SỰ GIÀU VÀ NGHÈO CỦA CÁC DÂN TỘC

31 5 / 2020
Đăng bởi: lovebird21c

SỰ GIÀU VÀ NGHÈO CỦA CÁC DÂN TỘC

shared from fb Vũ Trọng Đại,
-----
[Sách xuất bản 2020]

đặt mua sách: tại đây

Xin giới thiệu với các bạn tác phẩm kinh điển từng xuất bản nhưng đã tuyệt bản tại thị trường Việt Nam: "The Wealth and the Poverty of Nations", tạm dịch là "Sự giàu và nghèo của các dân tộc" của sử gia David Landes (1924-2013).

Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của

3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy?

Đây chính là câu hỏi mà David Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách này.

• Dùng kinh tế và lịch sử để tương hỗ và lý giải lẫn nhau, "Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia" là một công trình đặc sắc, tìm hiểu đến gốc rễ của vấn đề. Chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả khi hiểu rõ nguyên nhân. David Landes cũng dùng công trình này để thách thức những quan điểm cho rằng mỗi quốc gia đều chịu “lời nguyền của địa lý”. Ông cũng mở ra hy vọng cho các xã hội đang phát triển, nếu những phẩm chất tốt được khuyến khích và phát huy, văn hóa và nếp nghĩ được cải thiện, sự thịnh vượng sẽ đến.

• Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, việc đầu tiên là phải hiểu được gốc rễ của vấn đề, đây chính là cái đích mà Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia hướng đến. Landes cho rằng chìa khóa cho sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia.

Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.

Toàn bộ cuốn sách gồm 29 chương là một tổng thể nhất quán, hấp dẫn người đọc, đồng thời từng chương của cuốn sách có thể được nghiên cứu một cách độc lập, với những bài học và kinh nghiệm riêng.

Cuốn sách đáng để đọc hai lần: một lần để đọc lướt qua, một lần để khám phá các chi tiết hấp dẫn.
• MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương 1 – Sự bất bình đẳng của tự nhiên
Chương 2 - Lời đáp cho Địa lý: Châu Âu và Trung Quốc
Chương 3 - Chủ nghĩa biệt lệ ở châu Âu: Một con đường khác
Chương 4 – Sáng chế ra sáng chế
Chương 5 – Sự mở đầu vĩ đại
Chương 6 – Đông Tiến!
Chương 7 – Từ khám phá đến đế quốc
Chương 8 – Những hòn đảo ngọt ngào cay đắng
Chương 9 – Đế chế ở phương Đông
Chương 10 – Lòng tham lợi
Chương 11 – Golconda
Chương 12 – Người thắng và kẻ thua: Được mất của đế chế
Chương 13 – Bản chất của cách mạng công nghiệp
Chương 14 – Vì sao lại ở châu Âu? Vì sao là thời điểm đó?
Chương 15 – Nước Anh và các nước khác
Chương 16 – Đuổi theo nước Anh
Chương 17 – Cần có tiền để kiếm được tiền
Chương 18 – Tài sản kiến thức
Chương 19 – Các vùng cận biên
Chương 20 – Con đường Nam Mỹ
Chương 21 - Đế chế Trung Hoa (Thiên Triều): Ngưng trệ và thụt lùi
Chương 22 - Nhật Bản: Và người cuối cùng sẽ là người đầu tiên
Chương 23 - Minh Trị Duy Tân
Chương 24 – Lịch sử sai lầm
Chương 25 - Đế quốc và giai đoạn sau đế quốc
Chương 26 – Mất quyền lãnh đạo
Chương 27 – Người chiến thắng và…
Chương 28 – Kẻ thua cuộc
Chương 29 - Chúng ta tới đây bằng cách nào? Chúng ta sẽ tới đâu tiếp?

• TÁC GIẢ: David Landes (1924-2013)
- Một trong những sử gia xuất sắc người Mỹ thời hậu chiến, Landes theo học Trường City College, New York, và Đại học Harvard. Ông là giáo sư danh dự môn lịch sử và kinh tế học tại Đại học Harvard, và đã làm giáo sư lịch sử và kinh tế học tại một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu.

- Ông chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc trên phương diện kinh tế. Bằng cách kết hợp kinh tế học và lịch sử, ông đã giải đáp được rất nhiều nan đề của cả hai lĩnh vực.

- Các công trình của ông bao gồm: Bankers and Pashas nói về lòng tham của các nhà đầu tư châu Âu và sự tiếp xúc với nền tài chính quốc tế của các nhà cầm quyền Ai Cập trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX; The Unbound Prometheus nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp ở Tây Âu từ năm 1750; gần đây có Revolution in Time thể hiện góc nhìn sắc sảo của ông về những cách thức khác nhau mà các tập tục văn hóa, thói quen xã hội kết hợp với năng lực công nghệ để định hình sự phát triển kinh tế - xã hội.

đặt mua sách: tại đây

Bài trước:
Chia sẻ: