Cuộc bút chiến về những tượng đài và cái cách mà chúng ta tưởng niệm quá khứ

7 12 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Cuộc bút chiến về những tượng đài và cái cách mà chúng ta tưởng niệm quá khứ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,


The Controversy Over Statues and How We Commemorate the Past

 

Cuộc bút chiến về những tượng đài và cái cách mà chúng ta tưởng niệm quá khứ

 

 


 

This book starts well and ends well, with bumpy patches in between.

 

Cuốn sách này mở đầu hay và kết thúc cũng hay, với những phân mảng gập ghềnh ở giữa.

 

 

 

“You may disagree with me on some things,” Alex von Tunzelmann writes on the final page of “Fallen Idols.”

 

“Bạn có thể không đồng ý với tôi về một số điều,” Alex von Tunzelmann viết ở trang cuối cùng của “Fallen Idols” (“Những thần tượng sụp đổ”).

 

 

 

As a reader, I did.

 

Là một độc giả, đúng là tôi không đồng ý.

 

 

 

“That’s fine,” she allows, and adds more hopefully:

 

“Cũng không sao,” chị chấp nhận và nói thêm một cách hy vọng hơn:

 

 

 

“You may have been intrigued by some historical stories you hadn’t previously known about.”

 

“Có thể bạn đã bị một số câu chuyện lịch sử mà trước đây bạn chưa biết cuốn hút bạn”.

 

 

 

Indeed, I was.

 

Tôi quả có bị hấp dẫn thật.

 

 

 

“That’s wonderful,” she concludes, in the breezy tone that characterizes the book overall.

 

“Điều ấy rất tuyệt,” chị kết luận bằng cái giọng hồ hởi đặc trưng cho cả cuốn sách.

 

 

 

“There’s a whole wide world of the past out there.”

 

"Ngoài kia có cả một thế giới rộng lớn của quá khứ."

 

 

 

Her goal is to link recent global movements for racial justice and historical reckoning with the longer-term question of how people understand, distort, correct and build on the “whole wide world of the past.”

 

Mục đích của chị là liên kết các phong trào toàn cầu vì công bằng chủng tộc gần đây và sự tính toán lịch sử với câu hỏi dài hạn hơn rằng người ta nhận thức, bóp méo, hiệu chỉnh và phát triển “cả cái thế giới rộng lớn của quá khứ” như thế nào.

 

 

 

Von Tunzelmann, a British historian, explores this larger theme through case studies of heroic “Great Man” statues that societies have erected — and eventually torn down.

 

Von Tunzelmann, một nhà sử học Anh quốc, khai thác đề tài rộng hơn này thông qua nghiên cứu các trường hợp điển hình về những tượng đài anh hùng “Con người vĩ đại” mà các xã hội đã dựng lên –  và rốt cuộc bị phá bỏ.

 

 

 

“Statues are intended, literally, to set the past in stone,” she writes on the book’s first page.

 

“Các tượng đài được dự định để đặt quá khứ vào trong đá theo đúng nghĩa đen,” chị viết ở trang đầu tiên của cuốn sách.

 

 

 

“As we’ll see, that doesn’t always work.”

 

“Như chúng ta sẽ thấy, việc ấy không phải lúc nào cũng thành công.”

 

 

 

The heart of the book is von Tunzelmann’s 12 chapter-long stories of figures famous enough to have become the subjects of commemorative statues, and then controversial enough to have some or all of these monuments removed.

 

Tâm điểm của cuốn sách này là những câu chuyện dài 12 chương của von Tunzelmann về các nhân vật nổi tiếng đủ mức để trở thành chủ đề của các tượng đài tưởng niệm, và rồi gây tranh cãi đủ mức để buộc phải phá dỡ bỏ một số hoặc tất cả các tượng đài đó.

 

 

 

The list includes a few names well known to American readers.

 

Danh sách này bao gồm một vài cái tên được độc giả Mỹ biết đến.

 

 

 

For instance, Robert E. Lee, who after leading the Confederate Army to defeat was honored during the late 19th and early 20th centuries with statues across the South and elsewhere.

 

Ví dụ như Robert E. Lee, ông này sau khi đưa Quân đội Liên minh miền Nam Hoa Kỳ đến chỗ bại trận đã được vinh danh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bằng những bức tượng khắp miền Nam và các nơi khác.

 

 

 

And George Washington, whose statue in Portland, Ore., was pulled down in June 2020, by protesters who believed that his slave-owning history made him “a symbol of the injustices they felt were rooted deep in the history of the United States itself.”

 

Và George Washington, bức tượng của ông ở Portland, Oregon, đã bị những người phản kháng phá đổ vào tháng 6 năm 2020, những người này tin rằng lịch sử sở hữu nô lệ của ông đã biến ông thành “biểu tượng của những bất công mà họ cảm thấy đã bắt rễ sâu vào lịch sử của chính nước Mỹ."

 

 

 

Some other subjects, once celebrated, now have much narrower fame.

 

 Một số người khác, từng được tôn vinh, giờ đây đã bớt nổi tiếng đi nhiều.

 

 

 

One is William, Duke of Cumberland, who became an English hero in the 1700s for killing thousands of people in his brutal suppression of a Jacobite rebellion in Scotland — and by 2005, for that same slaughter, was chosen by historians as the “worst Briton” of the 18th century.

 

Một người là William, Công tước xứ Cumberland, ông ta đã trở thành một anh hùng nước Anh vào những năm 1700 vì đã giết hàng nghìn người trong cuộc đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy của những người ủng hộ vua James ở Scotland – và vào năm 2005, cũng vì chính cuộc tàn sát đó, đã bị các nhà sử học chọn là “Người Anh tồi tệ nhất” của thế kỷ 18.

 

 

 

Or George V, who as king-emperor sovereign of the pre-independence Raj was honored in the 1930s with a large marble statue in New Delhi, which is “now falling to bits in scrubland in the north of the city, rarely visited except by stray dogs.”

 

Hay George V, người với vai trò quốc chủ vua-hoàng đế của Ấn Độ thời kỳ tiền độc lập Raj [Ấn Độ & Pakistan thuộc Anh] đã được vinh danh vào những năm 1930 bằng một pho tượng cẩm thạch lớn ở New Delhi, pho tượng mà "giờ đây đã rơi vỡ từng mảnh trong vùng đất đầy bụi rậm ở phía bắc thành phố đó, hiếm khi được viếng thăm ngoại trừ những con chó đi lạc."

 

 

 

In between are the likes of Stalin and Lenin — the latter commemorated not simply in statues but with the “living sculpture” of his own embalmed body in Red Square.

 

Giữa họ là những người như Stalin và Lenin – Lenin không chỉ được tưởng niệm bằng những bức tượng mà còn bằng "bức tượng sống" là cái xác ướp của chính ông ấy ở Quảng trường Đỏ.

 

 

 

Also King Leopold II of Belgium, who oversaw the killing of millions in the Congo (and was the subject of Adam Hochschild’s “King Leopold’s Ghost”).

 

Ngoài ra còn có Vua Leopold II của Bỉ, người đã giám sát cuộc tàn sát hàng triệu người ở Congo (và là chủ đề cuốn sách “King Leopold’s Ghost” – “Hồn ma Vua Leopold” của Adam Hochschild).

 

 

 

And the diamond magnate Cecil Rhodes, who temporarily gave his name to the colony and then nation of Rhodesia (now Zimbabwe) and was memorialized with prominent statues at two universities, in Cape Town and Oxford.

 

Và vua kim cương Cecil Rhodes, người nhất thời đã lấy tên mình đặt cho cái thuộc địa và sau đó là quốc gia Rhodesia (nay là Zimbabwe) và đã được tưởng niệm bằng những bức tượng nổi bật tại hai trường đại học ở Cape Town và Oxford.

 

 

 

His South African statue was taken down in 2015, after a sustained “Rhodes Must Fall” movement.

 

Bức tượng ở Nam Phi của ông này đã bị dỡ bỏ năm 2015, sau phong trào “Rhodes Must Fall” (“Rhodes phải bị hạ bệ”) kéo dài.

 

 

 

The one at Oriel College, Oxford, remains.

 

Bức tượng tại Đại học Oriel, Oxford, vẫn còn đó.

 

 

 

As von Tunzelmann suggests, many of these stories are fascinating.

 

Như von Tunzelmann gợi ra, nhiều câu chuyện trong số những câu chuyện này rất hấp dẫn.

 

 

 

Two examples:

 

Có hai ví dụ:

 

 

 

Rafael Trujillo, the mid-20th-century dictator of the Dominican Republic, who studded the country with enormous phallic monuments that were meant to be renderings of his own potency.

 

Rafael Trujillo, nhà độc tài giữa thế kỷ 20 của Cộng hòa Dominica, người đã dựng khắp đất nước này những tượng đài dương vật khổng lồ với ý định thể hiện sức mạnh sinh lý của chính mình.

 

 

 

And what von Tunzelmann calls “the most enchanting of all statue graveyards,” an underwater collection known as the “Alley of the Leaders,” in the Black Sea off Crimea.

 

Và cái mà von Tunzelmann gọi là “nơi mê hoặc nhất trong mọi nghĩa địa tượng”, một bộ sưu tập dưới nước được gọi là “Đường Các nhà Lãnh đạo,” ở Biển Đen ngoài khơi Crimea.

 

 

 

It started with a bust of Lenin and now contains “around 50 old Communist monuments down there, visited only by divers and sea creatures.”

 

Con đường này bắt đầu với bức tượng bán thân của Lenin và bây giờ có "khoảng 50 tượng đài Cộng sản cũ dưới đó, chỉ có những người đi lặn và sinh vật biển đến thăm."

 

 

 

An unnerving aspect of these stories, for me, is that the ones I liked best concerned people and places I knew least about, as with the Duke of Cumberland, or Edward Colston.

 

Một khía cạnh đáng nản của những câu chuyện này, đối với tôi, là những câu chuyện tôi thích nhất lại liên quan đến những con người và những nơi chốn mà tôi ít biết đến nhất, như câu chuyện về Công tước xứ Cumberland, hay Edward Colston.

 

 

 

(Colston was the Bristol merchant whose statue was pitched into the harbor last year because of his role in the 17th-century slave trade.)

 

(Colston là nhà buôn ở Bristol, tượng đài ông ta bị ném xuống bến cảng năm ngoái vì vai trò của ông ta trong việc buôn bán nô lệ ở thế kỷ 17.)

 

 

 

Conversely, the closer von Tunzelmann comes to familiar or contested ground, the more I noticed oversimplification and glibness.

 

Trái lại, khi von Tunzelmann càng đến gần điểm quen thuộc hoặc tranh luận, tôi càng nhận thấy sự quá đơn giản hóa và hời hợt.

 

 

 

For instance, her chapter on Saddam Hussein is built around the staged-for-television toppling of his statue in Firdos Square in Baghdad, a few days into the U.S. invasion in 2003.

 

Ví dụ, chương chị viết về Saddam Hussein được xây dựng xung quanh vụ kéo đổ bức tượng của ông ta ở Quảng trường Firdos ở Baghdad được dàn cảnh để quay TV, chỉ vài ngày sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003.

 

 

 

Von Tunzelmann contends that this registered in the United States as a decisive moment:

 

Von Tunzelmann đoan chắc rằng việc này được ghi nhận tại Mỹ như một thời khắc quyết định:

 

 

 

“The media decided that pulling down Saddam’s statue represented something else.

 

“Các phương tiện truyền thông quả quyết rằng việc kéo đổ bức tượng của Saddam xuống biểu trưng cho một điều gì đó khác.

 

 

 

For them, it would be the end of the war.”

 

Đối với họ, đó là sự kết thúc của chiến tranh”.

 

 

 

You can make that case about George W. Bush’s “Mission Accomplished” carrier-landing stunt a few weeks later.

 

Bạn cũng có thể nói thế về màn trình diễn hạ cánh trên tàu sân bay “Sứ mệnh đã hoàn thành”* của George W. Bush vài tuần sau đó.

 

 

 

For the statue, it’s a stretch.

 

Đối với bức tượng kia, đó là chặng cuối của một giai đoạn.

 

 

 

A deeper, recurring issue is her treatment of the long history of race relations in the United States.

 

Một vấn đề lặp đi lặp lại, sâu sắc hơn là cách chị luận bàn về lịch sử lâu đời của các mối quan hệ chủng tộc ở Mỹ.

 

 

 

It’s a main theme of her book, and not one on which she displays great nuance.

 

Đó là một chủ đề chính trong cuốn sách của chị, và không phải là chủ đề mà chị thể hiện được sắc thái tốt nhất.

 

 

 

One example among many:

 

Một trong nhiều ví dụ là:

 

 

 

“In the 1960s and ’70s, the founding fathers went out of fashion because most of them were slave owners: a poor fit with those decades’ ideas about liberation. They would be back.”

 

“Vào những năm 1960 và 1970, các tổ phụ lập quốc đã không còn hợp thời nữa vì hầu hết họ là chủ nô: chẳng mấy phù hợp với những ý tưởng giải phóng của những thập kỷ đó. Họ sẽ trở lại."

 

 

 

And here is a passage illustrating her British-debating-society rhetorical style:

 

Và đây là một đoạn văn minh họa cho phong cách tranh luận xã hội kiểu Anh rất khoa trương của chị:

 

 

 

“One of the greatest lies told about Cecil Rhodes … is that he was a Man of His Time.

 

“Một trong những lời nói dối khủng nhất về Cecil Rhodes… rằng ông ta là một Người của Thời đại.

 

 

 

… The implication is that the times themselves were racist and imperialist, and Rhodes could not have thought differently.

 

… Cái hàm ý ở đây là các thời đại ấy chính là thời đại phân biệt chủng tộc và đế quốc chủ nghĩa, và Rhodes chắc hẳn không thể nghĩ khác được.

 

 

 

Times, of course, do not have opinions, so this is nonsense.”

 

Thời đại, tất nhiên, chẳng có ý kiến gì, vì vậy điều này là vô nghĩa.”

 

 

 

There is another rhetorical point worth noting, which despite disagreements made me warm toward this work.

 

Lại có một điểm khoa trương nữa đáng lưu ý, mà, bất chấp những bất đồng ý kiến, nó vẫn khiến tôi cảm thấy không khoái ở tác phẩm này.

 

 

 

In addition to her books, von Tunzelmann is a screenwriter.

 

Ngoài viết sách, von Tunzelmann còn là một nhà biên kịch.

 

 

 

Writing meant to be heard — in speeches, broadcasts, film narration, dialogue — is different from what is meant to be read on a page.

 

Viết nhằm mục đích để được người ta nghe thấy – trong các bài phát biểu, chương trình phát sóng, thuật chuyện trong phim, đối thoại – khác với viết nhằm mục đích để được đọc trên trang giấy.

 

 

 

It is typically allusive rather than explicit.

 

Nó có đặc thù là bóng gió chứ không rõ ràng.

 

 

 

It suggests rather than belabors its points, and calls on imagination and the other senses to fill in the blanks.

 

Nó gợi ý thay vì nhấn mạnh vào những luận điểm của mình, và mời gọi trí tưởng tượng và các khả năng phán đoán khác suy luận tiếp.

 

 

 

I’ve done both kinds of writing, for eye and ear, and am more and more aware of the difference.

 

Tôi đã viết cả hai loại, để đọc và nghe, và càng ngày tôi càng nhận thức rõ ràng hơn về sự khác biệt đó.

 

 

 

When it comes to thorny issues, a sentence that can seem simplistic to the eye can be appropriately suggestive through the ear.

 

Khi đề cập đến những vấn đề gai góc, một câu dường như quá đơn giản đối với mắt đọc lại có thể gợi nhiều hàm ý một cách thích đáng với tai nghe.

 

 

 

Imagine the following passage by von Tunzelmann, which links Edward Colston, of Bristol, and George Floyd, of Minneapolis, if you heard it as a voice-over by, say, Peter Coyote in some future 12-part documentary series on fallen-idol statues:

 

Hãy tưởng tượng đoạn văn sau đây của von Tunzelmann, nó liên kết Edward Colston, ở Bristol và George Floyd, ở Minneapolis, nếu bạn nghe nó như một đoạn lồng tiếng do Peter Coyote thể hiện trong loạt phim tài liệu 12 tập nào đó trong tương lai về các tượng đài thần tượng đã sụp đổ:

 

 

 

“The stories of this 17th-century merchant in Bristol and the 21st-century security guard almost 4,000 miles away in Minneapolis were connected.

 

“Những câu chuyện về nhà buôn thế của kỷ 17 ở Bristol này và người bảo vệ của thế kỷ 21 ở Minneapolis cách đó gần 4.000 dặm có mối liên hệ với nhau.

 

 

 

Together, they tell a story of empire, slavery and how history is made.”

 

Họ cùng kể một câu chuyện về đế chế, chế độ nô lệ và cách lịch sử được tạo nên”.

 

 

 

Von Tunzelmann ends the book with a strong argument that “statuary itself is the problem,” because it is ”didactic, haughty and uninvolving.”

 

Von Tunzelmann kết thúc cuốn sách bằng một luận điểm mạnh mẽ rằng "chính tượng đài là vấn đề", bởi vì nó "mô phạm, ngạo nghễ và tẻ ngắt."

 

 

 

One exception she recommends is the informal, accessible “Allies” statue of Winston Churchill and Franklin Roosevelt, sitting together on a park bench in New Bond Street in London.

 

Một ngoại lệ mà chị đề xuất là tượng đài “Đồng minh” thân mật, dễ tiếp cận của Winston Churchill và Franklin Roosevelt, ngồi cùng nhau trên chiếc ghế công viên tại Phố New Bond ở London.

 

 

 

I hope her next trip will be to Rapid City, S.D., near Mount Rushmore, where downtown street corners feature life-size bronze statues of American presidents, in similar casual, conversational poses.

 

Tôi hy vọng chuyến tiếp theo chị sẽ tới Rapid City, S.D., gần Núi Rushmore, nơi các góc phố ở trung tâm thành phố có những bức tượng đồng các tổng thống Mỹ to cỡ người thật, trong những tư thế trò chuyện bình thường tương tự.

 

 

 

“There are far more effective ways” than statues to memorialize the things a society wants to celebrate, she argues:

 

“Có những cách hiệu quả hơn nhiều” so với những bức tượng để kỷ niệm những cái mà một xã hội muốn tôn vinh, tác giả lập luận:

 

 

 

“through festivals, museums, exhibitions, books” and the like.

 

“thông qua các lễ hội, bảo tàng, triển lãm, sách ”và những thứ tương tự.

 

 

 

“These forms of commemoration engage people, allow space for them to participate and bring history to life.”

 

“Những hình thức kỷ niệm này lôi kéo mọi người, tạo không gian cho họ tham gia và làm sống lại lịch sử.”

 

 

 

If a book’s purpose is to tell you stories and leave you with an idea, this idea of better styles of commemoration will stay with me.

 

Nếu mục đích của một cuốn sách là kể cho bạn nghe những câu chuyện và để lại cho bạn một ý tưởng, thì cái ý tưởng về những cách thức kỷ niệm tốt hơn này sẽ lưu lại với tôi.


FALLEN IDOLS
Twelve Statues That Made History
By Alex von Tunzelmann
Illustrated. 320 pp. Harper/HarperCollins Publishers. $26.99.

* "Mission Accomplished" là cái banner được chạy trên backdrop ở tàu sân bay, trong khi Bush phát biểu là “our mission continues” -> funny, 
Chia sẻ: