Vì sao Big Tech thành vấn đề?

24 11 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Vì sao Big Tech thành vấn đề?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

What’s Wrong With Big Tech?

 

Vì sao Big Tech thành vấn đề?

 

 


 

Three Stanford Professors Think They Know.

 

Có vẻ ba vị giáo sư Stanford đây biết câu trả lời.

 

 

 

Stop me if you’ve heard this one:

 

Nếu từng nghe về điều này, xin hãy cản tôi lại:

 

 

 

A philosopher, a computer engineer and a government guy walk into a bar — and give us a very detailed and overwhelming college lecture about what we need to do about tech, its power and the damaging unintended (and, often, quite intended) consequences of its inventions.

 

Một triết gia, một kỹ sư máy tính và một nhân viên chính phủ bước vào một quán bar — thuyết giảng cặn kẽgây choáng ngợp về những việc con người cần làm với công nghệ, sức mạnh công nghệ và những hệ quả gây thiệt hại trong và ngoài dự tính từ những phát minh công nghệ.

 

 

 

It’s a noble effort, but about halfway through this book by three Stanford professors, I felt as if maybe I were the one who needed a stiff drink, given the ceaseless onslaught of studies, factoids and examples of a far too broad swath of the problems that face our country and the world because of the growing hegemony of tech companies and their products.

 

Nỗ lực này của ba vị giáo sư Stanford thật đáng kính phục. Nhưng đến nửa chừng cuốn sách, tôi tự hỏi mình cần một ly rượu mạnh hay không, để trấn an bản thân trước sự tấn công thông tin dồn dập từ các nghiên cứu, giả định hay trích dẫn về một loạt các vấn đề quá sức rộng lớn mà đất nước chúng ta và thế giới đang phải đối mặt, do hậu quả của sự bá quyền ngày càng tăng của các công ty công nghệ và sản phẩm của họ.

 

 

 

Don’t get me wrong, it’s critical that we make more connections between tech and the rest of our world, especially as it invades everything from politics to entertainment to communications to travel to, yes, how we fall in love.

 

Đừng hiểu sai ý tôi, việc chúng ta cần kết nối công nghệ với thế giới nhiều hơn nữa là điều rất quan trọng, đặc biệt khi công nghệ đang xâm chiếm tất cả, từ chính trị đến giải trí, truyền thông, du lịch, vâng, đến cả cách chúng ta yêu đương.

 

 

 

And it’s important to recognize how we’ve become twisted and angry and hopelessly addicted, due in part to the flood of malevolent information that flows over devices and gadgets that we cannot now live without.

 

Và điều quan trọng là phải nhận ra chúng ta đã trở nên lệch lạc, thù hằn và nghiện ngập không lối thoát đến thế nào, một phần do luồng thông tin tiêu cực tràn lan trên các thiết bị và tiện ích mà chúng ta không thể sống thiếu.

 

 

 

That was the impetus of the authors — Rob Reich, Mehran Sahami and Jeremy M. Weinstein — when they joined together at Stanford to create a multidisciplinary undergraduate course called “Ethics, Public Policy and Technological Change.”

 

Đây chính là động lực của tác giả Rob Reich, Mehran Sahami và Jeremy M. Weinstein khi họ cùng đến Stanford, nhằm phát triển một khóa học đa ngành dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp có tên “Đạo đức, Chính sách công và Thay đổi Công nghệ”.

 

 

 

Its aim, as described by the school, is to “explore the ethical and social impact of technological innovation, marrying the humanities, social science and computer science” and from there “to bring about a fundamental shift in how students, whatever their choice of major and whatever their professional career pathway, think about their role as enablers and shapers of technological change in society.”

 

Mục tiêu của khóa học theo quy định của nhà trường nhằmnghiên cứu tác động đạo đức và xã hội của đổi mới công nghệ, kết hợp với khoa học xã hội và nhân văn, khoa học máy tính”, từ đó “mang lại sự thay đổi cơ bản cho sinh viên, về cách nhìn nhận của sinh viên trong vai trò là người hỗ trợ và định hướng sự thay đổi công nghệ trong xã hội, bất kể chuyên ngành hay lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đó.

 

 

 

Well, sign me up — except that in book form and not over a full semester, it becomes a laundry list of very weighty issues, each of which should be (and has been) the subject of its own book.

 

Chà, đăng ký cho tôi với — nhưng phải ở dạng sách và không xuyên suốt một học kỳ. Khóa học này biến thành một danh sách tổng hợp các vấn đề quan trọng, trong đó, từng vấn đề nên (và đã) tương đương một cuốn sách riêng.

 

 

 

These include, among other things: artificial intelligence, algorithms, facial recognition, self-driving cars, privacy, hate speech and the obvious corruption built into the venture system of capitalization.

 

Chúng bao gồm: trí tuệ nhân tạo, thuật toán, nhận dạng khuôn mặt, ôtô tự lái, quyền riêng tư, phát ngôn thù hận và tình trạng tham nhũng rõ ràng trong hệ thống đầu tư mạo hiểm, cùng nhiều vấn đề khác.

 

 

 

Even Soylent, the drink invented to minimize the need to prepare food, makes an appearance.

 

Thậm chí còn có Soylent, loại đồ uống được chế tạo để đơn giản hóa nhu cầu nấu nướng.

 

 

 

If that sounds like reading an action-packed syllabus, it is exactly like that, minus getting to hang on the lovely Palo Alto campus.

 

Nếu bạn thấy như đang đọc một giáo trình bị nhồi nhét, thì chính xác rồi đấy, trừ việc được dạo chơi ở khuôn viên Palo Alto đáng yêu.

 

 

 

Jamming all these topics into one book gives it a blink-and-you’ll-miss-it quality about the material, although for those not familiar, “System Error” certainly serves as a very well-written, if superficial, primer for all we need to know about the impact of the tech industry.

 

Quá nhiều đề tài bị dồn nén vào một cuốn sách khiến nội dung khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Với những người còn ít quan tâm, “System Error” (Lỗi hệ thống) chắc chắn vẫn được xem là một tài liệu hay, nếu chỉ đọc lướt qua, là cuốn sách vỡ lòng chứa thông tin cần biết về tác động của ngành công nghệ.

 

 

 

Then again, maybe the authors should be applauded for their impulse to write the book at all, to the extent that it challenges readers to think beyond a one-note computer education that’s driven by efficiency and optimization, without ethical rigor.

 

Mặt khác, có lẽ các tác giả nên được khen ngợiđã can đảm viết nên cuốn sách, thách thức tư duy người đọc vượt ra khỏi nền giáo dục máy tính đơn điệu, phát triển nhờ tính hiệu quả và tối ưu hóa, không khắt khe về đạo đức.

 

 

 

Big Tech celebrates ad nauseam the ability to grow fast and scale endlessly rather than asking whether and how we should make some product in the first place.

 

Thay vì hỏi liệu chúng ta có nên phát triển một số sản phẩm ngay từ đầu hay không và bằng cách nào, Big Tech lại liên tục ca ngợi tiềm năng phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô vô tận.

 

 

 

Understanding consequences and taking responsibility for their innovation is scarce in the industry, and that is exactly how the problem mutates to where we are.

 

Việc Big Tech hiểu được hậu quả và chịu trách nhiệm về những cải tiến của họ là điều hiếm thấy trong ngành, và đó chính xác là cách mà tình hình thay đổi đến mức như hiện nay.

 

 

 

The authors — who are the ones teaching these wunderkinds — do understand that there needs to be some self-reflection, finding a medium somewhere between tech boosterism and the techlash.

 

Các tác giả — những người thầy dạy dỗ thiên tài trẻ tuổi — hiểu rằng cần phải tự soi xét, tìm ra điểm trung hòa giữa sự thúc đẩy phát triển công nghệ và xu hướng ác cảm với công nghệ.

 

 

 

But in playing out the challenges, they provide only one short chapter about solutions, again like a checklist and far too light to let readers feel as if they can do much about the Silicon Valley freight train headed their way.

 

Tuy nhiên, các tác giả chỉ đưa ra duy nhất một chương ngắn về giải pháp giải quyết những thách thức, một lần nữa, trông chẳng khác nào danh sách tổng hợp các đầu mục, quá sơ sài để người đọc cảm thấy họ có thể làm được nhiều điều cho chuyến tàu chở hàng từ Thung lũng Silicon đang trên đường tới.

 

 

 

When complex tech phrases like “blitzscaling,” “privacy paradox,” “OKRs” and “success disaster” whiz by, it’s hard to imagine doing anything about it but firing up the iPhone and doomscrolling Twitter.

 

Chẳng tưởng tượng nổi phải làm gì với một loạt cụm từ công nghệ phức tạp như “blitzscaling”, “nghịch lý quyền riêng tư”, “OKRs” hay “thảm họa thành công”, ngoài việc mở iPhone và điên cuồng lướt Twitter.

 

 

 

In other words, I’ll take that Soylentini now.

 

Nói cách khác, tôi phải làm ngay một ly “Soylentini” mới được.


SYSTEM ERROR
Where Big Tech Went Wrong and How We Can Reboot
By Rob Reich, Mehran Sahami and Jeremy M. Weinstein
319 pp. Harper/HarperCollins Publishers. $27.99.

Chia sẻ: