Bàn tay chết chóc của chủ nghĩa đế quốc tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến chính trị thế giới như thế nào?

31 7 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Bàn tay chết chóc của chủ nghĩa đế quốc tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến chính trị thế giới như thế nào?


Kim Ngân dịch, Quỳnh Anh hiệu đính,


How the Dead Hand of Imperialism Continues to Influence World Politics

Bàn tay chết chóc của chủ nghĩa đế quốc tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến chính trị thế giới như thế nào

 

We are all in the throes of a hangover, Samir Puri writes, a “great imperial hangover.”

Tất cả chúng ta đều đang khổ sở trong tàn dư, tác giả Samir Puri viết, “tàn dư lớn của chủ nghĩa đế quốc.”

 

He explains in “The Shadows of Empire” that we are living in the “first empire-free millennium” in history and yet the legacy of these empires still powerfully shapes our times.

Trong cuốn “The Shadows of Empire” (“Những bóng đen của Đế quốc”), tác giả chỉ ra rằng chúng ta đang sống trong “thiên niên kỷ đầu tiên không có đế quốc” trong lịch sử nhưng di sản những đế chế để lại này vẫn có tác động mạnh mẽ trong việc định hình thời đại của chúng ta.

 

He is aware of the notion of informal empires but makes a strong case that there was something distinct and notable about formal empires, which existed from the days of the oldest human civilizations until 1991, when the Soviet Union collapsed.


Tác giả nhận thức được khái niệm về các đế quốc không chính thức nhưng khẳng định chắc chắn có điểm khác biệt và đáng chú ý về các đế quốc chính quy, tồn tại từ thời đại các nền văn minh cổ xưa nhất của loài người cho đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã.

 

This juxtaposition — imperial legacies in a postimperial world — is an intriguing idea that proves a clever prism through which to look at the world.


Việc đặt cạnh nhau này —  những di sản của đế quốc trong thế giới hậu đế quốc —  là ý tưởng hấp dẫn cho thấy một lăng kính thông minh để nhìn ra thế giới.


Russia’s annexation of Crimea, Britain’s exit from the European Union and the breakdowns in Iraq and Syria all have deep roots in an imperial past that still casts shadows on the present.


Việc Nga sáp nhập Crimea, nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu và sự đổ vỡ ở Iraq và Syria đều có nguồn gốc sâu xa từ một quá khứ đế quốc vẫn còn phủ bóng đến hiện tại.

 

Once you start to think along these lines, you see the shadows of empires everywhere.

Khi bắt đầu suy ngẫm theo mạch tư duy này, bạn sẽ thấy bóng dáng của các đế chế ở khắp mọi nơi.

 

The day I began the book, I had been reading about a topic that Puri does not discuss but is one more example of his thesis: the roiling debate about what to do with the hundreds of thousands of artifacts that were, over the centuries, taken from across the globe and now sit proudly in the great museums of the West.


Ngày bắt đầu đọc cuốn sách, tôi vừa đọc về một chủ đề tác giả Puri không bàn tới nhưng cũng là một minh họa nữa cho luận điểm của tác giả: những tranh cãi kịch liệt về việc phải làm gì với hàng trăm nghìn hiện vật, qua nhiều thế kỷ, bị lấy đi từ khắp nơi trên thế giới và giờ được đặt chễm chệ trong các viện bảo tàng lớn ở phương Tây.

 

In recent history, because of the reach of Western power, most countries have either acted as imperialists or found themselves subjugated, and in both cases their national identity was profoundly shaped by the experience.


Trong lịch sử gần đây, do tầm với của quyền lực phương Tây, hầu hết các quốc gia hoặc theo chủ nghĩa đế quốc hoặc bị khuất phục, và trong cả hai trường hợp, bản sắc dân tộc của họ đều định hình sâu sắc bởi những gì họ trải qua.

 

Even the United States has been deeply affected by imperialism, Puri says, arguing that American slavery was an idea imported from Europe’s empires and was “the ultimate manifestation of colonization, not of land but people.”


Theo tác giả Puri, ngay cả Mỹ cũng từng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa đế quốc, cho rằng chế độ nô lệ ở Mỹ là khái niệm du nhập từ các đế quốc châu Âu và là “biểu hiện cao nhất của thực dân hóa, không phải đối với đất đai mà là con người.”

 

In fact, the MSNBC anchor Chris Hayes has described the historical circumstance of African-Americans as “a colony within a nation.”

Trên thực tế, phát thanh viên Chris Hayes của đài MSNBC từng miêu tả hoàn cảnh lịch sử của người Mỹ gốc Phi là “một thuộc địa trong một quốc gia.”

 

Puri, an expert on armed conflict who has worked in the British Foreign Office, makes the case that Britain’s two pivotal decisions of the last several decades — joining the United States in the Iraq war and Brexit — were both crucially conditioned by the country’s imperial hangover.


Tác giả Puri, chuyên gia về xung đột vũ trang từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Anh, chứng minh rằng hai quyết định mang tính bước ngoặt của Vương quốc Anh trong vài thập kỷ qua — tham chiến cùng Mỹ trong chiến tranh Iraq và Brexit — đều bị tác động chủ yếu bởi tàn dư đế quốc của quốc gia này.

 

Once the world’s greatest imperial power, Britain clung to the idea that it had the military strength, the diplomatic skill and above all the ambition to shape far-flung parts of the globe.


Từng là đế quốc lớn nhất thế giới, Vương quốc Anh bám víu vào rư tưởng rằng nước này có sức mạnh quân sự, kỹ năng ngoại giao và trên hết là tham vọng định hình các khu vực xa xôi trên thế giới.

 

In addition, modern-day Iraq was a British creation, cobbled together in 1920 out of three provinces of the collapsing Ottoman Empire.

Ngoài ra, Iraq ngày nay là một tác phẩm của Vương quốc Anh, hợp thành vào năm 1920 từ ba tỉnh của Đế chế Ottoman đang sụp đổ.

 

London could once again decide Baghdad’s fate.

London lại lần nữa có thể quyết định số phận của thành Baghdad.

 

Brexit was animated by a view that Britain was not a country defined by its proximity to Europe.

Brexit thì được thúc đẩy bởi quan điểm cho rằng Vương quốc Anh không phải là một nước xét theo khoảng cách của nó với châu Âu.

 

In fact, what had often characterized British nationalism was its separation from the Continent.

Trên thực tế, điểm thường được coi là đặc trưng cho chủ nghĩa dân tộc của Vương quốc Anh là sự tách biệt khỏi lục địa châu Âu.

 

(In Shakespeare’s “Richard II,” John of Gaunt gives voice to a deep-rooted English nationalism when he describes the island nation as “this precious stone set in the silver sea / Which serves it in the office of a wall / Or as a moat defensive to a house, / Against the envy of less happier lands.”)


(Trong vở kịch “Richard II” của Shakespeare, John of Gaunt thể hiện chủ nghĩa dân tộc sâu sắc của người Anh khi ông miêu tả đảo quốc này là “viên đá quý nằm trong biển bạc / Có mục đích như một bức tường / Hoặc như một hào phòng thủ cho ngôi nhà, / Chống lại sự đố kỵ của những vùng đất kém hạnh phúc hơn.”)

 

The leading Brexiteers, including now-Prime Minister Boris Johnson, often spoke about a “global Britain,” continuing its historical mission around the world, forging closer ties in particular with its old colonies and dominions from Canada to India to Australia.


Những người đi đầu ủng hộ Brexit, bao gồm cả Thủ tướng Boris Johnson, thường nói về một “Vương quốc Anh toàn cầu”, tiếp tục sứ mệnh lịch sử của vương quốc này trên khắp thế giới, củng cố mối quan hệ chặt chẽ, đặc biệt là với các thuộc địa cũ và lãnh thổ tự trị của Vương quốc Anh từ Canada, qua Ấn Độ, cho đến Australia.

 

The Russian case is in some ways even easier to make.

Trường hợp của Nga đôi khi thậm chí còn dễ thấy hơn.


Puri points out that “the evolution of Russia was inextricably linked to its expansion, so much so that it is unclear whether Russia created an empire or the process of imperialism created Russia.”


Puri chỉ ra rằng “sự phát triển của nước Nga gắn bó chặt chẽ với sự bành trướng của nước này, đến mức không rõ liệu nước này đã tạo ra một đế chế hay quá trình đế quốc hóa đã tạo nên nước Nga.”

 

He dates the start of Russia’s European-facing empire to the kingdom of Kievan Rus, which began in the ninth century in Kyiv, the present-day capital of Ukraine.


Tác giả xác định thời điểm bắt đầu của thời đại đế chế Nga chống lại châu Âu là từ thời vương quốc Kievan Rus, bắt đầu từ thế kỷ 9 ở Kyiv, ngày nay là thủ đô của Ukraine.

 

From those modest beginnings grew an empire that at its height, after the Soviet Union’s victory in World War II, spanned 11 time zones and comprised almost 200 million people.


Từ những khởi đầu khiêm tốn đó đã hình thành một đế quốc mà ở thời kỳ đỉnh cao, sau chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến II, có diện tích trải dài 11 múi giờ và có gần 200 triệu dân.

 

When you consider this history, Vladimir Putin’s remark that the collapse of the Soviet Union was “a major geopolitical disaster of the century” makes sense, especially if you listen to what he said immediately after:


Khi ngẫm về đoạn lịch sử này, bạn sẽ thấy lời nhận xét của Tổng thống Vladimir Putin về việc Liên Xô tan rã là "thảm họa địa chính trị lớn của thế kỷ" là điều hợp lý, đặc biệt nếu bạn nghe được những lời ông ấy nói ngay sau đó:

 

“Tens of millions of our co-citizens and co-patriots found themselves outside Russian territory.


“Hàng chục triệu đồng bào và người yêu nước thấy mình ở bên ngoài lãnh thổ Nga.

 

Moreover the epidemic of disintegration infected Russia itself.”


Hơn nữa, đại dịch tan rã cũng lây nhiễm lên chính nước Nga.”

 

These deep imperial ties with Ukraine help explain why Putin’s brazen annexation of Crimea was broadly popular within Russia.

Những mối quan hệ đế quốc sâu sắc này với Ukraine giúp giải thích lý do vì sao việc sáp nhập Crimea ngang nhiên của Putin lại phổ biến rộng rãi ở Nga.

 

We enter the postimperial 21st century with an unusual geopolitical dynamic.

Chúng ta bước vào thế kỷ 21 hậu đế quốc với một động lực địa chính trị khác thường.

 

The two leading powers on the planet, the United States and China, both derive a great deal of their internal legitimacy and purpose from the notion that they are anti-imperial nations.


Hai cường quốc hàng đầu trên hành tinh, Mỹ và Trung Quốc, đều tự thấy mình chính danh và mục đích của họ đều xuất phát từ quan điểm cho rằng họ là những quốc gia chống đế quốc.

 

In America’s case, its identity is tied to its birth story of rebelling against the British Empire.

Trong trường hợp của Mỹ, bản sắc của họ gắn liền với câu chuyện lập quốc từ cuộc nổi dậy chống lại Đế quốc Anh.

 

In China’s case, every schoolchild is taught that the country’s modern history began with Western imperialism humiliating and crippling the Middle Kingdom for over a century.

Trong trường hợp của Trung Quốc, mọi học sinh đều được dạy rằng lịch sử hiện đại của đất nước bắt đầu từ việc chủ nghĩa đế quốc phương Tây làm nhục và tê liệt Vương quốc Trung Hoa trong hơn một thế kỷ.

 

And yet both countries have informal empires.

Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều có những đế chế không chính thức.

 

The American one is a vast network of economic alliances and military bases scattered around the world.

Mỹ là một mạng lưới liên minh kinh tế rộng lớn và các căn cứ quân sự nằm rải rác trên khắp thế giới.

 

China, for its part, is trying to develop something quite similar with its huge Belt and Road Initiative, which may swell to 10 times the size of the Marshall Plan.

Về phần mình, Trung Quốc đang cố gắng phát triển theo hướng tương tự, đó là Sáng kiến Vành đai và Con đường khổng lồ, có thể phình to gấp 10 lần Kế hoạch Marshall.


How will these two distinctive postimperial superpowers interact in the 21st century?

Hai siêu cường quốc hậu đế quốc đặc biệt này sẽ tương tác như thế nào trong thế kỷ 21?

 

What will be the consequences of the imperial shadows cast in this new, emerging bipolar era?

Hậu quả của những bóng đen đế quốc phủ lên trong kỷ nguyên lưỡng cực mới đang trỗi dậy này sẽ như thế nào?


Unfortunately, Puri does not have much to say about any of this.

Thật không may, tác giả Puri không nói nhiều về những điểm này.

 

Having provided a fresh perspective on all the issues I have raised above, he offers brief and intelligent speculation, but mostly proceeds to simply recount the imperial histories of major countries or parts of the world.


Sau khi cung cấp một cái nhìn mới mẻ về tất cả các vấn đề tôi đã nêu ở trên, tác giả đưa ra những suy đoán ngắn gọn và thông minh, nhưng chủ yếu chỉ đơn giản kể lại lịch sử đế quốc của các nước lớn hoặc các khu vực trên thế giới.

 

Much of this is well written, comprehensive and judicious, but it is still potted history.


Phần lớn được viết tốt, bao hàm và đúng đắn, nhưng đó vẫn chỉ là lịch sử rút gọn.

 

Having introduced a fascinating subject, Puri declines to fully engage and explore his own thesis.

Sau khi đưa ra đề tài hấp dẫn, tác giả Puri không hoàn toàn đi sâu và khám phá luận điểm của chính mình.

 

He seems to imply that this task is left to the reader, but that leaves too much to us, and lets the author of this stimulating book off the hook too easily.

Tác giả dường như ngụ ý rằng nhiệm vụ này dành cho độc giả, nhưng như thế là để lại quá nhiều việc cho chúng ta rồi.


THE SHADOWS OF EMPIRE
How Imperial History Shapes Our World
By Samir Puri
384 pp. Pegasus Books. $28.95.

Bài trước: Những phụ nữ phóng tàu vũ trụ
Chia sẻ: