifact, a stunning work that nonetheless has lost the power to engage largely because the stories it contains have permeated our consciousness of nuclear war.

 

Ngày nay nó tồn tại như một tạo tác, một tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc, tuy nhiên nó đã mất đi sức mạnh thu hút đông đảo độc giả bởi vì những câu chuyện trong đó đã ngấm sâu vào ý thức của ta về chiến tranh hạt nhân.

 

 

 

Few people read the original source anymore.

 

Rất it người tìm đọc nguồn tin gốc nữa.

 

 

 

That is unfortunate, but now — 74 years after the book’s publication, and 27 years after Hersey’s death — help has arrived in the form of a tightly focused new book, “Fallout,” that unpacks the full story of the making of “Hiroshima.”

 

Điều đó thật đáng tiếc, song lúc này đây – 74 năm sau khi cuốn sách đó được xuất bản, và 27 năm sau khi Hersey qua đời – sự trợ giúp đã đến dưới dạng một cuốn sách mới hội tụ chặt chẽ, là cuốn “Fallout” (“Bụi phóng xạ”), mở ra toàn bộ câu chuyện về quá trình sáng tác “Hiroshima”.

 

 

 

The author is Lesley M. M. Blume, a tireless researcher and beautiful writer, who moves through her narrative with seeming effortlessness — a trick that belies the skill and hard labor required to produce such prose.

 

Tác giả là Lesley M. M. Blume, một nhà nghiên cứu bền bỉ và một nhà văn tuyệt diệu, người đã đi suốt câu chuyện của mình với vẻ dễ dàng chẳng chút dụng công – một mánh lới gây ấn tượng sai lầm về kỹ năng và nỗ lực dày công bắt buộc phải có để tạo ra áng văn như vậy.

 

 

 

Her previous nonfiction book, “Everybody Behaves Badly,” was a purely literary work about the background of Hemingway’s first novel, “The Sun Also Rises”; though Blume’s attributes as a writer were fully apparent, the book suffered from requiring readers to care about Hemingway and his narcissistic excesses.

 

Cuốn sách phi hư cấu trước đây của cô, "Everybody Behaves Badly" (“Mọi người xử sự rất tệ”), là một tác phẩm thuần túy văn học về bối cảnh cuốn tiểu thuyết đầu tay của Hemingway, “The Sun Also Rises” ("Mặt trời vẫn mọc"); mặc dù những nét đặc trưng của Blume với tư cách là một nhà văn đã hoàn toàn rõ ràng, nhưng cuốn sách vẫn bị những độc giả đòi hỏi phải quan tâm đến Hemingway và sự tự ngưỡng mộ bản thân thái quá của ông.

 

 

 

Such burdens are absent from “Fallout.”

 

Những chủ đề như vậy không có trong “Fallout”.

 

 

 

The subject of nuclear war is too important not to fascinate, and though we have avoided it for 75 years, the possibility now looms closer than before.

 

Chủ đề chiến tranh hạt nhân quá quan trọng để không làm mê hoặc, và mặc dù chúng ta đã né tránh nó 75 năm trời, nhưng khả năng xảy ra giờ đây đã hiện ra gần hơn so với trước.

 

 

 

“Fallout” is a warning without being a polemic.

 

"Fallout" là một cảnh báo chứ không phải một cuộc luận chiến.

 

 

 

In the introduction Blume writes: “Recently, climate change has been dominating headlines and conversations as the existential threat to human survival; yet nuclear weapons continue to pose the other great existential threat — and that threat is accelerating.

 

Trong lời tựa, Blume viết:  “Gần đây, biến đổi khí hậu vẫn đang chi phối các tít báo và các cuộc tọa đàm như mối đe dọa hiện hữu đối với sự tồn tại của con người; tuy nhiên, vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục gây ra mối đe dọa hiện hữu khác cực kỳ to lớn – và mối đe dọa đó đang tăng nhanh.

 

 

 

Climate change promises to rework the world violently yet gradually.

 

Biến đổi khí hậu báo hiệu sẽ thay đổi thế giới một cách dữ dội nhưng dần dần.

 

 

 

Nuclear war could spell instantaneous global destruction, with little or no advance warning.”

 

Chiến tranh hạt nhân có thể báo hiệu sự hủy diệt toàn cầu tức thì, hầu như không có cảnh báo trước”.

 

 

 

Blume reminds us that Hersey’s work still best describes what that would look like on an intimate level; like his original reporting, “Fallout” is a book of serious intent that is nonetheless pleasant to read.

 

Blume nhắc chúng ta nhớ rằng tác phẩm của Hersey vẫn miêu tả hay nhất cuộc chiến tranh đó sẽ có vẻ như thế nào ở mức độ cận cảnh; giống như phóng sự nguyên bản của ông, “Fallout” là một cuốn sách với ý định nghiêm túc nhưng dù vậy đọc nó cũng rất thú vị.

 

 

 

There are knowable reasons for this, including Blume’s flawless paragraphs; her clear narrative structure; her compelling stories, subplots and insights; her descriptions of two great magazine editors establishing the standards of integrity that continue at The New Yorker and other high-end magazines today; the oddball characters like General Groves who keep popping up; and most of all, the attractive qualities of her protagonist, John Hersey.

 

Có những lý do dễ nhận thấy về điều này, bao gồm những đoạn văn không tì vết của Blume; cấu trúc mạch lạc trong cách kể chuyện của cô; những câu chuyện hấp dẫn, tình tiết phụ và những trực giác của cô; miêu tả của cô về hai biên tập viên tạp chí vĩ đại thiết lập nên các tiêu chuẩn về tính toàn bị mà ngày nay vẫn được duy trì ở The New Yorker và các tạp chí cao cấp khác; những nhân vật kỳ quặc như Tướng Groves liên tục nảy ra; và đặc biệt là những phẩm chất hấp dẫn của John Hersey, nhân vật chính của cô.

 

 

 

In a world sick with selfies, Hersey’s asceticism still stands out.

 

Trong một thế giới phát ốm vì những bức ảnh selfies, chủ nghĩa khổ hạnh của Hersey vẫn nổi bật.

 

 

 

“Fallout” does suffer from two flaws.

 

"Fallout" bị mắc hai lỗi.

 

 

 

The first is the claim that the United States mounted an important cover-up to hide the realities of radiation sickness from public knowledge.

 

Lỗi thứ nhất là tuyên bố rằng Mỹ đã dựng lên một vỏ bọc quan trọng che đậy sự thật về bệnh nhiễm phóng xạ để công chúng không hay biết.

 

 

 

Blume’s publisher chose to hype this claim in the subtitle — a mistake — and then, in a letter accompanying the advance proof, went so far as to describe the cover-up as the biggest of the century and a “cloak and dagger tale.”

 

Nhà xuất bản của Blume đã lựa chọn quảng cáo thổi phồng tuyên bố này trong phụ đề – là một sai lầm – và rồi sau đó, trong bức thư kèm theo bằng chứng trước, đã đi xa đến mức miêu tả vụ che đậy đó là lớn nhất thế kỷ và là một “câu chuyện về áo choàng và dao găm”**.

 

 

 

It must be embarrassing for Blume.

 

Nó hẳn phải khiến Blume lúng túng.

 

 

 

It’s obvious to anyone who has been around the U.S. Army that whatever ineffective obfuscation occurred during the months following the atomic bombings resulted from the same old stuff — a mixture of authentic ignorance, reflexive secrecy and incompetent military spin.

 

Sự thật hiển nhiên đối với bất kỳ ai đã từng ở trong Quân đội Mỹ là bất kỳ sự tung hỏa mù không hiệu quả nào xảy ra trong những tháng sau các vụ ném bom nguyên tử đó đều là kết quả của cùng một thứ cũ – không hiểu rõ chân sự thật, giữ bí mật theo phản xạ và sự thêu dệt kém cỏi của quân đội.

 

 

 

The book’s second flaw is the unnecessary claim that Hersey’s work altered the course of history, changed attitudes toward the arms race, and has helped the world avoid nuclear war ever since.

 

Lỗi thứ hai của cuốn sách này là lời khẳng định không cần thiết rằng công trình của Hersey đã thay đổi tiến trình lịch sử, thay đổi thái độ đối với cuộc chạy đua vũ trang và đã giúp thế giới tránh được chiến tranh hạt nhân từ đó đến nay.

 

 

 

This is just silly, though there are indications that Hersey himself may have believed some of it in his old age.

 

Điều này thật ngớ ngẩn, dẫu rằng có những dấu hiệu cho thấy bản thân Hersey có thể đã tin phần nào vào điều đó khi về già.

 

 

 

If so, given his contributions to humanity he may be excused.

 

Nếu thế thì, xét đến những đóng góp của ông cho nhân loại, ông có thể được biện hộ.

 

 

 

But what altered the course of history was the acquisition of nuclear weapons by countries other than the United States — particularly the Soviet Union in 1948 — and the certainty of retaliation should ever a nuclear weapon be used again.

 

Nhưng cái đã làm thay đổi tiến trình lịch sử là việc các quốc gia khác ngoài Mỹ – đặc biệt là Liên Xô có được vũ khí hạt nhân vào năm 1948 – và điều chắc chắn xảy ra hành động trả đũa khiến vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng trở lại.

 

 

 

Were it not for that threat it seems likely that the United States would have struck again against other foes — North Korea, Russia, China, North Vietnam, Cuba, somewhere in the Middle East?

 

Nếu không vì mối đe dọa đó, có nhiều khả năng Mỹ đã lại tấn công những kẻ thù khác – Bắc Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Cuba, nơi nào đó ở Trung Đông?

 

 

 

— despite the suffering described so powerfully in Hersey’s “Hiroshima.”

 

– bất chấp nỗi đau được miêu tả có tác động mạnh trong “Hiroshima” của Hersey.

 

 

 

But against the scale of the subject these are quibbles, and do not detract from the excellence of Blume’s work.

 

Song đối lập với phạm vi của chủ đề thì đây chỉ là những ý kiến phản đối thứ yếu và không làm giảm đi sự xuất sắc trong tác phẩm của Blume.

 

 

 

She ends the book with an exhortation that connects with our time:

 

Cô kết thúc cuốn sách với lời khích lệ gắn kết với thời đại của chúng ta:

 

 

 

“The greatest tragedy of the 21st century may be that we have learned so little from the greatest tragedies of the 20th century.

 

“Bi kịch lớn nhất của thế kỷ 21 có thể là chúng ta đã học được quá ít từ những bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20.

 

 

 

Apparently catastrophe lessons need to be experienced firsthand by each generation.

 

Dường như những bài học về thảm họa cần phải được từng thế hệ trải nghiệm trực tiếp.

 

 

 

So, here are some refreshers:

 

Vì vậy, đây là một số điểm nhắc nhở lại:

 

 

 

Nuclear conflict may mean the end of life on this planet.

 

Xung đột hạt nhân có thể có nghĩa là chấm dứt sự sống trên hành tinh này.

 

 

 

Mass dehumanization can lead to genocide.

 

Làm mất nhân tính của số đông có thể dẫn đến diệt chủng.

 

 

 

The death of an independent press can lead to tyranny and render a population helpless to protect itself against a government that disdains law and conscience.”

 

Cái chết của một hãng thông tấn độc lập có thể dẫn đến chế độ chuyên chế và khiến người dân bất lực trong việc tự bảo vệ mình trước một chính phủ coi thường luật pháp và lương tâm”.

 

 

 

She continues in a similar vein, finishing with the optimistic assertion that the opportunity to learn from history’s tragedies has not yet passed.

 

Cô tiếp tục theo mạch cảm hứng tương tự, để kết thúc với khẳng định lạc quan rằng cơ hội để học hỏi từ những bi kịch của lịch sử vẫn chưa vuột mất.

 

 

 

To which an appreciative reader can only think:

 

Điều mà một độc giả cảm kích chỉ có thể nghĩ:

 

 

 

We’ll see.

 

Chúng ta sẽ chờ xem.



* biệt danh của lính Mỹ

** Nguyên văn: “cloak and dagger tale”, ngụ ý những tình huống liên quan đến mưu đồ, bí mật, do thám hoặc thần bí trong những câu chuyện kiếm hiệp châu Âu.

FALLOUT
The Hiroshima Cover-Up and the Reporter Who Revealed It to the World
By Lesley M.M. Blume
Illustrated. 276 pp. Simon & Schuster. $27.

Chia sẻ: