Đêm Matxcơva

25 7 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Đêm Matxcơva

Khi một nghệ sĩ dương cầm Texas chinh phục Matxcơva giữa cuộc Chiến tranh Lạnh

nguồn: New York Times,

Hương Nguyễn dịch, Minh Thu hiệu đính,

When a Texan Pianist Conquered Cold War Moscow

Khi một nghệ sĩ dương cầm Texas chinh phục Matxcơva giữa cuộc Chiến tranh Lạnh



 

It’s hard for a baby boomer like me to imagine growing up unaware of Van Cliburn, but Nigel Cliff, 46, did.

Khó có thể hình dung một đứa trẻ sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số sau Thế chiến II, như tôi chẳng hạn, lại lớn lên mà không biết về Van Cliburn, nhưng Nigel Cliff, 46 tuổi, lại là người như vậy đó.

 

A historian and biographer who was a film and theater critic for The Times of London, he writes that he became aware of the Cliburn story only when he read about the man’s death in 2013.


Là nhà sử học, người viết tiểu sử, từng là nhà phê bình phim và sân khấu cho tờ The Times of London, ông viết rằng ông chỉ biết đến câu chuyện của Cliburn khi đọc về sự ra đi của nghệ sĩ năm 2013.

 

I couldn’t write that paragraph without thinking about Cliburn’s recording of Tchaikovsky’s Piano Concerto No. 1 and the corner of my parents’ living room dominated by our Garrard record changer, the kind with a “pusher platform” for a whole stack of vinyl.


Tôi không thể viết đoạn đó mà không nghĩ đến bản thu âm 'Concerto No.1 của Tchaikovsky' của Cliburn và góc phòng khách của bố mẹ tôi tràn ngập âm thanh đó phát ra từ chiếc máy quay đĩa Garrard, loại có "bệ đẩy" cho cả một chồng đĩa than ấy.

 

That LP got heavy play in our house, and in a lot of other houses.

Loại đĩa hát LP đó được mở liên tục trong nhà chúng tôi, và nhiều nhà khác.

 

It was the first classical recording to sell more than a million copies.

Đây là bản thu âm cổ điển đầu tiên bán được hơn một triệu bản.

 

­Cliburn’s 1961 album “My Favorite Chopin” was on the Billboard classical best-seller list for months.

Album “My Favourite Chopin” năm 1961 của Cliburn đã nằm trong danh sách nhạc cổ điển bán chạy nhất của Billboard nhiều tháng liền.

 

But by the time Cliff was growing up, Cliburn played less and less, and the ­critics complained more and more.

 

Nhưng thời gian Cliff lớn lên, Cliburn ngày càng ít chơi nhạc và các nhà phê bình phàn nàn ngày càng nhiều.

They said his repertoire was limited, his ­technique was superficial and he was not ­maturing as an artist.

Họ cho rằng tiết mục của ông còn hạn chế, kỹ thuật còn hời hợt và chưa thuần thục với tư cách một nghệ sĩ.

 

In 1986, Donal Henahan wrote in this newspaper:

Năm 1986, Donal Henahan viết trên tờ báo:

 

“There must be many young music listeners to whom Van Cliburn is merely a name in ­American history, like John Philip Sousa.”

“Chắc hẳn nhiều bạn trẻ nghe nhạc mà đối với họ Van Cliburn chỉ đơn thuần là một cái tên trong lịch sử nước Mỹ, giống như John Philip Sousa.”

 

Nowadays, he’s not even much of a name.

Ngày nay, ông thậm chí không mấy tên tuổi.

 

The first time I did a search of “Van Cliburn,” Google shot back the primordial did-you-mean ­question: Van Claiborne?


Lần đầu tiên tôi gõ tìm kiếm “Van Cliburn”, Google hỏi lại "Ý bạn có phải là: Van Claiborne?"

 

So one of Cliff’s challenges is to present a basic biography of this “man-child who was old when young and young when old.”

Vì vậy, một trong những khó khăn của Cliff là cần viết nên một tiểu sử cơ bản của “đứa trẻ - đàn ông này, chững chạc khi còn trẻ và hồn nhiên khi già đi”.

 

Cliburn’s story — how he rocketed to fame by winning the first ­International Tchaikovsky Competition in Moscow at age 23 — has been told before, in 16 excellent pages toward the beginning of Joseph Horowitz’s “The Ivory Trade” (1990) and in Howard Reich’s “Van ­Cliburn” (1993).


Câu chuyện của Cliburn — cách ông ấy nổi tiếng khi giành chiến thắng trong cuộc thi Tchaikovsky quốc tế đầu tiên ở Matxcơva ở tuổi 23 — đã được kể trước đó, trong 16 trang sách mở đầu đầy xuất sắc của cuốn “The Ivory Trade” (năm 1990) của Joseph Horowitz và trong cuốn “Van của Howard Reich Cliburn ”(năm 1993).

 

But their emphasis was more on the music than on diplomacy and the Cold War.


Nhưng họ tập trung vào âm nhạc hơn là ngoại giao và Chiến tranh Lạnh.

 

By the time Cliburn arrived in Moscow in the spring of 1958, the United States had countered the Soviets’ Sputnik 1 and 2 with Explorer 1, but the psychological damage had been done.

 

Vào thời điểm Cliburn đến Matxcơva mùa xuân năm 1958, Mỹ cũng đã đáp trả Sputnik 1 và 2 của Liên Xô bằng Explorer 1, nhưng những tổn thương tâm lý vẫn còn đó.

There was a space race as well as an arms race.

Hai nước đang chạy đua vũ trang và cả chạy đua không gian.

 

As for the piano race, everyone assumed a Russian would win, probably 29-year-old Lev Vlassenko.


Đối với cuộc đua piano, mọi người đều cho rằng một người Nga sẽ chiến thắng, có lẽ là Lev Vlassenko, 29 tuổi.

 

But Cliburn captivated the crowds and caused a problem for the judges:

Nhưng Cliburn đã thu hút đám đông và khiến ban giám khảo phải tranh luận:

 

Could they award him the gold medal?

Họ có thể trao cho ông huy chương vàng không?

 

As Cliff writes, “in a system where all decisions went through the party, there was only one way to avoid blame:

Như Cliff viết, “trong một hệ thống mà tất cả các quyết định đều thông qua Đảng, chỉ có một cách để tránh bị đổ lỗi:

 

Refer it upward.”

Hãy trình vấn đề đó lên cho cấp trên."

 

One of the ­judges, the pianist Emil Gilels, went to the culture minister, who went to Khrushchev, who did not interfere.

Một trong những giám khảo, nghệ sĩ dương cầm Emil Gilels trình lên Bộ Văn hóa, ông Bộ trưởng lại trình lên Khrushchev. Khrushchev nói ông không can thiệp vào ý kiến của các nhà chuyên môn.

 

If the young American is the best, he said, go right ahead, give him the prize.

“Nếu cậu thanh niên Mỹ đó là người giỏi nhất”, ông nói, “hãy trao giải thưởng cho anh ta”.

 

Cliburn remains the only American pianist who has won the gold medal at the Tchaikovsky Competition.

Cliburn vẫn là nghệ sĩ piano người Mỹ duy nhất giành được huy chương vàng tại Cuộc thi quốc tế Tchaikovsky.

 

Cliff argues that “a powerful new weapon exploded across the Soviet Union” when Cliburn sat down at the piano — “love: one man’s love for music, which ignited an impassioned love affair between him and an entire nation.”


Cliff lập luận rằng “một vũ khí mới mạnh mẽ đã bùng nổ trên khắp Liên bang Xô Viết” khi Cliburn ngồi xuống bên cây đàn piano — “tình yêu: tình yêu của một người dành cho âm nhạc, thứ đã khơi dậy tình cảm nồng cháy giữa anh ta và cả một quốc gia”.

 

It was anything but illicit.

Điều đó hoàn toàn hợp pháp.

 

Max Frankel, who as a New York Times correspondent was a witness to Cliburn’s triumph, wrote later that “the Soviet public celebrated Cliburn not only for his artistry but for his nationality; affection for him was a safe expression of affection for America.”


Max Frankel, phóng viên tờ New York Times, chứng kiến chiến thắng của Cliburn, sau này viết “công chúng Liên Xô đã tôn vinh Cliburn không chỉ vì tình yêu nghệ thuật mà còn vì quốc tịch của ông; tình cảm dành cho ông là một biểu hiện an toàn của tình cảm dành cho nước Mỹ."

 

Like so many subtitles, Cliff’s (“The Van Cliburn Story — How One Man and His Piano Transformed the Cold War”) oversimplifies a more nuanced account.

Giống như nhiều tiêu đề bài báo khác, (“Câu chuyện của Van Cliburn — Cách một người đàn ông và cây đàn piano của ông biến đổi chiến tranh lạnh”) tiêu đề bài báo của Cliff đơn giản hóa một câu chuyện nhiều sắc thái hơn thế.

 

Cliff did not turn up evidence that Cliburn ever passed secret diplomatic ­dispatches back and forth; as he writes, Cliburn may have been “courted by presidents and Politburo members,” but he was also “watched by the F.B.I. and K.G.B.”


Cliff không đưa ra bằng chứng cho thấy Cliburn đã từng trao đổi các công văn ngoại giao bí mật; như ông viết, Cliburn có thể đã được "các tổng thống và các thành viên Bộ Chính trị" lợi dụng, nhưng ông cũng bị “FBI và KGB theo dõi."

 

Mostly Cliburn served as a relief valve, easing the pressures his audiences felt.

Cliburn đóng vai trò chủ yếu như một chiếc van xả, giảm bớt áp lực cho các khán giả của ông lúc bấy giờ.

 

He did so again in 1987, when Mikhail Gorbachev went to Washington for arms-control talks with President Ronald Reagan.

Ông một lần nữa làm được như vậy năm 1987, khi Mikhail Gorbachev tới Washington để đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí với Tổng thống Ronald Reagan.

 

After a particularly difficult day, Cliburn played at the White House.

 

Sau một ngày rất khó khăn, Cliburn chơi nhạc ở Nhà Trắng.

When he struck up the Russian melody “Moscow Nights” as an encore — Raisa ­Gorbachev wanted to hear the Tchaikovsky concerto, but there was no orchestra — Cliff writes that the evening “turned into a full-throated singalong.”

Ông đã chơi một bản nhạc đậm giai điệu Nga "Chiều ngoại ô Matxcơva " như một bản chơi thay thế trong lúc đáng ra Raisa Gorbachev muốn nghe bản concerto của Tchaikovsky, nhưng không có dàn nhạc — Cliff viết rằng buổi tối đó "trở thành một buổi mà tất cả mọi người đã nhiệt tình hát cùng nhau."

 

Everyone went to bed in a much better mood.

Mọi người đi ngủ với tâm trạng tốt hơn rất nhiều.


MOSCOW NIGHTS
The Van Cliburn Story — How One Man and His Piano Transformed the Cold War
By Nigel Cliff
Illustrated. 452 pp. Harper/HarperCollins Publishers. $28.99.

Bài trước: 'A Curious History of Sex' kể về chất kích dục, xe đạp, bánh quy và hơn thế nữa
Chia sẻ: