Vì cha và con trai mình, Ai Weiwei quyết để lại vết tích

6 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Vì cha và con trai mình, Ai Weiwei quyết để lại vết tích

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

For His Father and His Son, Ai Weiwei Is Determined to Leave a Trace

 

Vì cha và con trai mình, Ai Weiwei quyết để lại vết tích

 

 


 

“You’re just a pawn in the game, you know,” a public security officer summarily informs Ai Weiwei, China’s most controversial — and to the Chinese Communist Party, its most dangerous — artist.

 

“Anh chỉ là con tốt trong ván cờ, biết chưa,” một sĩ quan công an nói vắn tắt cho Ai Weiwei, nghệ sĩ gây tranh cãi nhất Trung Quốc, và là nghệ sĩ nguy hiểm nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

 

 

It is 2011 and Ai, suspected of “inciting the subversion of state power,” has recently been held captive for 81 days; soon after his release, he is slapped with a tax bill equivalent to $2.4 million.

 

Đó là năm 2011 và Ai, bị tình nghi là "kích động lật đổ chính quyền", mới đây đã bị giam giữ 81 ngày; sau khi vừa được thả ra, ông bị tống đạt một hóa đơn thuế tương đương 2,4 triệu USD.

 

 

 

According to the officer, Ai’s high profile has made him an expedient tool for Westerners to attack China, but “pawns sooner or later all get sacrificed.”

 

Theo viên sĩ quan kia, thân danh nổi bật của Ai đã biến ông thành một công cụ thích hợp để người phương Tây tấn công Trung Quốc, song “những con tốt sớm muộn gì cũng bị thí hết”.

 

 

 

Of course, it’s obvious that Ai also regards the officer as a pawn, one who, in serving an oppressive regime, has sacrificed his freedom to speak for himself.

 

Dĩ nhiên, rõ ràng là Ai cũng coi viên sĩ quan đó như một con tốt, một kẻ phục vụ một chế độ áp bức, đã thí bỏ cả quyền tự do phát ngôn chính kiến của mình.

 

 

 

In his first memoir, “1000 Years of Joys and Sorrows,” Ai recounts this and other showdowns with the state — confrontations that, alongside his iconoclastic art, have both forged his status as an international icon and forced him to work in political exile.

 

Trong cuốn hồi ký đầu tiên của mình, “1000 Years of Joys and Sorrows” ("Ngàn năm hỉ lạc bi ai"), Ai đã thuật lại cuộc đương đầu này và những cuộc đương đầu khác với nhà nước – những cuộc đương đầu mà, cùng với nghệ thuật phá hủy biểu tượng của ông, đã cùng góp sức thiết lập vị thế của ông như một biểu tượng quốc tế và buộc ông phải làm việc trong cảnh lưu vong chính trị.

 

 

 

The book takes its title from verses that his father, the famed poet Ai Qing, wrote while visiting the ruins of an ancient city on the Silk Road: “Of a thousand years of joys and sorrows / Not a trace can be found.”

 

Cuốn sách lấy tựa đề từ những câu thơ mà nhà thơ nổi tiếng Ai Qing - cha của ông đã viết khi đi thăm tàn tích của một thành phố cổ trên Con đường Tơ lụa: “Of a thousand years of joys and sorrows / Not a trace can be found.” (“Ngàn năm hỉ lạc bi ai/ Tuyệt vô vết tích”).

 

 

 

During his months in detention, Ai became determined to leave a trace; regret about the unbridgeable gap between himself and his late father, and the fear that his young son might never know who his father really is, gave rise to the idea of a book.

 

Trong những ngày tháng bị giam cầm, Ai đã quyết để lại vết tích; nuối tiếc về cái khoảng cách không thể vượt qua được giữa ông và người cha quá cố, và nỗi sợ hãi rằng cậu con trai trẻ tuổi của ông có thể không bao giờ biết cha mình thực sự là người như thế nào, đã khiến ông nảy ra ý tưởng viết một cuốn sách.

 

 

 

Ai’s story begins with his childhood, years of which were spent living with his father in the remote hinterlands of China, where Ai Qing was exiled in 1967 to do reform labor during Mao’s murderous purge of intellectuals.

 

Câu chuyện của Ai mở đầu bằng thời thơ ấu của ông, những năm tháng sống với người cha ở những miền đất hẻo lánh xa xôi của Trung Quốc, nơi Ai Qing bị lưu đày năm 1967 để lao động cải tạo trong cuộc thanh trừng tàn sát trí thức của Mao [Trạch Đông].

 

 

 

While his father was cleaning latrines, scraping feces that had frozen “into icy pillars,” 10-year-old Ai built the stove, fetched water from the well and endured a life that resembled “an open-ended course in wilderness survival training, if we were lucky enough to survive.”

 

Trong khi người cha phải dọn nhà xí, đập vụn những tảng phân đã đóng băng “thành những cột băng”, Ai lúc đó lên 10 tuổi đã xây bếp lò, gánh nước từ giếng về và cam chịu một cuộc sống giống như “một khóa học không giới hạn đào tạo sinh tồn nơi hoang dã, nếu chúng tôi đủ may mắn để sống sót”.

 

 

 

During countless “denunciation meetings” of which Ai Qing was a primary target, the author bore intimate witness to his father’s ritualized humiliation.

 

Trong vô số những “cuộc họp đấu tố” mà Ai Qing là mục tiêu chính, tác giả đã tận mắt chứng kiến sự sỉ nhục cha mình được tiến hành như nghi lễ.

 

 

 

“The estrangement and hostility that we encountered from the people around us instilled in me a clear awareness of who I was,” Ai writes, “and it shaped my judgment about how social positions are defined” — and the necessity of enemies in the rhetoric of revolution.

 

“Sự ghẻ lạnh và thù địch mà chúng tôi gặp phải từ những người xung quanh đã khiến tôi thấm nhuần nhận thức rõ ràng rằng tôi là ai,” Ai viết, “và nó định hình quan điểm của tôi về cách xác định vị trí xã hội” – và sự cần phải có những kẻ thù trong khoa ngôn cách mạng.

 

 

 

Interspersed throughout this narrative are flashbacks to the senior Ai’s birth, his childhood as the eldest son of prosperous landowners who often abandoned him to the care of his nursemaid, a loving peasant woman named Big-Leaf Lotus.

 

Suốt câu chuyện này đan xen những đoạn hồi tưởng về sự ra đời của người cha Ai, thời thơ ấu của ông khi còn là con trai cả của những địa chủ giàu có, những người thường phó mặc ông cho vú nuôi chăm nom, bà là một phụ nữ nông dân đáng mến tên là Big-Leaf Lotus (Đại-diệp Liên).

 

 

 

The collapse of the Qing dynasty in 1911 mired the country in turmoil, but it also stirred in its youths new possibilities for the future.

 

Sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh năm 1911 đã đẩy đất nước này vào tình trạng hỗn loạn, nhưng nó cũng khơi gợi trong giới trẻ những triển vọng mới cho tương lai.

 

 

 

At 19 Ai Qing traveled to France, where exposure to Apollinaire and Breton reshaped his aesthetic sensibility and honed an appreciation for the relationship between art and politics.

 

Ở tuổi 19, Ai Qing đến Pháp, nơi mà sự tiếp xúc với Apollinaire và Breton đã định hình lại khả năng cảm thụ thẩm mỹ của ông và mài giũa thêm nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị.

 

 

 

Upon his return to China in 1932, he was arrested in Shanghai’s French Concession for “causing a public disturbance through Communist Party activities,” an offense for which he served almost three years in prison.

 

Năm 1932, khi vừa trở về Trung Quốc, ông bị bắt tại Tô giới Pháp ở Thượng Hải vì tội “gây rối nơi công cộng bởi những hoạt động của Đảng Cộng sản”, một tội danh mà ông đã phải ngồi tù gần ba năm trời.

 

 

 

It was from behind bars that Ai Qing composed his first masterpiece, “Dayanhe, My Wet Nurse,” a tender tribute to Big-Leaf Lotus and her countless Chinese countrywomen who toil and perish in obscurity.

 

Chính từ sau song sắt, Ai Qing đã sáng tác kiệt tác đầu tiên của mình, "Dayanhe, My Wet Nurse" (“Dayanhe, Nhũ mẫu của tôi”), một lời tri ân âu yếm dành cho Big-Leaf Lotus và vô số phụ nữ thôn quê Trung Quốc cùng cảnh ngộ với bà, những người đã làm việc quần quật và tàn lụi trong tăm tối.

 

 

 

An illuminating through-line emerges in the many parallels Ai traces between his life and his father’s. The charge of “damaging the republic” for which Ai Qing was incarcerated is not unlike the political crime of “inciting subversion” his son is jailed for 80 years later.

 

Một điểm xuyên suốt sáng tỏ nổi bật lên trong nhiều sự tương đồng mà Ai phát hiện ra giữa cuộc đời mình và cuộc đời cha mình. Tội danh “gây tổn hại cho nền cộng hòa” mà vì nó Ai Qing bị tống giam chẳng khác gì tội danh chính trị “kích động lật đổ” mà con trai ông bị bỏ tù 80 năm sau.

 

 

 

Similarly, a Western metropolis — New York — would become for Ai Weiwei what Paris was for his father: a kaleidoscopic swirl of influences that catalyzes new ways of seeing.

 

Tương tự như vậy, một đô thị phương Tây – New York – đối với Ai Weiwei sẽ giống như Paris đối với cha ông: một ống kính vạn hoa đầy ảnh hưởng làm chất xúc tác cho những cách nhìn mới.

 

 

 

If Ai Qing was tentatively searching for a new vernacular to democratize the subject and scope of poetry, Ai Weiwei found in the technology of communication a way to democratize his audience.

 

Nếu Ai Qing còn đang phân vân tìm kiếm một ngôn ngữ bản địa mới để dân chủ hóa chủ đề và phạm vi của thơ ca, thì Ai Weiwei đã tìm thấy trong công nghệ truyền thông một phương cách để dân chủ hóa khán giả của mình.

 

 

 

In 2005, Ai discovered the blogosphere, where he accrued a large following with his singular, irreverent voice:

 

Năm 2005, Ai đã phát hiện ra thế giới blog, nơi ông đã tích lũy được một lượng lớn người theo dõi bằng giọng điệu kỳ dị, bất cần của mình:

 

 

 

“I was like a jellyfish, and the internet had become my ocean.”

 

“Tôi giống như một con sứa, và internet đã trở thành đại dương của tôi”.

 

 

 

Like his blog entries, Ai’s art — whether it’s a 1995 photograph that captures him flipping the bird to Tiananmen Square, or an architectural installation made up of rebar mangled in the 2008 Sichuan earthquake, or the numerous documentaries that expose the negligence and corruption of Chinese authorities — is forged “in a state of flux,” always operating within and reacting to the constraints of an evolving reality.

 

Giống như các bài viết trên blog của ông, tác phẩm nghệ thuật của Ai – cho dù đó là bức ảnh năm 1995 chụp ông đang giơ ngón tay thối về phía quảng trường Thiên An Môn, hay một tác phẩm sắp đặt kiến trúc làm bằng thép thanh bị cong vẹo trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, hay nhiều bộ phim tài liệu phơi bày sự cẩu thả và tham nhũng của các nhà cầm quyền Trung Quốc – được định hình "trong trạng thái thay đổi liên tục", luôn hoạt động bên trong và phản ứng lại những câu thúc của một thực tế không ngừng phát triển.

 

 

 

Ai claims that unlike his father, “I lacked that ability to harness the power of words”; but this isn’t true.

 

Ai tuyên bố rằng không giống như cha mình, "Tôi thiếu khả năng khai thác sức mạnh của ngôn từ đó"; nhưng điều ấy không đúng.

 

 

 

He is most eloquent when he stops pontificating on art and surrenders, almost despite himself, to the act of remembering.

 

Ông hùng biện nhất là khi thôi làm ra vẻ biết tuốt về nghệ thuật và để cho hành động hồi tưởng chi phối, bất chấp chính bản thân mình.

 

 

 

Ai writes evocatively of the nights spent in his detention cell when “all I could do was use memories to fill the time, looking back at people and events, like gazing at a kite on a long string flying farther and farther, until it cannot be seen at all.”

 

Ai viết một cách đầy gợi nhớ về những đêm trong phòng giam của mình khi “tất thảy những gì tôi có thể làm là sử dụng ký ức để lấp đầy thời gian, nhìn lại những con người và sự kiện, giống như đăm đăm nhìn vào một cánh diều trên một sợi dây dài bay xa nữa và xa mãi, cho đến khi không thể nhìn thấy nó nữa.”

 

 

 

Most poignant are his midnight conversations with the young, rural-born men employed to guard his door, their cracking joints reminding Ai of “a crisp snapping sound like a turnip being broken into two pieces.”

 

Nhức nhối nhất là những cuộc trò chuyện lúc nửa đêm của ông với những người trẻ tuổi, sinh ra ở nông thôn được giao làm nhiệm vụ canh gác ở cửa xà lim của ông, các khớp kêu răng rắc của họ khiến Ai nhớ đến “tiếng kêu giòn tanh tách như củ cải bị bẻ làm đôi”.

 

 

 

The guards “gradually became fully, noisily human to me,” Ai writes.

 

Những người lính gác “dần dà trở thành những con người một cách đầy đủ, ồn ào đối với tôi,” Ai viết.

 

 

 

“They were like me, in a way, confined and constricted, their present ruptured from the past, and lacking anticipation of their future.”

 

“Họ cũng giống như tôi, về mặt nào đó, bị tù túng và gò bó, hiện tại của họ bị cắt đứt khỏi quá khứ, và chẳng đoán định được tương lai của họ.”

 

 

 

Recalling Ai Qing’s affection for Big-Leaf Lotus, this moment catches Ai freed from his self-appointed role as provocateur, and permits him the artist’s most mundane liberty: to observe the world dispassionately and recognize in himself and others that most human capacity to be simultaneously both prisoner and guard, player and pawn.

 

Khi nhắc đến tình cảm của Ai Qing dành cho Big-Leaf Lotus, khoảnh khắc ấy phóng thích Ai khỏi vai trò tự chỉ định là kẻ khiêu khích, và cho phép ông có được sự tự do thế tục nhất của một nghệ sĩ: quan sát thế giới một cách bình thản và nhận thấy ở bản thân và ở những người khác cái khả năng cao nhất của con người đồng thời vừa là tù nhân vừa là lính canh, vừa là người chơi vừa là con tốt.

 

 

 

In the final pages of the book, Ai writes that “advocacy of freedom is inseparable from an effort to attain it, for freedom is not a goal but a direction, and it comes into being through the very act of resistance.”

 

Trong những trang cuối cuốn sách, Ai viết “việc ủng hộ tự do không thể tách rời với nỗ lực để giành được nó, vì tự do không phải là một mục tiêu mà là một phương hướng, và nó được hình thành bởi chính hành động phản kháng”.

 

 

 

Remembering, too, is a form of resistance.

 

Hồi tưởng cũng là một hình thức phản kháng.

 

 

 

In documenting the past, he is also repudiating the country’s generations of imposed amnesia.

 

Khi ghi chép lại quá khứ, ông đồng thời phản đối những thế hệ bị bắt buộc phải quên của đất nước ông.

 

 

 

“After all the convulsions that China had experienced, genuine emotions and personal memory were reduced to tiny scraps and easily replaced by the discourse of struggle and continuous revolution,” Ai writes.

 

“Sau tất cả những cơn biến động mà Trung Quốc đã trải qua, những cảm xúc chân thật và trí nhớ cá nhân đã biến thành những mảnh vụn nhỏ nhoi và dễ dàng bị thay thế bởi diễn ngôn về đấu tranh và cách mạng không ngừng”, Ai viết vậy.

 

 

 

In “1000 Years of Joys and Sorrows,” Ai does not allow his own scraps to remain buried.

 

Trong cuốn “1000 Years of Joys and Sorrows”, Ai không cho phép những mảnh vụn của mình giữ nguyên tình trạng bị chôn vùi.

 

 

 

To unearth them is an act of unburdening, an open letter to progeny, a suturing of past and present.

 

Đưa chúng ra ánh sáng là một hành động cất đi gánh nặng, một bức thư ngỏ cho con cháu, một đường ráp nối quá khứ với hiện tại.

 

 

 

It is the refusal to be a pawn — and the most potent assertion of a self.

 

Đó là sự từ chối làm một con tốt – và là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về bản thân.



1000 YEARS OF JOYS AND SORROWS
A Memoir
By Ai Weiwei
Translated by Allan H. Barr
Illustrated. 380 pp. Crown. $32.

Chia sẻ: